Mục Lục Bài Viết
Ngành Lâm nghiệp là gì?
Ngành học đào tạo kỹ sư có hiểu biết toàn diện về mọi lĩnh vực hoạt động của ngành với những kiến thức về sinh thái học, lâm sinh, trồng rừng, điều tra, điều chế, bảo vệ, quản lý nguồn tài nguyên rừng với 03 hướng: lâm sinh, lâm nghiệp đô thị, lâm nghiệp xã hội.Ngành học đào tạo kỹ sư có hiểu biết toàn diện về mọi lĩnh vực hoạt động của ngành với những kiến thức về sinh thái học, lâm sinh, trồng rừng, điều tra, điều chế, bảo vệ, quản lý nguồn tài nguyên rừng với 03 hướng: lâm sinh, lâm nghiệp đô thị, lâm nghiệp xã hội.
Ngành Lâm nghiệp học gì?
Sinh viên có các kỹ năng như thực hiện được các nghiên cứu về lĩnh vực lâm sinh; áp dụng và phát triển những kỹ thuật khai thác – tái sinh rừng, trồng rừng và nuôi dưỡng rừng, điều tra, đánh giá tài nguyên rừng, quy hoạch; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực lâm sinh; đề xuất, lựa chọn các giải pháp, cải tiến công nghệ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm từ rừng; tham gia tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ chuyên ngành lâm sinh.
Ngành Lâm nghiệp làm gì?
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể đảm trách công việc liên quan đến lĩnh vực lâm sinh: các công ty, doanh nghiệp lâm nghiệp; làm việc tại các trường, phòng Khoa học & Công nghệ, các sở, phòng ban ở các tỉnh, huyện trong cả nước về lĩnh vực lâm nghiệp; làm việc tại các viện điều tra qui hoạch, các trung tâm ứng dụng và triển khai lâm nghiệp, các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm; giảng dạy ngành lâm nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp và các trường dạy nghề….
Sinh viên chuyên ngành này cũng có thể trở thành:
Nhà khoa học lâm nghiệp: Hoạch định kế hoạch, đề xuất những dự án, giải pháp phát triển, bảo vệ rừng, cảnh báo nguy cơ xâm hại rừng, khai thác nguồn lợi rừng một cách hiệu quả nhất.
Kỹ sư lâm sinh: Đảm nhiệm tất cả các công việc từ thiết kế, lập kế hoạch sản xuất, trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng đến những kỹ thuật gây giống, trồng trọt, chăm sóc, nuôi dưỡng rừng.
Kỹ sư công nghệ sinh học: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh, nuôi cấy mô và tế bào là công việc thường nhật của kỹ sư công nghệ sinh học.
Kỹ sư chế biến lâm sản: Công việc chủ yếu của kỹ sư chế biến lâm sản là quản lý, lập kế hoạch, hướng dẫn, điều hành sản xuất.
Nhà thiết kế sản phẩm mộc và nội thất: là những người hiểu rất rõ về nguyên liệu (chủ yếu là gỗ, tre nứa, song mây), về kết cấu sản phẩm mộc, về công nghệ sản xuất. Được trang bị thêm những kiến thức cơ bản về mỹ thuật kiến trúc, về nhân trắc học, các nhà thiết kế sản phẩm mộc và nội thất đưa ra những phương án thiết kế thực tế và khả thi.
Nhà thiết kế cảnh quan: Thiết kế cảnh quan công viên, công sở, khu đô thị, khu công nghiệp… là công việc chủ yếu của nhà thiết kế cảnh quan. Với lợi thế am hiểu về cây xanh (điều kiện sinh trưởng, đặc tính sinh học, phân bố), các nhà thiết kế cảnh quan luôn đưa ra những đồ án thiết kế thông minh, không chỉ đơn thuần đem lại những cảm giác thư giãn cho nhu cầu giải trí của con người mà còn tạo ra một môi trường sống hài hòa, gần gũi với tự nhiên.
Ngành Lâm nghiệp cần tố chất gì?
Là một sinh viên Lâm nghiệp, bạn cần có:
- Yêu thiên nhiên, yêu rừng và giới động thực vật nói chung
- Có khả năng làm việc trong các tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực
- Có khả năng làm việc theo nhóm
- Năng động, yêu thích sự tìm tòi, khám phá tự nhiên
- Có sức khoẻ tốt, kiên trì và trung thực