Học viện Ngân hàng Hà Nội (nguyên là Trường Cao cấp nghiệp vụ Ngân hàng, được thành lập ngày 13/09/1961,Học viện Ngân hàng có nhiệm vụ đào tạo cán bộ ở bậc giáo dục chuyên nghiệp, bậc đại học và trên đại học về lĩnh vực tiền tệ – tín dụng – ngân hàng và một số ngành, chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Tổ chức các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ và công nghệ ngân hàng; Tổ chức NCKH và công nghệ về ngân hàng; Thực hiện hợp tác về đào tạo và NCKH ngân hàng với các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định chung của Nhà nướcHọc viện có trụ sở chính tại Hà Nội, Viện NCKH Ngân hàng, các phân viện Bắc Ninh, Phú Yên và Cơ sở đào tạo Hà Tây.. cơ sở ở hà nội:12, Chùa Bộc, Q. Đống Đa, Hà Nội
(84-4) 38 521 305
hvnh.edu.vn
Học viện Ngân Hàng – 12, Chùa Bộc, Q. Đống Đa, Hà Nội<
Điểm chuẩn Học viện Ngân hàng năm 2015:
Điểm chuẩn năm 2016 sẽ được cập nhật ngay khi công bố. Các bạn vui lòng đăng ký để nhận thông tin trong thời gian sớm nhất!
THÔNG TIN TUYỂN SINH
ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY NĂM 2016
Ký hiệu trường: NHH (Hà Nội); NHP (Phú Yên); NHB (Bắc Ninh)
Số 12 Chùa Bộc – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 043.8526417 ; Webside: www.hvnh.edu.vn
– A00: Toán, Vật lý, Hóa học; – A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
– D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh; – D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH
Tại Trụ sở Học viện Ngân hàng
– Vùng tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước
– Phương thức tuyển sinh: Học viện dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2016 do các trường đại học chủ trì để xét tuyển.
– Trường xét tuyển theo từng ngành và phải đảm bảo ngưỡng chất lượng đầu vào do Bộ quy định (Hệ liên thông điểm trúng tuyển không thấp hơn điểm trúng tuyển hệ chính quy 02 điểm).
– Thí sinh đăng ký xét tuyển ngành Ngôn ngữ Anh (môn Anh văn nhân hệ số 1).
– Tiêu chí phụ tính như sau:
+ Ngành D340201, D340301, D340101, D340405 môn chính Toán học.
+ Ngành D340120, D220201 môn chính Tiếng Anh.
Tại Học viện Ngân hàng Phân viện Phú Yên
– Vùng tuyển sinh: Học viện Ngân hàng Phân viện Phú Yên tuyển sinh đối tượng có hộ khẩu thuộc các tỉnh phía Nam.
– Học viện dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2016 do các trường đại học chủ trì để xét tuyển.
Tại Học viện Ngân hàng Phân viện Bắc Ninh
– Vùng tuyển sinh: Các tỉnh khu vực Tây Bắc và Đông Bắc Bộ.
– Học viện dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2016 do các trường đại học chủ trì để xét tuyển.
CHỈ TIÊU XÉT TUYỂN THẲNG HỆ ĐẠI HỌC
– Học viện Ngân hàng dành 10% chỉ tiêu xét tuyển thẳng đại học căn cứ kết quả học tập PTTH (xét học bạ).
