Fixi.vn – “Nếu bạn đi đúng con đường và luôn luôn sẵn sàng bước tiếp, sớm muộn gì bạn cũng đạt được thành công.” – Barack Obama
Mục Lục Bài Viết
1.Giới thiệu tổng quan
Chính trị gia là người xây dựng chiến lược và hoạch định chính sách phát triển của cơ quan, tổ chức chính trị, lãnh đạo, quản lí, tổ chức thực hiện đường lối, chính sách.
Trên thực tế, nếu chúng ta hiểu chính trị là “quá trình ra quyết định và thực thi quyết định đó trong một nhóm, một cộng đồng, một xã hội, một quốc gia”, thì hoạt động chính trị hẳn phải rộng hơn rất nhiều so với việc “đấu đá, leo cao”, và nó càng không phải chỉ giới hạn trong một giới gọi là “lãnh đạo”. Hoạt động chính trị, theo nghĩa rộng, là tất cả những gì bạn làm để tạo áp lực lên một cá nhân, một cơ quan, một tổ chức, nhằm thuyết phục họ hành động như ý bạn muốn.
Tùy vào từng lĩnh vực cụ thể mà các chính trị gia thường làm các công việc như: tổ chức và tham dự các hội nghị, hội thảo, viết báo chia sẻ quan điểm cá nhân về một vấn đề nào đó trong xã hội, phát biểu và bảo vệ ý kiến trước đám đông về vấn đề xã hội nào đó,… tùy theo công việc và chức vụ của chính trị gia.
Chính trị gia là người làm việc trong các lĩnh vực trực thuộc của nhà nước nên mức lương của ngành này cũng không cao (dao động khỏang 3 – 5 triệu VNĐ/tháng đối với cán bộ cấp tỉnh, huyện và trên 10 triệu đồng/tháng đối với các cán bộ cấp bộ), tuy nhiên bất cứ ai làm trong ngành này đều được coi trọng vì đây là nghề có vị trí quan trọng trong xã hội.
2. Chính trị gia làm việc ở đâu
- Các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị (Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam…);
- Uỷ ban nhân dân các cấp;
- Các tổ chức chính trị-xã hội: Hội Luật gia, Hội Phụ nữ…
3. Học ở đâu để trở thành chính trị gia trong tương lai?
Với mong muốn trở thành một chính trị gia, một cán bộ nhà nước thì việc em chọn thi vào Học viện Hành chính là phù hợp. Học viện này đào tạo ngành quản lý nhà nước, tuyển sinh trong cả nước và tổ chức thi tuyển các khối A, A1, C, D1.
Theo học ngành này, em được trang bị kiến thức cơ bản về hành chính học và kiến thức chuyên sâu về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, nông thôn, đô thị… Tốt nghiệp ra trường, em có thể làm việc tại ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân như Sở Nội vụ, Sở Tư pháp…
Ước mơ làm việc trong các cơ quan nhà nước, một chính trị gia thì ngoài việc chọn học ngành quản lý nhà nước tại Học viện hành chính em còn có thể chọn học ngành luật tại Trường ĐH Luật TP.HCM, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Trường ĐH Kinh tế – Luật (ĐHQG TP.HCM)…
Tốt nghiệp ngành luật thì cơ hội việc làm của em tại các cơ quan nhà nước sẽ rộng hơn. Em có thể làm việc tại ủy ban nhân dân các cấp, Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Xây dựng, Sở Lao động-thương binh và xã hội, Sở Kế hoạch và đầu tư, ngân hàng, Cục Thuế, tòa án, Viện Kiểm sát, công an…
Về nhu cầu nguồn nhân lực trong các cơ quan nhà nước nói chung và các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp hiện nay là rất lớn. Theo Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 20-7-2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch mạng lưới nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 thì đến năm 2020 nhu cầu đào tạo cán bộ pháp luật cho hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự là khoảng 700 chấp hành viên, khoảng 1.300 thẩm tra viên, thẩm tra viên chính, khoảng 4.300-4.500 thư ký thi hành án.
Các cơ quan tư pháp địa phương cần khoảng 17.000 người, ngành tòa án nhân dân từ cấp huyện trở lên khoảng 22.000 người… Với những số liệu này, em có thể yên tâm khi theo học ngành quản lý nhà nước và ngành luật để theo đuổi ước mơ của mình.
Nhưng trước hết phải học để có kiến thức (thời nay không có chính khách vô học), sau đó tham gia vào công tác chính trị từ cấp độ thấp, có thái độ chính trị rõ ràng. Lúc này, bạn chỉ được gọi là “cán bộ chính trị” mà thôi. Nếu may mắn sẽ được thăng tiến thành chính khách.
Chính trị thường liên quan đến pháp luật, vì thế phần lớn chính khách là luật sư nhưng không phải phần lớn luật sư là chính khách.
Chính khách cần có thêm tài giao tiếp (ăn nói) và tài quản lý nữa.
Chính khách là nghề chuyên nghiệp, người ta theo đuổi như sự nghiệp cá nhân, không phải đi vào, đi ra trong một mùa hoặc một nhiệm kỳ. Sự nghiệp ấy đòi hỏi sự rèn luyện bản lĩnh và tài năng lâu dài.
Tố chất phù hợp và kỹ năng liên quan
– Tinh tế và nhạy bén về chính trị;
– Tư duy độc lập, sáng tạo;
– Bản lĩnh chính trị vững vàng;
– Khả năng thuyết trình.
Politicians are an eclectic bunch and this career attracts folk from every walk of life. However, to survive the choppy waters of politics you’ll need:
- Bags of determination
- Plenty of self-belief
- A passion for current affairs (if you don’t watch the news this isn’t the career for you)
- The ability to stay calm under pressure
- Top-notch communication skills
and you’ll also need to be a confident public speaker so there’s no time to be a wallflower.
The good points…
Plenty of perks in this job; good pay, varied days, plenty of career prospects and a long summer break.
…and the bad
Be warned: this is no regular job! Being a politician is an all-consuming career and there’s no official clocking-off time
“In war, you can only be killed once, but in politics, many times,” said Winston Churchill. So if you’re looking at a career in politics, you’ll need to toughen up.
http://www.biography.com/people/barack-obama-12782369#re-election-and-second-term