Doanh nhân khởi nghiệp làm gì?
Không có bất kỳ một quy chuẩn nào cho công việc của một doanh nhân. Họ sẽ làm bất kỳ công việc nào cần thiết nhằn giải quyết những vấn đề của người khác nhằm mục đích kiếm lợi nhuận.
Những công việc của doanh nhân có thể bao gồm:
- Là người đại diện cho các cổ đông, chủ sở hữu của doanh nghiệp
- Trực tiếp điều hành doanh nghiệp
- Phát triển, vận hành các doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm mục đích kiếm lợi nhuận.
Đối với một doanh nhân khởi nghiệp, thường thì họ sẽ phải xây dựng một bộ máy hoạt động ngay từ những bước đầu tiên để thực hiện ý tưởng của mình, chứ không chỉ làm việc như một giám đốc được thuê để quản lý một doanh nghiệp đã có một guồng máy chạy sẵn. Công việc này đòi hỏi rất nhiều công sức, năng lượng cũng như tiền bạc, bởi vì từ ý tưởng cho tới hiện thực là một khoảng cách rất xa. Ý tưởng là gì không quan trọng bằng khả năng thực thi lớn như thế nào. Có rất nhiều lời khuyên của những người đi trước về vấn đề này, trong đó có người cho rằng chỉ nên khởi nghiệp với 1 ý tưởng cũ và mình làm tốt hơn là có thể có lãi, đảm bảo khả năng thành công cao hơn nhiều. Đừng “quyết chiến” với 1 ý tưởng mà chưa từng tồn tại trên thế giới bao giờ, khả năng thất bại sẽ rất cao.
Doanh nhân khởi nghiệp là ai?
Doanh nhân không phải là người có nhiều tiền, được gọi là doanh nhân có từ “nhân” đằng sau thì họ phải theo 1 cái gì đó lớn hơn chính sự thoả mãn giàu sang của bản thân. Khởi nghiệp là để thoả mãn ước mơ, đam mê và vì những gì xung quanh xã hội mình đang sống. Họ luôn cân nhắc môi trường và lợi ích của người tiêu dùng với từng sản phẩm và dịch vụ của họ. Làm ra tiền bằng mọi cách chính đáng chứ không phải bằng mọi giá.Tại Việt Nam và trên thế giới, có rất nhiều bạn trẻ đã bước vào con đường khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng và từ đó phấn đấu để đạt được những thành công rực rỡ, như anh Điệp, CEO của Vatgia, chị Chi Anh chủ chuỗi nhà hàng The Kafe và rất nhiều cái tên khác.
Doanh nhân khởi nghiệp làm việc ở đâu?
Doanh nhân khởi nghiệp có thể làm việc tại bất kỳ đâu, tùy theo mong muốn và sở trường của họ. Thường thì các doanh nhân khởi nghiệp sẽ lựa chọn xây dựng công việc kinh doanh dựa trên chuyên môn mà họ có, có thể là công nghệ, n.ghệ thuật hay giáo dục, v.v.
Nơi làm việc của doanh nhân khởi nghiệp cũng rất linh hoạt. Đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, họ chỉ cần một chiếc laptop là có thể làm việc ở bất cứ địa điểm nào. Nhiều doanh nghiệp với vốn nhỏ thường không lựa chọn thuê văn phòng như truyền thống, mà thuê chỗ ở những co-working space để hạ thấp chi phí.
Làm thế nào để trở thành doanh nhân ?
Để trở thành doanh nhân, bạn không thể chỉ học qua trường lớp là đủ, mà còn phải học qua những va chạm kinh doanh thực tế. Tuy nhiên, để xây dựng cho bản thân một nền tảng kiến thức kinh doanh, bạn có thể theo học khoa quản trị kinh doanh ở các trường sau:
– Tại miền Bắc: Đại học Kinh tế (ĐHQGHN), Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính, Đại học Hà Nội, Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương, Đại học Thương Mại;
– Tại miền Nam: Đại học Kinh tế – Luật (ĐHQG TP. HCM), Đại học Tài chính – Marketing, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Ngân hàng, v.v.
