Fixi.vn – Bình luận viên xuất hiện ở rất nhiều lĩnh vực như : thể thao, kinh doanh, văn hóa, kinh tế, chính trị… Tuy nhiên thể thao được xem là lĩnh vực “sôi nổi” nhất.
Mục Lục Bài Viết
Bình luận viên là ai ?
[wpcc-iframe width=”900″ height=”506″ src=”https://web.archive.org/web/20160810110750if_/https://www.youtube.com/embed/xq-VEuYXUpk?feature=oembed” frameborder=”0″ allowfullscreen]
Bình luận viên là người đưa ra thông tin, nhận xét, phân tích… thậm chí hướng cho người xem có thêm sự hiểu biết về lĩnh vực mà người bình luận viên đang đề cập đến.
Bình luận viên có thể bình luận ở nhiều lĩnh vực như : thể thao, kinh doanh, văn hóa, kinh tế, chính trị…Thể thao là lĩnh vực mà người bình luận viên hoạt động sôi nổi nhất, truyền lửa cho khán giả niềm đam mê và sức hút của hoạt động thể thao đang trực tiếp diễn ra.
Bình luận viên làm gì ?
Bình luận viên không phải là một công việc đơn giản. Để truyền lửa cho hàng trăm ngàn người nghe về mộ trận đấu hoặc một sự kiến nổi bật đòi hỏi sự chuẩn bị công phu và những giờ lao động cật lực, nghiêm túc. Sau đây là một số công việc cụ thể của một bình luận viên.
- Tìm kiếm chuẩn bị thông tin chi tiết trước sự kiện, trận đấu.
Trước mỗi sự kiện mà bình luận viên tham gia bình luận họ luôn phải có bước tìm hiểu thông tin cụ thể về sự kiện đó. Tìm hiểu về các nhân vật tham gia, những dự đoán, kỳ vọng, đánh giá của khán giả, những điểm đặc biệt của sự kiện…
- Tiến hành các buổi trường thuật trực tiếp.
Khi sự kiện diễn ra, bình luận viên là người trực tiếp trường thuận lại chính xác diễn biến của sự kiện qua truyền hình hoặc truyền thanh. Họ cần tạo ra được sức hút đặc biệt qua ngữ điệu, giọng nói; nắm bắt được các điểm quan trọng, điểm nổi bật trong quá trình sự kiện diễn ra để trường thuật lại cho khán giả. Bằng ý kiến và hiểu biết cá nhân họ cũng cung cấp thêm thông tin, đưa ra nhiều góc nhiều khác nhau về sự kiện đó, cũng như đánh giá trực tiếp sự kiện đang diễn ra.
- Phỏng vấn huấn luyện viên, vận động viên, nhà báo, chuyên gia…
Trước hoặc giữa các sự kiện, các trận đấu thể thao, bình luận viên có thể phải trực tiếp phỏng vấn huấn luyện viên, cầu thủ về chiến lược, tinh thần của ho họ dự đoán, đánh giá của các chuyên gia, nhà báo về sự kiện đó.
- Thực hiện các buổi bình luận trước và sau trận đấu.
Trước mỗi trận đấu thể thao, các bình luận viên thường cùng các nhà báo, giới chuyên môn sẽ dự đoán tình hình, đánh giá tiềm năng, lối chơi của các đội, nêu lên kì vọng của khán giả. Hoặc nhận xét sau khi các trận đấu kết thúc, nhấn mạnh lại các điểm đặc biệt đã diễn ra…
- Viết các tin bài bình luận hoặc phỏng vấn, trao đổi với phóng viên, đưa ra ý kiến bình luận.
Không chỉ bình luận trực tiếp, bình luận viên cũng là người biên tập các tin bài về sự kiện đã diễn ra, thu thập các ý kiến, trả lời phỏng vấn của phỏng viên hoặc đưa ra ý kiến bình luận cá nhân về sự kiên đó.
Bình luận viên làm việc ở đâu?
Nơi làm việc của các bình luận viên là các trung tâm truyền hình, các đài phát thanh, cơ quan báo chí thể thao, văn hóa…Bạn cũng có thể làm việc tự do và công tác với các đài phát thanh và truyền hình, miễn là bạn chứng minh được bản lĩnh của một bình luận viên chuyên nghiệp.
Môi trường làm việc của bình luận viên chủ yếu trong các cabin thu âm, trường quay ghi hình, nhưng cũng thường xuyên thay đổi theo địa điểm của các sự kiện. Họ có cơ hội gặp gỡ với nhiều đối tượng khác nhau trong ngành: các vận động viên, huấn luyện viên, lãnh đạo liên đoàn….
Làm thế nào để trở thành bình luận viên?
Hiện nay ở Việt Nam, gần như không có trường lớp chính quy nào đào tạo nghề bình luận viên. Phần lớn bình luận viên chuyên nghiệp đều đi lên từ vận động viên hay phóng viên thể thao.
Các cơ sở đào tạo vận động viên tại Việt Nam bao gồm:
- Tại miền Bắc: Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh, Trường THPT năng khiếu Thể dục Thể thao Hà Nội
- Tại miền Trung: Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng
- Tại miền Nam: Trường Đại học Thể dục Thể thao TP.HCM
Bạn muốn trở thành bình luận viên thì phải có nhiều điểm nổi bật. Đây là một nghề cần sự bản lĩnh thực sự và những tố chất nhất định.
- Đam mê:
Bạn cần đam mê lĩnh vực mà bạn tham gia bình luận. Có như vậy bạn mới có thể tìm hiểu sâu và rộng, cập nhật kiến thức thường xuyên và có những am hiểu, đánh giá chính xác về lĩnh vực đó. Nếu bạn muốn làm bình luận viên, hãy chọn những lĩnh vực bạn thực sự đam mê và có thể sống chết vì nó.
- Giọng nói:
Giọng nói là yếu tố vô cùng quan trọng đối với một bình luận viên. Bạn cần có giọng nói đạt chuẩn, dễ nghe, truyền cảm và có lửa. Tố chất giọng nói không phải ai cũng may mắn có được, mặc dù nó có thể được rèn luyện qua kinh nghiệm làm việc nhưng ít ra bạn cũng cần có một chất giọng tốt như hay, ấm, dễ nghe để tham gia nghề này.
- Có kiến thức tổng hợp về nhiều vấn đề trong thể thao và xã hội:
Để bình luận một sự kiện hay bạn cần có nhiều kiến thức liên quan đến lĩnh vực đó, kiến thức tổng hợp về các vấn đề thể thao và xã hội là điều vô cùng cần thiết đối với nghề bình luận viên.
- Phản xạ nhanh, linh hoạt, năng động:
Đối với các bình luận viên, họ cần bắt nhịp được sự kiện diễn ra một cách liên tục vì vậy phản xạ nhanh, linh hoạt và năng động là kỹ năng không thể thiếu.
- Ngôn từ phong phú, chính xác, có phong cách riêng, cá tính riêng:
Bình luận viên chủ yếu dùng ngôn từ để trường thuật lại sự kiện. Vì vậy ngôn từ của họ phải rất phong phú và chính xác. Mỗi bình luận viên cần có dấu ấn cá nhân riêng, họ góp thêm sắc màu và sức hút cho sự kiện qua cá tính và phong cách cá nhân.
- Khả năng quan sát tốt, nhận xét sắc sảo:
Bình luận viên cần có khả năng quan sát tốt và nhanh chóng để nắm bắt được nhịp độ và những điểm nhấn quan trọng của sự kiện từ đó đưa ra những nhận xét sắc sảo về những diễn biến đó gửi đến khán giả.
- Có tinh thần học hỏi và không ngừng phấn đấu:
Để làm tốt công việc của một bình luận viên, bạn luôn cần học hỏi kiến thức ở nhiều lĩnh vực, không ngừng phấn đấu trau dồi chuyên môn, khẳng định bản thân mình, cống hiến cho khán giả những điều tuyệt với nhất.
Bắt đầu làm việc ở VTV từ năm 1995 nhưng sau hơn một năm đọc băng (tường thuật chậm), Vũ Quang Huy mới được “lên sóng” để bình luận một trận đấu trong khuôn khổ giải VĐQG… Brazil. Kể từ năm 1998, Quang Huy mới bắt đầu phụ trách mảng bình luận giải bóng đá Ngoại hạng Anh.
