Fixi – Hồi bé tôi từng gặp những chú làm địa chính với cái máy đo đạc và cứ nghĩ đấy là cái máy ảnh hay máy quay gì đó. Tôi háo hức mặc quần áo đẹp và chạy ra đứng trước cái máy đó. Tẽn tò khi phát hiện ra là đó không phải cái máy quay tôi đã khóc mất một ngày vì xấu hổ !
Cán bộ địa chính là làm về công tác quản lý đất đai, lập hồ sơ địa chính phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân. Ví dụ như công chức địa chính xã, cán bộ phòng Tài nguyên và môi trường hay Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Nghề này yêu cầu bạn có kiến thức liên quan quản lý nhà nước về tài nguyên đất, đánh giá, phân hạng đất, thiết lập bản đồ; đồng thời, nghiên cứu các giải pháp kinh tế kỹ thuật, thực hiện các phương án sử dụng đất đai, giải quyết tranh chấp, đền bù đất nông thôn và đô thị.
Đối với mỗi đặc trưng các công viên trong tương lai mà cán bộ địa chính cần trau dồi thêm các kiến thức như bất động sản, địa ốc, cũng như rèn luyện những kỹ năng mềm quan trọng như: giao tiếp, khả năng truyền đạt thông tin, khả năng làm việc nhóm, hay giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn một cách độc lập và hiệu quả…
Mục Lục Bài Viết
2. Cán bộ địa chính làm gì?
Cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn (gọi chung là cán bộ địa chính xã) giúp Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trong phạm vi xã, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
Cán bộ địa chính xã có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Lập văn bản để Ủy ban nhân dân cấp xã trình Ủy ban nhân dân cấp huyện về quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
- Trình Uỷ ban nhân dân cấp xã kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt và theo dõi kiểm tra việc thực hiện;
- Thẩm định, xác nhận hồ sơ để Uỷ ban nhân dân cấp xã cho thuê đất, chuyển đổi quyền sử dụng đất, đăng ký giao dịch bảo đảm đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện việc đăng ký, lập và quản lý hồ sơ địa chính; theo dõi, quản lý biến động đất đai; chỉnh lý hồ sơ địa chính; thống kê, kiểm kê đất đai;
- Tham gia hòa giải, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật. Phát hiện các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý tài nguyên và môi trường, kiến nghị với Uỷ ban nhân dân cấp xã và các cơ quan có thẩm quyền xử lý
- Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường; tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường trên địa bàn;
- Quản lý dấu mốc đo đạc và mốc địa giới; bảo quản tư liệu về đất đai, đo đạc và bản đồ;
- Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện và cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
3. Cán bộ địa chính làm việc ở đâu?
Cán bộ địa chính có khả năng đảm nhiệm công tác quản lý và điều hành như cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật.
- Làm cán bộ công chức, viên chức hay cán bộ kỹ thuật tại các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện, cấp xã về lĩnh vực Quản lý đất đai như: Bộ Tài nguyên – Môi trường, Sở Tài nguyên – Môi trường các tỉnh, Các Trung tâm kỹ thuật tài nguyên, Trung tâm phát triển quỹ đất, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh, Phòng Tài nguyên – Môi trường, Văn phòng đăng ký, trung tâm phát triển quỹ đất các quận/huyện, Cán bộ Địa chính xã/phường.
- Chuyên viên cho các UBND các cấp Tỉnh/Thành Phố, Quận/huyện; các Viện nghiên cứu như: Viện nghiên cứu Địa chính, Viện Tài nguyên – Môi trường, Viện Quy hoạch – Thiết kế, Cục đo đạc bản đồ, Cục Quản lý đất đai, Chi cục Quản lý đất đai các tỉnh, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Làm cán bộ công chức, viên chức hay cán bộ kỹ thuật tại các Chi cục, Trung tâm hoặc Văn phòng như: Chi cục quản lý đất đai, Chi cục môi trường, Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên đất và Môi trường; Trung tâm khai thác và kinh doanh bất động sản; các Khu Công nghiệp; Khu Kinh tế…
- Làm tư vấn cho các công ty như: Công ty đo đạc, Công ty môi giới và định giá bất động sản; các dự án liên quan đến đất đai và bất động sản, các đơn vị thẩm định giá (ngân hàng, công ty thẩm định giá…).
