Fixi.vn – Bạn đã bao giờ sợ các môn khoa học tự nhiên, hay đã từng ” phát cuồng” vì những con số? Giáo viên dạy Khoa học tự nhiên có phải là ác mộng hay là nguồn cảm hứng? Trở thành một giáo viên dạy khoa học sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho ai yêu thích những con số.
Mục Lục Bài Viết
Giáo viên dạy khoa học tự nhiên là ai?
Khoa học tự nhiên được phân thành nhiều ngành khác nhau như Sinh học, Hóa học, Vật lý, Thiên văn học, Khoa học trái đất, Khí quyển học, Hải dương học.
Giáo viên các môn khoa học tự nhiên là người giảng dạy các môn học này cho học sinh của mình. Là người trực tiếp giảng dạy, lên kế hoạch, lộ trình phân chia các tiết học, bài học nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường sao cho phù hợp để học sinh có thể lĩnh hội kiến thức, kĩ năng cần có.
Bên cạnh môi trường làm việc chính của các giáo viên là tiếp xúc với học sinh trên lớp học, các giáo viên môn khoa học tự nhiên có những đặc điểm khác biệt với các môn học khác. Các môn khoa học tự nhiên đòi hỏi bên cạnh những kiến thức lý thuyết, giáo viên cần cho học sinh tiến hành các thí nghiệm, thực nghiệm hoặc đưa ra những ví dụ thực tế áp dụng nhằm giúp học sinh hiểu rõ và chính xác hơn bài giảng. Gắn liền lý thuyết với thực hành là một yếu tố quan trọng của những môn học này.
Giáo viên dạy các môn khoa học tự nhiên làm gì?
Công việc cụ thể của giáo viên dạy các môn khoa học tự nhiên:
- Lên kế hoạch, lộ trình giảng dạy cho môn học của mình nhằm giúp học sinh từng bước tiếp cận môn học; chuẩn bị bài giảng hàng ngày có áp dụng những phương pháp cá nhân nhằm hỗ trợ học sinh tiếp thu kiến thức và chương trình giảng dạy lâu dài theo khung chương trình giảng dạy của nhà trường;
- Tiến hành sử dụng đa dạng các phương pháp hỗ trợ giảng dạy như thí nghiệm, thực nghiệm, đi thực tế, các hoạt động thực tiễn khác, thảo luận nhóm…nhằm nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh cả về lý thuyết lẫn thực hành;
- Soạn các bài kiểm tra, bài thi, chấm và báo cáo kết quả cho nhà trường và phụ huynh;
- Thường xuyên theo dõi tiến độ, đánh giá khả năng của học sinh, thảo luận với gia đình và nhà trường để kịp thời đưa ra các biện pháp hỗ trợ các em có học lực kém.
Giáo viên dạy các môn khoa học tự nhiên làm việc ở đâu?
Giáo viên dạy các môn khoa học tự nhiên sẽ giảng dạy:
- Cho học sinh phổ thông tại các trường cấp 2, cấp 3 công lập hoặc dân lập;
- Ngoài ra, với những yêu cầu về bằng cấp và trình độ nhất định, giáo viên có thể giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp về các môn học theo chuyên môn của mình.
Môi trường làm việc của giáo viên dạy các môn khoa học tự nhiên là môi trường giáo dục cũng như những giáo viên dạy các bộ môn khác. Ngoài dạy học trên trường lớp, các giáo viên bộ môn khoa học kĩ thuật cũng có thể mở các lớp dạy thêm bên ngoài, có thể nhấn mạnh hơn vào phần dạy thực hành giúp học sinh có những trải nghiệm tốt hơn so với việc học lý thuyết trên sách vở.
Làm thế nào để theo đuổi nghề giáo viên khoa học tự nhiên?
Các cơ sở đào tạo giáo viên khoa học tự nhiên tại Việt Nam bao gồm:
- Tại miền Bắc: Đại học Sư phạm Hà Nội, , Đại học Tây Bắc, Cao đẳng Sư phạm Hà Nội;
- Tại miền Trung: Đại học Sư phạm Huế;
- Tại miền Nam: Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn theo học các chuyên ngành liên quan tới bộ môn khoa học sẽ giảng dạy như Vật lý, Hóa học, Sinh học, Toán tin… và giảng dạy sau khi tốt nghiệp.