– Thí sinh là học sinh các trường phổ thông trung học chuyên quốc gia (trực thuộc đại học) một trong các môn: Toán học, Tin học, Vật lý, Hoá học có kết quả điểm các môn học thuộc nhóm tổ hợp các môn xét tuyển (của Học viện Ngân hàng) trong 3 năm phổ thông trung học đạt từ 7,0 điểm trở lên được xét tuyển vào các ngành D340201, D340301, D340101, D340405. Học sinh chuyên Anh có kết quả điểm các môn học thuộc nhóm tổ hợp các môn xét tuyển (của Học viện Ngân hàng) trong 3 năm phổ thông trung học đạt từ 7,0 điểm trở lên được xét tuyển vào các ngành D340210 và D220201;
– Thí sinh là học sinh các trường phổ thông trung học chuyên các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương một trong các môn: Toán học, Tin học, Vật lý, Hoá học có kết quả điểm các môn học thuộc nhóm tổ hợp các môn xét tuyển (của Học viện Ngân hàng) trong 3 năm phổ thông trung học đạt từ 7,5 điểm trở lên được xét tuyển vào các ngành D340201, D340301, D340101, D340405. Học sinh chuyên Anh có kết quả điểm các môn học thuộc nhóm tổ hợp các môn xét tuyển (của Học viện Ngân hàng) trong 3 năm phổ thông trung học đạt từ 7,5 điểm trở lên được xét tuyển vào các ngành D340210 và D220201;
– Học viện Ngân hàng dành 10% chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của hệ cao đẳng để xét tuyển thẳng cho các thí sinh quốc tịch Việt Nam đã tốt nghiệp phổ thông trung học có điểm trung bình chung từng năm của ba năm phổ thông trung học đạt từ 5,5 điểm trở lên.
Lưu ý các em muốn chắc chắn hơn cơ hội trúng tuyển vào Học viện Ngân hàng, nên lựa chọn ngay nguyện vọng 1. Bên cạnh cơ hội trúng tuyển vào các ngành học của Học viện Ngân hàng, các em có thể lựa chọn thêm các cơ hội khác tại các chương trình quốc tế…
CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO CỦA HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
– Thế mạnh của trường chính là sự tiếp cận rộng rãi, sự hài lòng của sinh viên, các công trình nghiên cứu, liên kết quốc tế, liên kết chặt chẽ với các đối tác trong ngành kinh tế, tài chính- ngân hàng, mở rộng các chương trình thực tập và làm việc, lấy kinh nghiệm để giúp sinh viên có được lợi thế cạnh tranh trong thị trường lao động.
– Các ngành học của Nhà trường mang tính ứng dụng cao. Sinh viên sau khi ra trường có thể được tuyển dụng ngay vào các vị trí phù hợp, ngay cả môi trường quốc tế. Các chuyên ngành thuộc các ngành đào tạo của Nhà trường rất đa dạng mà các em đều có cơ hội tiếp cận nếu muốn, như Khoa Ngân hàng có các chuyên ngành Quản lý tín dụng, Quản lý ngân quỹ, Quản lý tài chính, Tài trợ thương mại; Khoa Tài chính: Kinh doanh chứng khoán, Quản lý tài chính, Quản lý quỹ đầu tư, M&A;, Thuế, Tài chính công; Khoa Quản trị kinh doanh: Khởi sự và tạo lập doanh nghiệp, Quản trị Marketing, Quản trị Nhân sự; Khoa Kinh doanh quốc tế; Khoa Kế toán- Kiểm toán: Kiểm toán Doanh nghiệp, Kế toán doanh nghiệp; Khoa Hệ thống Thông tin Quản lý: Quản lý hệ thống thông tin trong lĩnh vực ngân hàng; Khoa Ngoại ngữ: Tiếng Anh tài chính ngân hàng.
– Sinh viên Học viện Ngân hàng có thể thích ứng nhiều vị trí việc làm không chỉ trong các tổ chức tài chính- ngân hàng mà còn tại tất cả doanh nghiệp kinh doanh đa nghề, các tổ chức quốc tế hay cơ quan quản lý Nhà nước. Kể cả các Khoa mới thành lập của Học viện Ngân hàng, sinh viên Học viện Ngân hàng ngay sau khi ra trường đã có các vị trí công việc tốt (xem thêm cơ hội việc làm tại website các Khoa trực thuộc HVNH, ví dụ: http://mis.hvnh.edu.vn/).
– Bên cạnh đó, Nhà trường luôn có các hoạt động hướng nghiệp, hỗ trợ sinh viên tìm kiếm cơ hội thực tập và việc làm nhờ vào lợi thế, uy tín, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Theo Khảo sát thường niên của Phòng Thanh tra, Khảo thí & ĐBCLGD, sinh viên sau khi tốt nghiệp Học viện Ngân hàng đều đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng với tỷ lệ có việc làm trong năm đầu tiên sau khi ra trường là gần 90%. Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đã thành công và có những vị trí quản lý cao trong các ngân hàng, doanh nghiệp, công ty kiểm toán…ở trong nước, liên doanh, nước ngoài, cũng như các cơ quan Bộ, ngành, Chính phủ, cơ quan nghiên cứu.