BLV thể thao Vũ Quang Huy chính thức nói lời chia tay với Đài TH Việt Nam sau hơn 10 năm gắn bó để chuyển sang công tác tại Đài TH kỹ thuật số VTC từ tháng 1/2006. Trong môi trường làm việc mới, Quang Huy không chỉ tiếp tục bình luận các sự kiện thể thao trong nước và quốc tế mà còn tham gia vào công tác quản lý.
Anh tâm sự với Thể Thao TS: “”Sau hơn 10 năm lăn lộn với VTV3, tôi muốn chuyển đến một nơi phù hợp hơn với bản thân trong hoàn cảnh hiện nay. Xin cảm ơn lãnh đạo Đài THVN đã tôn trọng quyết định của tôi và giúp đỡ tôi trong việc thuyên chuyển công tác””.
Với chất giọng ấm đầy ấn tượng, Quang Huy từng tham gia bình luận trực tiếp các giải đấu thể thao lớn nhưng thật đáng ngạc nhiên là anh chưa từng được bình luận trực tiếp một trận chung kết World Cup hay EURO. Hai trận đấu đáng nhớ nhất trong sự nghiệp bình luận trực tiếp tại VTV3, theo BLV Vũ Quang Huy, là trận chung kết Champions League 1999 giữa Manchester United với Bayern Munich và trận ĐTVN thắng Thái Lan 3-0 tại bán kết Tiger Cup 98.
Chia sẻ nghề nghiệp của những bình luận viên nổi tiếng
Ngày còn làm việc ở VTV, BLV Thế Phương mỗi lần dắt xe ra khỏi nhà để đi bình luận bóng đá thường “hoành tráng” với hàng xóm: “Lên cơ quan có người chuẩn bị sẵn cháo gà với nước cam cho bọn em rồi!”. Anh lý giải : “Tại vì ai cũng nghĩ làm truyền hình là sướng lắm, nhất là mấy ông nói cho cả triệu người nghe”. Thế Phương cũng bộc bạch: “Hồi mình mới bị đau dạ dày, thấy hơi tự hào vì mình là người làm thể thao, sau này cũng thấy hủy hoại sức khỏe kinh khủng!”.
BLV Anh Ngọc thì có nguyên tắc là trong vòng 24 tiếng trước giờ tường thuật trực tiếp trận đấu thì dứt khoát không rượu bia gì để giữ được giọng nói trong. Thành ra nhiều khi phải từ chối lời mời của anh em bạn bè một cách bất đắc dĩ. Còn BLV Quang Huy thì 18 năm nay không biết đến một viên đá cho dù thời tiết có nóng đến mức nào. Thêm nữa, ngồi trong ô tô thì không bao giờ ngồi ghế trước để tránh điều hòa phả thẳng vào họng. BLV Thành Lương thì thường ăn nhiều giá trần trước các trận đấu, và luôn nhai trà mạn khô và “kha tử” để tránh mất giọng. Ấy thế mà có một thời BLV Anh Ngọc và BLV Quang Huy đọc nhiều đến mức trở thành bệnh nhân thường xuyên của một bác sĩ tên là Thủy. Dạo đó, ít BLV quá, có ngày phải đọc đến vài trận, cả trực tiếp, cả phát chậm. Cứ ít ngày đọc nhiều quá, họng nổi hàng trăm hạt li ti, lại phải đến xông họng chỗ bà bác sĩ này.
BLV, nếu chỉ là một nhân viên bình thường, làm xong trận bóng buổi đêm thì ngày còn được ngủ bù, đằng này nhiều BLV tên tuổi đã khoác trên vai trách nhiệm quản lý, thành ra buổi sáng vẫn phải tham dự các cuộc họp. BLV Quang Tùng giờ phụ trách mảng thể thao của Kênh Quốc phòng Việt Nam – một kênh truyền hình mới đang trong quá trình phát triển, nên cũng bộn bề công việc phải giải quyết ban ngày, dù phải tường thuật đến tận sáng sớm. BLV Quang Huy – nay là PGĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC – thì thường ở lại cơ quan, tranh thủ ngủ trưa trên một chiếc ghế nhỏ, mệt đến mức khi dậy mặt in nguyên hình trang báo thể thao lẫn với mồ hôi.
Ngoài chuyện không bao giờ có ngày thứ Bảy, Chủ nhật trọn vẹn, thì chạy đua với thời gian là chuyện quá bình thường. Hồi đầu năm 2009, có những đêm BLV Quang Tùng làm trận muộn đêm thứ Bảy của giải Ngoại hạng Anh từ 12h đêm đến khoảng 2h sáng, chợp mắt 2 tiếng, rồi 4h xe cơ quan chở ra sân bay, 6h thì từ Nội Bài bay đi Đà Nẵng, khoảng 9h từ Đà Nẵng bay đi Gia Lai, 3h chiều đã lại có mặt ở sân Pleiku vừa dẫn hiện trường vừa tường thuật trực tiếp trận đấu của Hoàng Anh Gia Lai trong khuôn khổ giải Vô địch quốc gia V-League.
Lúc bình luận hào hứng là thế nhưng kết thúc trận là các BLV đều trong trạng thái “rơi tự do”. Nằm một góc cabin ngủ luôn thì không sao, nhưng có những lần họ lái xe về nhà mà ngủ gật mất 1-2 giây, may mà chưa có tai nạn đáng tiếc nào xảy ra. Nhà BLV Quang Tùng có bác giúp việc hết sức nguyên tắc, dứt khoát không chịu dậy để mở cửa giữa đêm, thành ra mười mấy năm nay, chị Hà – vợ BLV Quang Tùng vẫn phải mắt nhắm mắt mở ra đón chồng đi bình luận về. Chị Chi – vợ anh Huy thì đã quen “sống chung với lũ”, vì “bố bắt đầu về đây” đồng nghĩa với 3-4 tiếng sau mới có mặt ở nhà vì kết thúc trận đấu vẫn còn bộn bề công việc. Bố mẹ của BLV Hồ Hiệp cách đây vài năm, còn phải bán đi căn nhà mặt đường ở phố Lò Đúc, để mua một căn hộ chung cư ở phố Lạc Trung, sát trụ sở Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, để con trai tiện đi làm đêm.
Kỳ World Cup lần này, BLV Quang Huy tường thuật trên sóng VTV, gần nhà hơn, nên anh thường về nhà ngủ sau khi trận đấu kết thúc đến khoảng 11h, sau đó lên cơ quan ăn cơm trưa, nghỉ trưa rồi tiếp tục công việc thường nhật. Anh tâm sự: “Đấy là lịch cứng của tôi, còn thì tôi phải tranh thủ chợp mắt bất kỳ lúc nào có thể và lúc ngủ tôi thường tắt chuông điện thoại để được sâu giấc. Tôi có nguyên tắc là mệt không được tích qua ngày”.
BLV Quang Tùng thì đang theo học lớp Cao học Phát thanh truyền hình – Học viện Báo chí và tuyên truyền, cho nên trong kỳ World Cup lần này, phải “phân thân” mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc bình luận. Nhiều hôm 5h sáng mới xong trận, chạy xe máy về nhà tắm ù một cái, 7h30 đã phải vào phòng thi với đôi mắt thâm quầng. Buổi trưa tranh thủ chợp mắt được một lát, rồi lại phải vào trường học tiếp. ” Ngồi trong phòng thi, nhiều lúc mình muốn gục xuống một lát, nhưng rồi lại phải cố gắng để trọn vẹn mọi việc”, anh chia sẻ.
Chuyện một BLV bị sốt, chảy máu cam, nhưng vẫn phải tiếp tục công việc cho đến phút cuối cùng không phải là chuyện hiếm. Đấy là chưa kể những khi điều hòa trong cabin bình luận bị hỏng, các BLV của chúng ta còn phải xoay trần ra, theo đúng nghĩa đen của từ này, mồ hôi nhỏ tong tong mà vẫn phải giữ bình tĩnh để mang đến cho người xem truyền hình những cảm xúc, những bình luận thăng hoa.
Thế đấy, bình luận viên không phải là nghề dành cho những người thiếu đam mê, thiếu cố gắng và biết hi sinh hết mình. Còn bạn, nếu trót yêu mến nghề này hãy cố gắng ngay từ hôm nay nhé. Chúc các bạn thành công !