Các trường đào tạo giáo viên dạy khoa học cũng đa dạng như Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Khoa học tự nhiên – ĐHQGHN, ĐH KHTN- ĐHQG TP. HCM, Đại học Lâm nghiệp, Học viện nông nghiệp Việt Nam, Viện Đại học Mở Hà Nội, Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên, Đại học Văn Lang, Đại học Đà Lạt, Đại học An Giang, Đại học Cần Thơ, Cao đẳng kinh tế công nghệ Tp Hồ Chí Minh, Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà…
Tố chất
- Đam mê giáo dục, đam mê khoa học: giáo viên tự nhiên cần có một niềm đam mê với môn mình dạy để từ đó có những cập nhật mới nhất liên quan đến lĩnh vực mình giảng dạy. Ví dụ như ứng dụng từ trường vào ván trượt không chạm đất, hay những lý thuyết mới nhất về vật lý lượng tử, v.v;
- Tính kiên nhẫn: Trong quá trình giảng dạy sẽ có những khi giáo viên phải làm việc cùng với các học sinh có mức độ khả năng tiếp thu kiến thức khác nhau nên giáo viên luôn cần nhẫn nại để giảng giải cho các em;
- Linh hoạt: Bên cạnh việc dạy lý thuyết, giáo viên các môn khoa học tự nhiên cần áp dụng nhiều hình thức học tập khác nhau nhằm nâng cao khả năng thực hành cho các em, do đó, giáo viên cần chủ động và sáng tạo, linh hoạt áp dụng một cách hiệu quả nhất.
Kỹ năng/Kiến thức
- Khả năng giải thích những khái niệm khoa học logic phức tạp bằng những từ ngữ, ngôn ngữ đơn giản phù hợp với đối tượng học sinh, giúp các em nắm được vấn đề nhanh nhất và hiệu quả nhất. Ví dụ như thay vì nỗ lực nêu các định nghĩa về độ cao và độ to của âm thì giáo viên khoa học tự nhiên có thể đơn giản hóa bằng việc liên tưởng độ to của âm giống như việc chỉnh volume của loa, còn độ cao thì giống như việc thay đổi các nốt nhạc đồ, rê, mi, pha, son;
- Kỹ năng giao tiếp: tiếp xúc trực tiếp với các em học sinh, trao đổi với gia đình và nhà trường, giáo viên cần có kỹ năng giao tiếp, truyền đạt thông tin tốt và hiệu quả.
Thầy giáo vật lý nổi tiếng có biệt danh vua trắc nghiệm
Tốt nghiệp đại học và thạc sỹ tại khoa vật lý (Đại học Sư phạm Hà Nội), thầy Phạm Trung Dũng được hàng ngàn học trò biết đến là giáo viên luyện thi nổi tiếng tại hà Nội.
Ít ai biết rằng để có được thành quả như ngày hôm nay, chàng trai Phạm Trung Dũng đã trải qua nhiều vất vả. Sinh ra trong một gia đình nghèo, thầy phải bươn trải và nỗ lực cố gắng không ngừng .
Ấn tượng với những thầy cô giáo luôn coi mình như con, hết lòng vì học trò, anh đã mong ước trở thành giáo viên Vật lý và chọn trường Đại học Sư phạm Hà Nội để thi tuyển. Do hoàn cảnh khó khăn nên ngay sau khi nhập học một tháng, anh đã bắt đầu đi gia sư để kiếm tiền. “Ba học trò đầu tiên đều hơn tôi một tuổi. Sau một năm ôn luyện, hai người đỗ ĐH kinh tế quốc dân, một người trở thành sinh viên ĐH Thương mại”, thầy Dũng tâm sự.
Nhắc đến thầy Phạm Trung Dũng, bất cứ học trò nào cũng đều biết đến biệt danh vua trắc nghiệm. Điều đó đã trở thành thương hiệu riêng của thầy giáo Dũng. Nhớ lại nguồn gốc ra đời của biệt danh đặc biệt này, thầy Dũng chia sẻ: “Khi tôi còn đi học, không có máy tính nên đã phải nhẩm số rất nhiều và rút ra được các cách giải nhanh. Vì vậy, lúc đi dạy, tôi truyền lại kinh nghiệm này để học sinh có thể làm các bài toán đại lượng vật lý dễ dàng”.