– Hơn nữa, sau khi tốt nghiệp tại Học viện Ngân hàng, sinh viên đều đã được tích lũy các kiến thức cơ bản cũng như các kỹ năng cần thiết như tiếng anh, vi tính và các kỹ năng mềm khác, giúp các em tự tin khi ứng cử các vị trí việc làm.
Điện thoại thông tin tuyển sinh: 043 852 6417 – Hotline: 096 684 9619
CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO CỦA HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
– Thế mạnh của trường chính là sự tiếp cận rộng rãi, sự hài lòng của sinh viên, các công trình nghiên cứu, liên kết quốc tế, liên kết chặt chẽ với các đối tác trong ngành kinh tế, tài chính- ngân hàng, mở rộng các chương trình thực tập và làm việc, lấy kinh nghiệm để giúp sinh viên có được lợi thế cạnh tranh trong thị trường lao động.
– Các ngành học của Nhà trường mang tính ứng dụng cao. Sinh viên sau khi ra trường có thể được tuyển dụng ngay vào các vị trí phù hợp, ngay cả môi trường quốc tế. Các chuyên ngành thuộc các ngành đào tạo của Nhà trường rất đa dạng mà các em đều có cơ hội tiếp cận nếu muốn, như Khoa Ngân hàng có các chuyên ngành Quản lý tín dụng, Quản lý ngân quỹ, Quản lý tài chính, Tài trợ thương mại; Khoa Tài chính: Kinh doanh chứng khoán, Quản lý tài chính, Quản lý quỹ đầu tư, M&A;, Thuế, Tài chính công; Khoa Quản trị kinh doanh: Khởi sự và tạo lập doanh nghiệp, Quản trị Marketing, Quản trị Nhân sự; Khoa Kinh doanh quốc tế; Khoa Kế toán- Kiểm toán: Kiểm toán Doanh nghiệp, Kế toán doanh nghiệp; Khoa Hệ thống Thông tin Quản lý: Quản lý hệ thống thông tin trong lĩnh vực ngân hàng; Khoa Ngoại ngữ: Tiếng Anh tài chính ngân hàng.
– Sinh viên Học viện Ngân hàng có thể thích ứng nhiều vị trí việc làm không chỉ trong các tổ chức tài chính- ngân hàng mà còn tại tất cả doanh nghiệp kinh doanh đa nghề, các tổ chức quốc tế hay cơ quan quản lý Nhà nước. Kể cả các Khoa mới thành lập của Học viện Ngân hàng, sinh viên Học viện Ngân hàng ngay sau khi ra trường đã có các vị trí công việc tốt (xem thêm cơ hội việc làm tại website các Khoa trực thuộc HVNH, ví dụ: http://mis.hvnh.edu.vn/).
– Bên cạnh đó, Nhà trường luôn có các hoạt động hướng nghiệp, hỗ trợ sinh viên tìm kiếm cơ hội thực tập và việc làm nhờ vào lợi thế, uy tín, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Theo Khảo sát thường niên của Phòng Thanh tra, Khảo thí & ĐBCLGD, sinh viên sau khi tốt nghiệp Học viện Ngân hàng đều đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng với tỷ lệ có việc làm trong năm đầu tiên sau khi ra trường là gần 90%. Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đã thành công và có những vị trí quản lý cao trong các ngân hàng, doanh nghiệp, công ty kiểm toán…ở trong nước, liên doanh, nước ngoài, cũng như các cơ quan Bộ, ngành, Chính phủ, cơ quan nghiên cứu.
– Hơn nữa, sau khi tốt nghiệp tại Học viện Ngân hàng, sinh viên đều đã được tích lũy các kiến thức cơ bản cũng như các kỹ năng cần thiết như tiếng anh, vi tính và các kỹ năng mềm khác, giúp các em tự tin khi ứng cử các vị trí việc làm.
Dữ liệu đang được cập nhật. Các bạn vui lòng đăng ký để nhận được thông tin sớm nhất.
Dữ liệu đang được cập nhật. Các bạn vui lòng đăng ký để nhận được thông tin sớm nhất.