Mục Lục Bài Viết
Ngành Việt Nam học là gì?
Việt Nam học là ngành khoa học nghiên cứu đất nước và con người Việt Nam từ những thành tố văn hóa, lịch sử, địa lí, phong tục tập quán, ngôn ngữ, văn học… để làm rõ những nét riêng độc đáo, nghiên cứu toàn diện và đa dạng những lĩnh vực của một quốc gia trên góc nhìn văn hóa.
Ngành Việt Nam học học những gì?
Người học Việt Nam Học được trang bị những kiến thức về con người và đất nước Việt Nam:
- Phong tục, tập quán của người Việt trên mọi miền của đất nước Việt Nam, trong đó có phong tục về cưới hỏi, ma chay, giỗ tết, lễ hội…
- Văn hoá giao tiếp của người Việt:
+ Giao tiếp trong sinh hoạt gia đình;
+ Giao tiếp nơi công sở;
+ Giao tiếp trong trường học;
+ Giao tiếp trong kinh doanh;
+ Giao tiếp trong khi tiếp khách. - Văn hoá ẩm thực của người Việt: Các món ăn đặc trưng và cách nấu món ăn của mỗi vùng trên đất nước Việt Nam.
- Văn hoá mặc truyền thống của người Việt trong từng thời kì lịch sử.
- Kiến thức về văn hóa, lịch sử, văn học…
Ngành Việt Nam học ra trường làm gì?
– Cơ hội nghề nghiệp phổ biến nhất của ngành Việt Nam Học là các cơ hội công việc liên quan đến ngành du lịch: như hướng dẫn viên du lịch…
– Cơ hội làm việc trong các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ ở trong và ngoài nước Việt Nam.
– Và tham gia vào các vị trí công việc mang tính hàn lâm như nhà nghiên cứu Việt Nam, và giảng dạy – thuyết giảng về Việt Nam.
Ngành Việt Nam học cần tố chất gì?
Việt Nam học không đòi hỏi người học phải có những tư chất đặc biệt để thành công trong sự nghiệp. Tuy nhiên, các yếu tố sau được coi là những tài sản quan trọng giúp bạn thành công với Việt Nam học:
- Đam mê Việt Nam học, ham mê học hỏi và nghiên cứu là một trong những chìa khoá để vươn tới thành công.
- Khả năng làm chủ một ngoại ngữ thông dụng sẽ giúp bạn mở rộng tầm nhìn, vươn dài cánh tay ra bên ngoài biên giới quốc gia.
- Nếu có thêm khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng, tư duy rõ ràng thì dường như bạn là người có duyên với Việt Nam học.
- Tinh thần tự học cao vì hầu hết các học giả đều biết tiếng Việt, nhiều người sử dụng thành thạo tiếng Việt và một số biết cả chữ Hán, chữ Nôm.
- Ham đọc sách: Đọc có suy ngẫm, đối sánh và luôn có tư duy phản biện trước mỗi vấn đề mới gặp; tập viết về những vấn đề mình đã tìm hiểu, nghiên cứu; trao đổi với giáo viên bộ môn một cách tích cực, chủ động…
- Yếu tố kiên nhẫn là hàng đầu vì việc nghiên cứu chuyên sâu cần rất nhiều thời gian để tìm tòi, khám phá ra những nguồn tư liệu quý giá của lịch sử. Muốn hiểu biết thì phải tiếp cận và so sánh, giúp ta hiểu tốt hơn, rõ hơn vì sao hiện tượng như vậy xuất hiện. Điều này rất có lợi cho tiến trình hội nhập văn hoá của Việt Nam.
- Có tấm lòng yêu nước: Trong số các nhà Việt Nam học nước ngoài, có một số học giả gốc Việt. Họ nghiên cứu Việt Nam không chỉ như một đối tượng khoa học mà còn mang trong mình những tình cảm dân tộc sâu xa.