Mục Lục Bài Viết
Ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học là gì?
Trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa, ngành hóa học có một vai trò và vị trí quan trọng. Nó đã và đang trở thành bộ phận không thể thiếu trong nhiều ngành sản xuất, thu hút và có nhu cầu đối với một lượng lớn lực lượng lao động.
Rất nhiều lĩnh vực sản xuất liên quan đến hóa học như: công nghiệp điện lực – nhiên liệu – năng lượng (khai khoáng, khai thác và chế biến dầu mỏ, nhiên liệu sinh học, pin, acquy, …), công nghiệp cơ khí (khai khoáng, luyện kim, vật liệu vô cơ, hữu cơ, cao su, polymer,…), công nghiệp hóa chất (hóa chất cơ bản, phân bón, chế biến cao su, dược phẩm,…), công nghiệp vật liệu xây dựng (xi măng, bê tông, gạch, sản phẩm nội ngoại thất,…), công nghiệp điện hóa (pin, chống ăn mòn, mạ điện, bảo vệ kim loại, …) các ngành công nghiệp nhẹ như công nghiệp lương thực – thực phẩm, công nghiệp dệt – da, công nghiệp sản xuất các mặt hàng tiêu dùng (cao su, nhựa, chất tẩy rửa, sơn, mực in, giấy, nhuộm, gốm sứ, thủy tinh, mỹ phẩm, dược phẩm,…), nông nghiệp (thức ăn gia súc, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chế biến nông, lâm, thủy, hải sản)…
Ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học thì học gì?
Sinh viên ngành CNKTHH sẽ được đào tạo về lý thuyết và thực hành thuộc 3 khối kiến thức bao gồm: đại cương, cơ sở ngành và chuyên ngành.
Kiến thức đại cương bao gồm các môn: nhập môn ngành, toán học, vật lý, hóa học, chính trị, xã hội, ngoại ngữ, pháp luật, kinh tế…
Kiến thức cơ sở ngành bao gồm các nhóm môn học lý thuyết và thực hành: hóa lý, hóa vô cơ, hóa phân tích, hóa hữu cơ, hóa máy thiết bị, thiết kế nhà máy…Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị các kiến thức thuộc nhóm môn học bổ trợ cho nghề nghiệp bao gồm: vẽ kỹ thuật, cơ học, điện – điện tử…
Kiến thức chuyên ngành:cung cấp các kiến thức về chuyên ngành. Ở giai đoạn chuyên ngành sinh viên được lựa chọnmột trong ba chuyên ngành chính là: CNKT hóa vô cơ, CNKT hóa hữu cơ hoặc CNKT hóa polymer. Sinh viên của chuyên ngành nào sẽ được học các môn học về công nghệ sản xuất các sản phẩm công nghiệp của chuyên ngành đó. Các nghiên cứu khoa học, đồ án, đề tài luận án tốt nghiệp sẽ thực hiện theo hướng chuyên ngành đã chọn.
Ngành Công nghệ Kỹ thuật hóa học làm gì?
Những sinh viên tốt nghiệp đại học ngành Kỹ thuật hóa học có thể làm việc trong các lĩnh vực chính sau:
- Giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp…
- Làm việc ở các viện nghiên cứu
- Làm việc trong các lĩnh vực:
- Sản xuất các sản phẩm vô cơ (hoá chất vô cơ, phân bón, màu cho sơn, gốm sứ…)
- Sản xuất các sản phẩm hữu cơ (pôlime, phim mỏng, vải sợi, thuốc nhuộm, thuốc phóng, thuốc nổ…).
- Lĩnh vực vật liệu (ăn mòn và chống ăn mòn, pin khô, pin ướt,…).
- Mạ điện, luyện kim và nguyên liệu cho các quá trình công nghiệp
- Ngành công nghệ thực phẩm
- Ngành công nghiệp lên men sản xuất các chất kháng sinh, thực phẩm bổ sung v.v…
- Công nghệ sinh học ứng dụng
- Xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm môi trường v.v…
- Sản xuất sạch và công nghệ năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân v.v…
Ngành Công nghệ Kỹ thuật hóa học cần tố chất gì?
Để theo đuổi ngành Kỹ thuật hóa học, sinh viên cần có tố chất sau:
– Đam mê và có tố chất trong học thuật hóa học.
– Ít dị ứng với môi trường, có khả năng thích nghi môi trường để có thể làm được các thí nghiệm và pha chế hóa học.