- Làm giảng viên, giáo viên hay nghiên cứu viên tại các Viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực Quản lý đất đai, Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các Cơ sở giáo dục đào tạo có các ngành nghề về nông nghiệp, Hiệp hội, trung tâm dạy nghề.
4. Học nghề cán bộ địa chính ở đâu
Ở Việt Nam, 1 số trường đào tạo khoa quản lý đất đai với điểm chuẩn 3 năm trở lại đây như sau: Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội, Đại học Tài Nguyên và Môi Trường TpHCM.
- Tố chất phù hợp
- Thái độ khách quan, chính trực: nếu không có thái độ khách quan, để tình cảm, sự cả nể xen vào công việc thì sẽ không mang lại sự công bằng cho mọi người, và dễ dẫn đến mâu thuẫn, đấu tranh giữa các cá nhân vì công vịệ này có ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của cá nhân, tập thể.
- Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác: vì đây là công việc cần những người cẩn thận, đòi hỏi tính kiên trì cũng như độ chuẩn xác cao. Vì nếu sai lệch nhưng thông số nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng tới tổng thể cả mảnh đất và tất nhiên ảnh hưởng về mặt kinh tế là điều dễ hiểu.
- Kỹ năng
- Có kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm: công việc này khó có thể hòan thành bởi một cá nhân được, luôn cần sự phối hợp của một đội nhóm nên người làm công việc này phải có kỹ năng mềm tốt, khả năng lắng nghe, chia sẻ, học hỏi và tiếp thu ý kiến của người khác. Tuy nhiên, vẫn cần có cái tôi để đề cao những quan điểm và nhận thức đúng đắn của cá nhân.
- Có kỹ năng giao tiếp, hợp tác và làm việc với cộng đồng: kỹ năng giao tiếp là điều ko thể thiếu được trong bất cứ ngành nghề nào. Với nghề này, đòi hỏi phải tiếp xúc với khá nhiều người nên sự khéo léo trong giao tiếp sẽ làm công việc thuận lợi hơn và làm những người khác hài lòng hơn.
- Có kỹ năng truyền thông, biết sử dụng các phương tiện hỗ trợ.
- Thành thạo đo đạc bản đồ địa chính, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, các loại bản đồ chuyên đề thuộc ngành Quản lý đất đai.
- Thành thạo trong công tác đăng ký, thống kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết tranh chấp đất đai, quy hoạch sử dụng đất …
- Có kỹ năng tìm kiếm và sử dụng thông tin trong lĩnh vực Quản lý đất đai.
- Có kỹ năng soạn thảo văn bản.
- Có khả năng tư duy theo hệ thống và sáng tạo.
- Có khả năng tổng hợp, phân tích, đánh giá, dự báo, xây dựng kế hoạch và viết báo cáo.
- Có khả năng ứng dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong lĩnh vực quản lý đất đai.
Từ hiến đất thành… lấn chiếm đất
Năm 2001, bà Nguyệt hiến cho thôn 450m2 trong thửa đất hơn 1.100m2 của gia đình để làm hội trường. 13 năm sau, bà lại bị coi là “người lấn chiếm đất công” trên chính lô đất của mình.
Cầm trên tay các giấy cho nhượng đất, bằng khen “vì đã có thành tích hiến đất cho tập thể”, bà Hoàng Thị Thu Nguyệt (trú tại thôn Đắk Hoa, xã Tân Thành, Krông Nô, Đắk Nông) không khỏi ngỡ ngàng…
Bà Nguyệt nhớ lại năm 2001, do thôn Đắk Hoa không có đất để xây dựng hội trường, lớp mẫu giáo nên gia đình bà mới tự nguyện nhượng lại một lô đất có diện tích 450m2 trong thửa 1.141m2 của gia đình.
“Cả thửa đất có chiều ngang theo mặt đường khoảng 17m, sâu 80m. Tôi hiến cho thôn lô 15m mặt đường (chừa 2m để đi ra phía sau), sâu 30m, có tổng diện tích 450m2 để làm hội trường phía trước.
Từ đó đến nay, gia đình tôi xây nhà ở, dãy phòng trọ phía sau để sinh sống, kinh doanh trên mảnh đất còn lại” – bà Nguyệt nói.