Đặc biệt, trường Đại học RMIT có chuyên ngành Khởi nghiệp dành cho các bạn muốn đi theo con đường này.
Để trở thành một doanh nhân khởi nghiệp, bạn cần hội tụ đủ và rèn luyện thêm rất nhiều loại tố chất.
- Chăm chỉ: Một người nào đó đã nói, nếu như bạn nghĩ rằng có thể thoát khỏi công việc bàn giấy 40 giờ một tuần bằng cách khởi nghiệp thì hãy trông đợi rằng bạn sẽ phải làm việc tới 80 giờ một tuần cho doanh nghiệp của bạn. Không có doanh nhân khởi nghiệp nào là rảnh rỗi cả;
- Suy nghĩ tích cực: Sự tích cực và lạc quan sẽ giúp bạn đứng vững qua những thử thách của con đường khởi nghiệp vốn đầy chông gai và sóng gió;
- Lòng ham học hỏi: Muốn trở thành một doanh nhân, bạn phải không ngừng trau dồi thêm những kiến thức mới để bắt kịp với những xu hướng của thị trường, không chỉ là qua sách vở mà còn phải thông qua thực tế;
- Tính sáng tạo: Tính sáng tạo của doanh nhân chính là thứ giúp họ có thể nhìn ra và giải quyết những vấn đề trong cuộc sống và công việc một cách khác biệt và hiệu quả.
5 start up Việt Nam đáng chú ý trong năm 2016
Tuy thương mại điện tử và mạng xã hội vẫn là lĩnh vực nhận được nhiều ưu ái và lựa chọn để phát triển, nhưng hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam cũng đang nóng lên bởi những “chiến binh” đến từ các lĩnh vực khác như công nghệ tài chính, công nghệ giáo dục và công nghệ nông nghiệp.
Trang thông tin Dealstreetasia đã chọn ra năm công ty khởi nghiệp đã đạt được những tiến bộ vượt bậc và có tiềm năng trở thành mục tiêu của các nhà đầu tư. Sau đây là 5 công ty khởi nghiệp Việt Nam không thể xem thường trong năm 2016:
Umbala nhắm đến kênh truyền hình cá nhân
Thành lập năm 2015, Umbala gây chú ý khi được gọi là Snapchat “phiên bản Việt” khi chiến thắng trong cuộc thi Forbes Vietnam Startup. Sản phẩm của Umbala cho phép người dùng tạo ra các video clip dài 12 giây và sẽ tự hủy sau 12 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, mục tiêu chủ yếu mà Umbala nhắm đến là trở thành “truyền hình cá nhân thế hệ mới”, theo lời anh Thảo Nguyễn, CEO và đồng sáng lập của Umbala.
“Khi chuyển đến Sillicon Valley, chúng tôi nhận được rất nhiều phản hồi và quyết định nhắm đến mục tiêu lớn hơn. Umbala sẽ cho phép người dùng xem các tin tức và sự kiện mới nhất được đăng bởi chính người dùng ở địa phương đó, trên khắp thế giới. Ví dụ, nếu bạn tò mò về sự kiện diễn ra ở Paris, bạn có hoàn toàn có thể xem nó thông qua ứng dụng Umbala”.
Umbala vừa ra mắt phiên bản mới vào những ngày đầu năm 2016, tại các trường đại học và thành phố ở My, bao gồm Stanford, Harvard và UC Berkeley. Anh Thảo Nguyễn cũng cho biết Umbala đã nhận được tài trợ từ 500 Startups và SOSVentures sau cuộc thi của Forbes.
“Chúng tôi đang chuẩn bị cho giai đoạn gọi vốn đầu tiên. Các vòng gọi vốn ở Mỹ thường trị giá 1 triệu USD”, anh cho biết.
How.vn có thể được tài trợ
How.vn là một website cung cấp các video clip về các meo vặt và thông tin hữu ích về các lĩnh vực đa dạng; từ giáo dục, công nghệ cho đến công thức nấu ăn. Được phát triển bởi TC Vietnam Co Ltd, một doanh nghiệp đặt tại TPHCM chuyên cung cấp dịch vị online marketing và digital content. Hiện How.vn đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Vẫn chưa phải là cái tên được nhiều người biết đến, so với những startup khác tại Việt Nam. Nhưng thú vị ở chỗ đã có tin đồn startup này đã nhận được 2 triệu USD tiền đầu tư từ một công ty truyền thông của Úc để phát triển một nền tảng giáo dục trực tuyến chủ yếu dựa trên video. Rất có thể sẽ có nhiều tin tức hơn nữa từ How.vn trong năm 2016.
Lozi nhắm đến thị trường khu vực
Liệu Lozi có trở thành Foody thứ hai không – một startup mạng xã hội về thức ăn khác của Việt Nam đã nhận được vốn series C và mở rộng thị trường kinh doanh sang một vài nước châu Á?
Lozi cho biết họ đã raised được khoản tiền lên đến 7 chữ số qua một vòng gọi vốn series A vào tháng 12, với hai nhà đầu tư là Golden Gates Ventures và DesignOne Japan Inc. Những người đứng đầu của Lozi cũng bày tỏ hy vọng đặt chân ra thị trường khu vực.
Ba nhà sáng lập của Lozi, vốn nghỉ học giữa chừng, đã được đào tạo trong chương trình Vietnam Silicon Valley. Trần Minh Sơn – người sáng lập đầu tiên – cho biết mạng xã hội về ăn uống có hình thức giống Pinterest khác biệt với Foody chính là nhờ vào sự tương tác sâu hơn với người dùng.
Hiện tại, Lozi đã đạt 500.000 lượt tải ứng dụng và có hơn 600.000 người dùng đăng kí trên website với hơn 4 triệu lượt view mỗi tháng. Mặc dù trị giá của vòng gọi vốn mới nhất vẫn chưa được tiết lộ, các nguồn tin cho biết Golden Gate Ventures và DesignOne Japan định giá Lozi ở mức 2 triệu USD. Tiền đầu tư sẽ được sử dụng cho việc nghiên cứu và phát triển, cũng như mở rộng ra các thành phố khác trong Việt Nam và khu vực trong hai năm tới.
MimosaTek muốn đưa ứng dụng công nghệ vào quy trình làm nông
Công nghệ trong nông nghiệp là một trong những từ khóa của giới khởi nghiệp ở Việt Nam trong năm 2015. Nhờ vào sự chú ý ngàng càng dâng cao đến công nghệ nông nghiệp mà đã có nhiều startup chú trọng đến lĩnh vực này hơn, và một vài startup đã được tài trợ. Một trong số đó là MimosaTek, phát triển sau khi tốt nghiệp từ Topica Founder Institute và giành được 15.000 USD tiền vốn ban đầu từ một cuộc thi vào tháng 12 năm 2015.
Là công nghệ IoT (Internet of Things) cho nông nghiệp, Mimosa Tek giúp nông dân quản lý vụ mùa tốt hơn bằng cách cung cấp thông tin và kiến thức hữu ích về làm nông, cũng như các dự đoán để giảm thiểu rủi ro.
“Số tiền thưởng quả là đáng kể, nhưng giải nhất của chương trình Go Live! Vietnam Venture Cup có một ý nghĩa hoàn toàn khác với chúng tôi, vì giải thưởng này do khán giả tham dự bình chọn sau khi ban giám khảo chọn ra top 3. Công chúng đã chú ý đến những gì mà MimosaTek đã làm, đồng nghĩa với việc mọi người muốn đóng góp cho lĩnh vực nông nghiệp dựa vào công nghệ” – CEO và nhà sáng lập Nguyễn Khắc Minh Trí của MimosaTek phát biểu.
LoanVi hướng đến người dùng không sử dụng ngân hàng
Năm 2016, LoanVi.com là một trong trong những startup tại Việt Nam về công nghệ tài chính đã thu hút được sự chú ý.
Nền tảng cho vay trực tuyến và trực tiếp này là một “tân binh” sở hữu 10.000 USD “bảo hộ” từ dự án Vietnam Silicon Valley. Ra mắt vào năm 2015, LoanVi muốn làm cầu nối giữa nhà đầu tư với các cá nhân chưa tiếp cận được dịch vụ ngân hàng, bằng cách tạo ra một kênh vay vốn hiệu quả giúp cho người vay có được khoản vay và cho nhà đầu tư có được nguồn lợi nhuận ổn định.
LoanVi ban đầu thu hút đầu tư từ SparkLabs, nhà đầu tư hàng đầu Seoul, đồng thời tách ra từ Startup Chile.
LoanVi sẽ phải đối mặt với tính hoài nghi mặc định của người Việt Nam đối với mô hình kinh doanh tài chính như thế này, và quá trình định hướng người dùng này ắt sẽ có nhiều diễn biến thú vị.
Theo Dealstreeasia, dịch bởi DreamPlex.
Thành công do các yếu tố khách quan thuận lợi chỉ góp một phần nhỏ, Nhưng yếu tố quyết định chủ yếu là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của người kinh doanh.
khoi nghiep kinh doanh
Adam Khoo – Triệu phú trẻ tuổi người Singapore đã nói rằng : “Thành công không phải là một yếu tố bẩm sinh mà là kết quả của một quá trình nỗ lực”, Adam Khoo cũng cho rằng : “Không ai có thể kiểm soát được những vấn đề sẽ xảy ra với mình, nhưng chúng ta có thể kiếm soát cách mà mình phản ứng với những vấn đề đó. Và thực sự, cách phản ứng mới là yếu tố quyết định thành công của một cá nhân”.
Đối với những người mới bắt đầu khởi nghiệp, nên chú ý 3 lời khuyên sau đây:
Xác định rõ ràng mục tiêu cho bản thân
Vào năm 1952, ĐH Yale (Mỹ) thực hiện một nghiên cứu đối với những sinh viên tốt nghiệp, trong đó chỉ có 3% sinh viên xác định rõ ràng được mục tiêu cho định hướng phát triển của bản thân, còn tới 97% sinh viên vẫn chưa xác định được mục tiêu của mình sau khi tốt nghiệp.
Sau 20 năm, Yale thực hiện một khảo sát tiếp theo với chính những sinh viên này. Kết quả thu được là tổng thu nhập của 3% sinh viên có mục tiêu rõ ràng cao hơn 3 lần tổng số thu nhập của 97% sinh viên chưa xác định được mục tiêu của mình. Điều này đã cho thấy rằng, có thể tạo nên sự khác biệt trong cùng một môi trường đào tạo khi xác định rõ ràng được mục tiêu cho bản thân mình.
Việc xác định rõ ràng mục tiêu cho bản thân sẽ định hướng cho mỗi người chúng ta phác thảo ra được con đường đi và những nguồn lực mà bản thân cần có được để tạo lập sự nghiệp. Khi đó, khả năng nhận biết các cơ hội tiềm năng cũng nhạy bén hơn.
Tự tin là mình sẽ thành công
Tin tưởng mãnh liệt vào khả năng của bản thân mình và khao khát thành công chính là nguồn lực thôi thúc mỗi cá nhân nỗ lực thực hiện các kế hoạch đã đề ra. Mỗi người có một mục tiêu làm giàu không giống nhau nhưng điểm chung chính là nhờ mục tiêu đã đề ra đó thúc đẩy cá nhân không bỏ cuộc.
