Fixi.vn – Bạn mong muốn trở thành một người có thể hàng ngày giúp đỡ những người bệnh mau chóng bình phục, người có thể chia sẻ, đồng cảm với từng giây phút phải trải qua cơn đau của bệnh nhân để phần nào có thể giúp họ xoa dịu nỗi đau? Vậy hãy xem xét để trở thành một điều dưỡng viên trong tương lai.
Mục Lục Bài Viết
1. Điều dưỡng viên là ai?
Ngành Điều đưỡng là một nghề nghiệp trong hệ thống y tế nhằm bảo vệ, chăm sóc một cách tối ưu nhất về sức khỏe, dự phòng bệnh qua chẩn đoán và điều trị bệnh cho mọi người. Điều dưỡng viên thực chất là y tá hàng ngày chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, là trợ lý của bác sỹ theo dõi tình hình bệnh nhân và xử lý các quy trình ra – nhập viện của bệnh nhân.
Điều dưỡng viên là người phụ trách công tác, chăm sóc sức khỏe, kiểm tra tình trạng bệnh nhân và các công việc khác để phục vụ cho quá trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đến phục hồi, trị liệu cho bệnh nhân.
2. Học điều dưỡng ra làm gì?
Công việc của một điều dưỡng viên không hề ít đâu nhé! Thậm chí nhiều người còn ví đây là “nghề bốn trong một”, bởi lẽ một người điều dưỡng viên cùng lúc làm công việc của cả bốn nghề khác nhau:
- Chăm sóc bệnh nhân
Chăm sóc bệnh nhân là công việc chính hàng ngày của các điều dưỡng viên.Họ phải liên tục theo dõi tình hình sức khỏe của bệnh nhân, báo lại kịp thời cho bác sĩ điều trị kịp thời. Mục tiêu cơ bản của người điều dưỡng là thúc đẩy sự giao tiếp, hỗ trợ người bệnh bằng hành động, bằng thái độ biểu thị sự quan tâm tới lợi ích của người bệnh. Mọi máy móc và kỹ thuật hiện đại không thay thế được sự chăm sóc của người điều dưỡng vì các thiết bị này sẽ không tác động được tới cảm xúc và điều chỉnh hành động cho thích ứng với những nhu cầu đa dạng của mỗi cá nhân.
- Truyền đạt thông tin
Người điều dưỡng có nhiệm vụ truyền đạt thông tin không chỉ với bênh nhân, người nhà bệnh nhân về cách sử dụng thuốc, cách chăm sóc sức khỏe, phương pháp điều trị mà còn là người truyền đạt thông tin về tình hình, diễn biến sức khỏe của bệnh nhân tới bác sĩ điều trị để họ có những giải phải kịp thời tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc. Ngoài ra, điều dưỡng viên còn thông tin với đồng nghiệp và các thành viên khác trong nhóm chăm sóc về kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch chăm sóc cho mỗi người bệnh. Mỗi khi thực hiện một sự can thiệp về chăm sóc, người điều dưỡng ghi chép vào hồ sơ những nhận xét và những thủ thuật đã thực hiện cũng như sự đáp ứng của người bệnh. Người điều dưỡng thường xuyên giao tiếp cả bằng lời và bằng ngôn ngữ viết mỗi khi bàn giao ca, mỗi khi chuyển người bệnh tới một khoa khác hoặc khi người bệnh ra viện hay chuyển tới một cơ sở y tế khác. Loại giao tiếp này đòi hỏi phải chính xác, rõ ràng và phù hợp.
- Tư vấn cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân
Không chỉ đơn thuần là chăm sóc các bệnh nhân, các điều dưỡng viên còn đóng vai trò là một chuyên gia tư vấn nữa nhé. Họ giúp đỡ người bệnh nhận biết và đương đầu với những stress về tâm lý hoặc những vấn đề xã hội, khuyến khích người bệnh xây dựng ý thức tự kiểm soát. Đồng thời, người điều dưỡng cũng phải là một mô hình mẫu, thể hiện sự quan tâm tới lợi ích của người khác, có suy nghĩ sáng tạo và một thái độ linh hoạt, hài hước khi tiếp xúc với các đối tượng người khác nhau.
- Biện hộ cho người bệnh
Biện hộ nghĩa là thúc đẩy những hành động tốt đẹp nhất cho người bệnh, bảo đảm cho những nhu cầu của người bệnh được đáp ứng. Ngoài ra, người điều dưỡng còn có vai trò là người lãnh đạo, người quản lý, người làm công tác nghiên cứu điều dưỡng và là những chuyên gia giỏi về chăm sóc lâm sàng.
3. Điều dưỡng viên làm việc ở đâu?
Là một điều dưỡng viên, bạn có thể lựa chọn làm việc trong các cơ sở y tế từ trung ương đến địa phương, các phòng khám bệnh tư nhân, chăm sóc sức khỏe tại nhà cho các bệnh nhân lớn tuổi, hoặc thậm chí là tham gia thực hành điều dưỡng trung học và y tá tại các cơ sở y tế, tham gia vào thị trường lao động trong môi trường quốc tế tại Việt nam và nước ngoài.
Nhìn chung, khi trở thành một điều dưỡng viên, bạn có khá nhiều lựa chọn nơi để công tác, phụ thuộc vào mong muốn cũng như điều kiện cá nhân bạn có.
4. Học nghề điều dưỡng ở đâu?
Để được đào tạo trở thành một điều dưỡng viên, bạn có thể học tập tại các trường đại học, cao đăng trên toàn quốc như: Đh Y Hà Nội, Đh Y tế cộng đồng, ĐH Y Huế, CĐ Y tế Hà Nội, CĐ Y tế Hà Đông, CĐ Asean, CĐ Y tế Hà Nam, hệ trung cấp trong Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM), hệ trung cấp trường Đại học Y dược TP. HCM, ngành điều dưỡng đa khoa Trường trung học Tư thục Kinh tế Kỹ thuật Phương Nam. (TP.HCM), Trường Trung cấp Tư thục Kỹ thuật và Công nghệ Cửu Long, Trường Trung cấp Tư thục Điều dưỡng và Kỹ thuật Y tế Hồng Đức,……
Dường như những người phục vụ trong ngành y tế đòi hỏi cần phải có những tố chất và kỹ năng đặc biệt hơn so với những ngành nghề khác.
- Yêu nghề và có y đức: Công việc của các nhà điều dưỡng rất vất vả với khối lượng công việc lớn. Chỉ có lòng yêu nghề mới có thể giúp họ đủ tự tin và vững vàng khi làm nghề.
- Bình tĩnh: Điều dưỡng viên nhiều kinh nghiệm cũng khó có thể chịu đựng với những trường hợp như bệnh nhân qua đời trước mắt mình hay tình trạng biểu hiện của những bệnh nhân nặng. Điều dưỡng viên phải có trách nhiệm giữ tình trạng bản thân cân bằng và không được rơi vào tình trạng căng thẳng. Chính sự bình tĩnh của điều dưỡng viên trong các tình huống nghiêm trọng này sẽ tạo ra một môi trường ổn định cho bệnh nhân và bình ổn tâm lý bệnh nhân tốt nhất.
- Lòng trắc ẩn: Điều dưỡng viên phải chăm sóc và lòng trắc ẩn mang đến cho bệnh nhân sự thoải mái và yên tâm. Bệnh nhân cảm thấy khó chịu vì bệnh tật hoặc chấn của họ, và một lời an ủi động viên từ điều dưỡng viên mang đến những tác động tâm lý ổn định tốt hơn các điều trị tâm lý. Điều dưỡng viên thường xuyên quan tâm đến cảm xúc của bệnh nhân sẽ giúp cải thiện đáng kể trạng thái cảm xúc và bệnh lý của bệnh nhân.
- Linh hoạt: Điều dưỡng viên phải linh hoạt vì điều dưỡng viên thường xuyên phải làm việc liên tục trong nhiều giờ cũng như những ngày cuối tuần và ngày lễ. Nhiều bệnh viện, các trung tâm chăm sóc sức khỏe yêu cầu điều dưỡng viên phải luôn trong tình trạng sẵn sàng khi có cuộc gọi khẩn cấp.
- Cẩn trọng: Điều dưỡng viên phải luôn cẩn trọng ở tất cả các hoạt động trong mọi tình huống để đảm bảo rằng các quy trình chăm sóc sức khỏe là chính xác. Điều dưỡng viên phải đảm bảo rằng không gây ra những sai lầm trong quá trình chăm sóc bệnh nhân vì sai lầm trong điều dưỡng sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Ngoài ra điều dưỡng viên phải chú ý đến các chi tiết trong các hạng mục điều trị của bệnh nhân để dùng thuốc đúng và quản lý quy trình chăm sóc một cách hiệu quả và tốt nhất
- Ân cần: Điều dưỡng cần tận tình với bệnh nhân. Cần phải đồng cảm và chia sẻ sự đau đớn với người bệnh và luôn động viên, an ủi.
- Tính mềm mỏng và có nguyên tắc: Người y tá đồng thời còn là “một nhà tâm lý” có khả năng xem xét và đánh giá tinh thần người bệnh trong mỗi giai đoạn. Đồng thời, họ cũng phải biết yêu cầu cao và có nguyên tắc: không đùa cợt hay tiếp xúc suồng sã với bệnh nhân.
Ngoài những phẩm chất trên, một điều dưỡng tốt còn cần phải:
- Am hiểu về thuốc
Thông thường, bác sĩ sẽ cho toa thuốc trừ khi điều dưỡng viên là người làm việc lâu năm có nhiều kinh nghiệm chuyên môn chẳng hạn như điều dưỡng chuyên về lĩnh vực lâm sàng. Điều dưỡng viên có thể sử dụng kỹ năng đánh giá của họ để xác định thuốc mà một bệnh nhân cần và sau đó viết toa thuốc. Bên cạnh đó họ phải cung cấp những đánh giá về tình trạng bệnh nhân tại thời điểm đó để bác sĩ kê toa thuốc. Trong trường hợp tình trạng bệnh nhân không ổn định và việc sử dụng một loại thuốc nào đó không khiến bệnh nhân khá hơn thì điều dưỡng viên phải thông báo ngay để bác sỹ điều chỉnh toa thuốc hoặc ngưng sử dụng đến khi nào tình trạng của bệnh nhân được cải thiện.
- Điều dưỡng là nghệ thuật:
Một phần của nghệ thuật điều dưỡng là biết cái gì là sai khi tất cả mọi thứ dường như đúng. “Cảm giác quen thuộc” là một phần quan trọng đối với điều dưỡng viên thành công và an toàn với bệnh nhân. Một điều dưỡng viên phải liên tục cập nhật những thông tin liên quan đến bệnh nhân và phải biết cân nhắc thông tin nào là quan trọng vào thời điểm đó và lúc đó “nghệ thuật điều dưỡng” phát triển mạnh. Phần khoa học của điều dưỡng được phát triển từ giá trị phòng thí nghiệm được gọi là bệnh lý của bệnh nhân và quan trọng là dấu hiệu bệnh lý. Tất các giá trị phải được giải thích và được quyết định cho việc chăm sóc, cùng với ý thức của điều dưỡng viên về những nhu cầu hiện tại của bệnh nhân. Khi một điều dưỡng viên biết kết hợp giữa khoa học về điều dưỡng và nghệ thuật điều dưỡng thì điều dưỡng viên sẽ thành công và được các bệnh nhân yêu mến.
- Có kỹ năng chuẩn xác:
Khả năng để làm một đánh giá toàn diện về mặt thể chất của bệnh nhân là một kỹ năng rất quan trọng đối với điều dưỡng viên. Một đánh giá thường được tập hợp dữ liệu về các điều kiện trong bệnh lý. Một phần của đánh giá là nghe tim phổi và mạch đập nhưng một đánh giá toàn diện bao gồm nhiều chi tiết hơn. Những đánh giá làm hằng ngày trong mỗi ca, có thể là nhiều hay ít tùy thuộc vào các điều kiện ở một thời điểm thích hợp. Mục đích của việc đánh giá bệnh nhân là ghi nhận lại tiến độ và nhận ra càng sớm càng tốt bất kỳ thay đổi nào trong điều kiện đó.