Năm 2007, sau khi tổng kết một vấn đề khó và đang đứng trên bục giảng, bỗng một học trò thốt lên “thầy dạy trắc nghiệm thế này đúng là ông vua”. Câu chuyện này từ đó lan truyền và biết danh vua trắc nghiệm xuất phát từ đó.
Để nhận được sự yêu mến học trò, thầy Dũng luôn biết yêu quý, luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các em. Theo anh, kiến thức chỉ là một phần, quan trọng hơn phải đem lại cho các em niềm yêu thích đối với môn học, thấy được cái lợi của việc đi học.
Đối với các hiện tượng vật lý, để giúp các trò dễ tưởng tượng và nhớ lâu, thầy Dũng luôn gắn liền với các vấn đề trong cuộc sống và chuyện tình cảm của lứa tuổi học sinh. Trong bài định luật bảo toàn động lượng, sách giáo khoa đưa ra ví dụ một viên đạn bay vỡ thành hai mảnh khiến học sinh rất khó hình dung. Thầy giáo này đã thay bằng hình ảnh quả chuối bay gãy làm hai khúc gắn với trò chém hoa quả mà nhiều bạn trẻ hay chơi giúp bài học trở nên vui nhộn và dễ hiểu.
Hay để giải thích lực hấp dẫn đối với những vật khối lượng nhỏ là quá bé, thầy liền lấy ví dụ hiện tượng hai bạn trẻ ngồi trong công viên dựa vào nhau đó không phải do lực hấp dẫn của vật lý mà vì “một lực hấp dẫn nào đó”. Những bài giảng hấp dẫn này chính là yếu tố giúp các học sinh có cảm giác đang được đi học chứ không phải bị bắt buộc đến lớp.
Những bài toán bằng ví dụ thực tế giúp học sinh học tốt hơn?
Tại một thời điểm nào đó, chúng ta đã học một số dạng công thức toán có liên quan đến tàu hỏa và lịch chạy của chúng. Chẳng hạn như, nếu một chiếc tàu rời Boston đến New York lúc 7h sáng và đi với tốc độ 60 dặm một giờ, hỏi nó có vượt được xe lửa rời Providence lúc 6h sáng đi với tốc độ 45 dặm một giờ hay không?
Ý tưởng đằng sau bài toán “câu chuyện” này là khuyến khích học sinh bằng một ví dụ có thật ngoài đời mà chúng có thể liên hệ và việc này sẽ củng cố khái niệm toán học. Đó là một trong những suy nghĩ đã có dường khi từ khi toán học được dạy nhưng đó có thể là quan điểm hoàn toàn sai lầm.
Các nhà nghiên cứu tại đại học Ohio đã bắt đầu xác định xem liệu những loại ví dụ như thế này có củng cố toán học cho học sinh hay không. Họ thực hiện một nghiên cứu mà trong đó sinh viên trường cao đẳng được dạy một quy tắc đơn giản nhưng không quen thuộc. Một số sinh viên học nó thông qua các ký hiệu trừu tượng và một số học nó thông qua các ví dụ cụ thể. Sau đó những sinh viên này được kiểm tra về những gì họ được kể là một trò chơi thiếu nhi, quy tắc là sử dụng cùng một quy tắc toán như họ vừa được dạy.
Những sinh viên học quy tắc thông qua ký hiệu làm tốt trong việc hiểu ra trò chơi. Những sinh viên học thông qua ví dụ không làm tốt hơn nếu họ hoàn toàn phỏng đoán. Thí nghiệm này đã chứng minh được giả thuyết của các nhà nghiên cứu là các ví dụ có thật trong cuộc sống có khuynh hướng làm cho học sinh bị sao lãng khỏi toán và sinh viên có thể gặp khó khăn trong việc chuyển kiến thức của mình vào những bài toán mới mà không có nên tảng hoàn toàn trừu tượng.