“Những lúc gặp thất bại hay khó khăn, bạn nên nghĩ đến lý do khiến mình bắt đầu và hãy lấy động lực từ đó để đứng dậy tiếp tục đi”, triệu phú trẻ Adam Khoo chia sẻ.
Lập chiến lược thích hợp cho sự nghiệp của bản thân
Điều hiển nhiên mà các doanh nhân đều phải đối diện trong quá trình kinh doanh đó là sự thất bại. Tuy nhiên, đối với sự thất bại, có 3 dạng thức như sau:
Đầu tiên là những người bỏ cuộc ngay từ lần đầu tiên thất bại. Nguyên nhân mà những người này đưa ra biện minh cho sự thất bại này là do mọi thứ xung quanh, trừ họ ra. Dần dần, những cá nhân này không thể tìm ra cho mình được lối thoát để giải quyết vấn đề vì những suy nghĩ bi quan đã được hình thành nên như: tôi không thể thành công, tôi không có khả năng làm gì cả, cuộc sống quá khắc nghiệt, kinh doanh quá khó khăn với tôi… Vì vậy, những cá nhân này, nếu muốn thành công thì họ phải thay đổi suy nghĩ, nếu họ không thay đổi suy nghĩ và dấn thân nhiều hơn thì họ không thể nào thành công. Hãy luôn đặt câu hỏi “Làm thế nào để thực hiện được điều mình muốn, Làm thế nào…?”
Thứ hai là những người không bao giờ từ bỏ khi thất bại. Nhóm người này luôn kiên trì bám đuổi mục tiêu cho đến khi không còn đủ khả năng để tiếp tục. Kiên trì là một điều tốt, nhưng nếu như họ không đủ tỉnh táo để nhân ra lý do vì sao họ thất bại để sửa chữa thì có thể gọi là mù quáng. Nếu bạn làm mọi thứ cùng một cách nhiều lần thì chắc chắn sẽ chỉ dẫn đến cùng một kết quả, đó là điều không thể nào tránh khỏi. Hãy ghi nhớ câu nói “Muốn có những gì chưa từng có hãy làm những việc chưa từng làm”
Thứ ba là những người có được cả sự kiên trì và tỉnh táo khi kinh doanh. Bên cạnh niềm tin vững chắc để kiên trì theo đuổi mục tiêu thì mỗi cá nhân cần xây dựng chiến lược phù hợp cho sự nghiệp của mình. Nếu chiến lược không thành công thì điều các nhà kinh doanh trẻ cần làm là ngừng trách móc sự yếu kém của bản thân hoặc đổ lỗi cho khách quan, hãy tỉnh táo tìm hiểu nguyên nhân thất bại để thay đổi một chiến lược mới tốt hơn.
Tóm lại, khi bắt đầu tạo dựng sự nghiệp, có thể bạn sẽ gặp phải không ít những khó khăn, tuy nhiên, hãy kiên trì và tỉnh táo để theo đuổi ước mơ của mình, không có sự nỗ lực nào mà lại không đem lại kết quả cả. Và dù kết quả đó không như mình mong muốn thì bạn vẫn hãy vui vì ít ra, một kinh nghiệm khởi nghiệp đã được thiết lập để bạn đem đi chia sẻ lại cho bạn bè và mọi người.
Nguồn tham khảo:
https://www.facebook.com/notes/nguy%E1%BB%85n-hi%E1%BB%87p/kh%E1%BB%9Fi-nghi%E1%BB%87p-gi%E1%BA%A5c-m%C6%A1-%C4%91%E1%BA%A1i-gia-d-h%C3%A0nh-tr%C3%ACnh-tay-tr%E1%BA%AFng-l%C3%A0m-n%C3%AAn/10151142109489881
http://careerbuilder.vn/vi/talentcommunity/hay-khoi-nghiep-dung-ngai.35A51100.html
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/221578/nguyen-ha-dong-mot-nam-sau.html
http://21-7.com/loi-khuyen-huu-ich-cho-nhung-ai-muon-khoi-nghiep-kinh-doanh.html