- Luôn luôn lắng nghe
Đó là điều quan trọng để các điều dưỡng viên nhớ rằng chăm sóc bệnh nhân là điều dưỡng và họ không phải là máy móc. Thường các trang thiết bị thông báo với điều dưỡng viên rằng bệnh nhân ổn nhưng bệnh nhân thường nói với điều dưỡng viên là không. Máy móc có thể sai sót và thường chỉ đưa ra một hình ảnh về bệnh nhân trong khi thực tế bệnh nhân có muôn vẻ. Lắng nghe những gì bệnh nhân nói, cả bằng lời hoặc không lời, đó là công cụ quan trọng chăm sóc bệnh nhân và lúc đó điều dưỡng viên quên lãng các trang thiết bị.
Là một người đã có kinh nghiệm 40 năm gắn bó với nghề điều dưỡng, từ những năm còn trong chiến tranh gian khổ, đến những ngày hòa bình lập lại và cho đến hôm nay – khi đất nước đang ngày càng “thay da đổi thịt”, cô Nguyễn Thị Bích Ngọc – Điều Dưỡng Trưởng Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt chia sẻ:
“Hình ảnh y tá thời trước (bây giờ là điều dưỡng) ở chiến trường có tâm tự phát, với tình yêu thương đồng đội, có thể thức cả đêm chăm sóc bệnh nhân, cho các chiến sĩ bị thương dựa vai, hoàn cảnh hồi đó khó khăn không có giường bệnh như bây giờ, có những trường hợp cõng, bế, lau rửa… Thậm chí đến bây giờ nếu có những hình ảnh đó thì xã hội cũng chỉ cho rằng cá nhân cô y tá tốt thôi. Thời kỳ mở cửa tôi có thời gian làm việc tại môi trường bệnh viện Nhi Thụy Điển, có cơ hội tiếp xúc, học tập và nhận được sự chỉ đạo của chuyên gia Thụy Điển, có cơ hội tiếp xúc, và tôi thấy nước ngoài coi trọng sự chăm sóc toàn diện và đó cũng là nhu cầu của bệnh nhân…”
Những chia sẻ thật lòng của một người “chị cả” trong ngành điều dưỡng cũng đã thể hiện phần nào ưu tư của cô về nghề. Phải yêu nghề, tâm huyết lắm với nghề, cô Ngọc mới trăn trở như vậy.
Cô cũng kể nhiều chuyện cô đã chứng kiến trong 40 năm làm điều dưỡng của mình. Có những chuyện khó nói khi điều dưỡng khác giới chăm sóc bệnh nhân, những hiểu lầm và có cả những biểu hiện không hợp tác của người bệnh. Cô nhớ mãi câu chuyện của một điều dưỡng nam dù không được coi trọng nhưng vẫn âm thầm, nhẹ nhàng với công việc của mình. Câu nói của cậu điều dưỡng ấy chính là bài học mà cô hay lấy làm tấm gương khi đào tạo các điều dưỡng trẻ “Chị có thể không tôn trọng em thế nào cũng được, nhưng xin chị tôn trọng chiếc áo mà em đang mặc, đó là tất cả những gì tốt đẹp nhất em có được”.
Theo cô Ngọc, để làm tốt công việc này, việc đầu tiên là các em phải gạt bỏ hết những định kiến của mọi người, chuyên tâm vào công việc và luôn coi người bệnh là người nhà của mình, chăm sóc người bệnh cũng giống như chăm sóc chính gia Câu chuyện của điều dưỡng trẻ Nguyễn Thị Nhung tại bệnh viện Ung Bướu Hưng với bệnh nhân ung thư dạ dày di căn giai đoạn cuối là một minh chứng về tấm lòng của điều dưỡng đối với bệnh nhân. Nhung không chỉ là điều dưỡng nữa mà trở thành người thân của bệnh nhân, để rồi những giây phút cuối cùng, người bệnh chỉ gọi tên em. “Em thấy bác mệt quá rồi, em muốn tắm gội cho bác và thực sự cảm thấy thanh thản sau khi hoàn tất việc tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo mới cho bác trước khi bác về thế giới bên kia”. Nhung nghẹn ngào kể lại.
Không chỉ những người như cô Ngọc với hơn 40 năm gắn bó nên yêu nghề như yêu cuộc sống của mình, các bạn trẻ như Nhung cũng có trái tim nhiệt huyết như vậy với nghề. Điều ấy cho chúng ta niềm tin và cũng cho chúng ta hy vọng, mỗi người một tiếng nói, để điều dưỡng có được sự tôn trọng nhất định và ngược lại, điều dưỡng cũng đáp lại sự tin tưởng đó bằng tình yêu, bằng trách nhiệm nghề nghiệp.
Việc chǎm sóc, nuôi dưỡng bắt đầu từ những bà mẹ. Bà mẹ là người đầu tiên chǎm sóc, bảo vệ con từ lúc lọt lòng. Và việc đó được duy trì cho tới ngày nay. Mặt khác từ thời xa xưa, do kém hiểu biết, con người tin vào thần linh và cho rằng “thần linh là đấng thiên nhiên có quyền uy”, “thượng đế ban cho sự sống cho muôn loài”…Khi có bệnh họ mời pháp sư đến, vừa điều trị, vừa cầu kinh, sợ hãi và tuyệt vọng van xin thần linh tha mạng sống cho người bệnh! Khi có người chết, họ cho rằng đó là “tại số, tại trời, tại thần linh không cho sống”. Các đền miếu được xây dựng để thờ thần thánh và dần dần trở thành những trung tâm chǎm sóc và điều trị bệnh nhân. Tại đây có các pháp sư trị bệnh và các nhóm nữ vừa giúp lễ, vừa phụ giúp chǎm sóc bệnh nhân. Từ đó hình thành mối liên kết y khoa, điều dưỡng và tôn giáo.
Bạn có biết người phụ nữ đầu tiên trên thế giới được suy tôn là nữ điều dưỡng là ai không? Đó là bà Phoebe (Hy Lạp).
Thời kỳ viễn chinh ở châu Âu, bệnh viện được xây dựng để chǎm sóc số lượng lớn những người hành hương bị đau ốm có những người tham gia việc chǎm sóc sức khỏe cho tất cả mọi người. Nghề điều dưỡng bắt đầu trở thành nghề được coi trọng.
Đến thế kỷ thứ 16, chế độ nhà tù ở Anh và châu Âu bị bãi bỏ. Các tổ chức tôn giáo bị giải tán, dẫn đến sự thiếu hụt trầm trọng người chǎm sóc bệnh nhân. Những người phụ nữ phạm tội bị giam giữ được tuyển chọn làm điều dưỡng, thay vì thực hiện án tù; còn những người phụ nữ khác chỉ chǎm sóc gia đình mình thôi. Bối cảnh này tạo ra những quan niệm và thái độ xấu của xã hội đối với điều dưỡng.
Giữa thế kỷ thứ 18 đầu thế kỷ thứ 19, việc cải cách xã hội thay đổi vai trò người điều dưỡng, vai trò của người phụ nữ trong xã hội nói chung cũng được cải thiện. Trong thời kỳ này, một phụ nữ người Anh đã được thế giới tôn kính và suy tôn là người sáng lập ra ngành điều dưỡng. Đó là Florence Nightingale (1820-1910). Bà sinh ra trong một gia đình giàu có ở Anh nên được giáo dục chu đáo. Bà biết nhiều ngoại ngữ, đọc nhiều sách triết học, tôn giáo, chính trị.
Ngay từ nhỏ, bà đã thể hiện thiên tính và hoài bão được giúp đỡ người nghèo khổ. Bà đã vượt qua sự phản kháng của gia đình để vào học và làm việc tại bệnh viện Kaiserweth (Đức) nǎm 1847. Sau đó bà học thêm ở Paris (Pháp) vào nǎm 1853. Những nǎm 1854-1855, chiến tranh Crime nổ ra, bà cùng 38 phụ nữ Anh khác được phái sang Thổ Nhĩ Kỳ để phục vụ các thương binh của quân đội hoàng gia Anh. Tại đây bà đã đưa ra lý thuyết về khoa học vệ sinh trong các cơ sở y tế và sau 2 nǎm bà đã làm giảm tỷ lệ chết do nhiễm khuẩn từ 42 xuống còn 2%.
Đêm đêm, Florence một mình cầm ngọn đèn dầu đi tua, chǎm sóc thương binh, bà đã để lại hình tượng cho những người thương binh hồi đó. Chiến tranh chưa kết thúc, Florence đã phải trở lại nước Anh. Cơn “sốt Crimea” và sự cǎng thẳng của những ngày ở mặt trận đã làm cho bà mất khả nǎng làm việc. Bà được dân chúng và những người lính Anh tặng món quà 50.000 bảng Anh để chǎm sóc sức khỏe.
Vì sức khỏe không cho phép tiếp tục làm việc ở bệnh viện, Florence đã lập ra hội đồng quản lý ngân sách 50.000 bảng Anh để thành lập trường đào tạo điều dưỡng đầu tiên trên thế giới ở nước Anh vào nǎm 1860. Trường điều dưỡng Nightingale cùng với chương trình đào tạo một nǎm đã đặt nền tảng cho hệ thống đào tạo điều dưỡng không chỉ ở Anh mà còn ở nhiều nước trên thế giới.
Để tưởng nhớ công lao của bà và khẳng định quyết tâm tiếp tục sự nghiệp mà Florence đã dày công xây dựng, Hội đồng điều dưỡng thế giới đã quyết định lấy ngày 12 tháng 5 hàng nǎm là ngày sinh của Florence Nightingale, làm ngày điều dưỡng quốc tế. Bà đã trở thành người mẹ tinh thần của ngành điều dưỡng thế giới.
Hiện nay ngành điều dưỡng của thế giới đã được xếp là một ngành riêng biệt, ngang hàng với các ngành nghề khác. Có nhiều trình độ điều dưỡng khác nhau: trung học, đại học, trên đại học. Nhiều cán bộ điều dưỡng đã có bằng tiến sĩ, thạc sĩ…. và nhiều công trình khoa học mà các giáo sư, tiến sĩ hệ điều trị phải coi trọng.
Sơ lược lịch sử điều dưỡng Việt Nam
Cũng như các nơi trên thế giới, từ thời xa xưa các bà mẹ Việt Nam đã chǎm sóc, nuôi dưỡng con cái và gia đình mình. Bên cạnh những kinh nghiệm chǎm sóc gia đình, các bà đã được truyền lại các kinh nghiệm dân gian của các lương y trong việc chǎm sóc người bệnh. Lịch sử y học của dân tộc ghi rõ phương pháp dưỡng sinh, đã được áp dụng trong việc điều trị và chǎm sóc người bệnh. Hai danh y nổi tiếng thời xưa của dân tộc ta là Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và Tuệ Tĩnh đã sử dụng phép dưỡng sinh để trị bệnh rất có hiệu quả.
Thời kỳ Pháp thuộc, trước nǎm 1900, họ đã ban hành chế độ học việc, cho những người muốn làm việc ở bệnh viện. Việc đào tạo không chính quy mà chỉ là chỉ việc cầm tay. Họ là những người giúp việc thạo kỹ thuật, vững tay nghề và chỉ phụ việc bác sĩ mà thôi.
Việc đào tạo điều dưỡng ở nước ta ngày càng được quan tâm. Các cơ sở đào tạo nghề điều dưỡng ngày càng được mở ra nhiều, tạo điều kiện cho những ai muốn học nghề ngày.