“Hỏi xã thì người này đổ người kia, nói đời trước làm nên không biết. Họ nói ngang xương là cứ theo sổ đỏ hiện tại mà giải quyết”
Lịch sử hình thành và phát triển ngành quản lý đất đai Việt Nam
Ngành Quản lý đất đai Việt Nam tính từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 41 ngày 03 tháng 10 năm 1945 để kết thúc hoạt động của cơ quan quản lý đất đai thuộc Thực dân Pháp và mở đầu cho hoạt động quản lý đất đai của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tới nay đã trải qua 65 năm phát triển. Ngành đã có nhiều đóng góp lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, ngành Quản lý đất đai Việt Nam đều đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tổ chức Nhà nước.
Quản lý đất đai dưới triều đại phong kiến
Mỗi triều đại (Lý – Trần – Hồ – Lê – Nguyễn) đều lựa chọn cho mình phương pháp xử lý các mối quan hệ về đất đai theo cách riêng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội, lợi ích cụ thể của giai cấp thống trị và yêu cầu xây dựng của nhà nước đương thời.
Thời kỳ Pháp thuộc, thực dân Pháp đã tiến hành đo đạc bản đồ địa chính từ năm 1871 ở Nam Kỳ, sau đó công việc đo đạc được triển khai ra khắp lãnh thổ. Các bản đồ được xây dựng để thành lập hồ sơ địa chính phục vụ cho việc thu thuế, quản lý đất đai.
Quản lý đất đai sau cách mạng tháng 8
- Giai đoạn 1945 – 1954
Sau khi giành được độc lập, cơ quan quản lý đất đai của Phủ Toàn quyền Đông Dương là Sở Trước bạ – Văn tự – Quản thủ điền thổ và Thuế Trực thu được Bộ Tài chính tiếp nhận (Sắc lệnh số 41 ngày 03 tháng 10 năm 1945 của Chủ tịch nước). Kèm theo đó là hệ thống các đơn vị trực thuộc ở 03 cấp tỉnh, huyện, xã nhằm duy trì, bảo vệ chế độ sở hữu ruộng đất và thu thuế điền thổ. Đến năm 1953 do yêu cầu của kháng chiến, các Ty Địa chính được sáp nhập vào Bộ Canh nông, rồi trở lại Bộ Tài chính để phục vụ mục đích thu thuế nông nghiệp.
Cải cách ruộng đất năm 1953 – 1958 đã mang lại sự khởi sắc cho ngành Địa chính. Đứng đầu là Sở Địa chính thuộc Bộ Tài chính, hệ thống các cơ quan ngành dọc của Sở trực thuộc Ủy ban hành chính các cấp, có nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan khác thực hiện kế hoạch hóa và hợp tác hóa nông nghiệp nông thôn.
- Giai đoạn 1960 – 1978
Do sự phát triển quan hệ ruộng đất ở nông thôn và củng cố quan hệ sản xuất Xã hội chủ nghĩa, ngành Quản lý ruộng đất được thiết lập (Nghị định số 70-CP ngày 09 tháng 12 năm 1960 và Nghị định số 71-CP ngày 09 tháng 12 năm 1960 của Hội đồng Chính phủ), chuyển từ Bộ Tài chính sang Bộ Nông nghiệp với nhiệm vụ quản lý mở mang, sử dụng và cải tạo ruộng đất trong nông nghiệp. Hệ thống quản lý ruộng đất được tổ chức thành 4 cấp: Trung ương là Vụ Quản lý ruộng đất; cấp tỉnh là Phòng Quản lý ruộng đất; cấp huyện là Bộ phận Quản lý ruộng đất; cấp xã là Cán bộ quản lý ruộng đất
- Giai đoạn từ 1979 đến nay
Để tăng cường công tác quản lý đất đai, thống nhất các hoạt động quản lý đất đai vào một hệ thống cơ quan chuyên môn, năm 1979, Tổng cục Quản lý ruộng đất được thành lập – “Tổng cục Quản lý ruộng đất là cơ quan trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng, thống nhất quản lý nhà nước đối với toàn bộ ruộng đất trên lãnh thổ cả nước nhằm phát triển sản xuất, bảo vệ đất đai, bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả cao đối với tất cả các loại đất” (Nghị quyết số 548/NQQH ngày 24 tháng 5 năm 1979 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội).