Kỹ sư công nghệ Nano là ai?
Kỹ sư công nghệ Nano là người thiết kế và vận hành các quy trình ứng dụng công nghệ Nano vào đời sống. Một ví dụ đơn giản là ứng dụng Công nghệ Nano trong việc sản xuất ổ đĩa cứng. Các thông tin sẽ được lưu trữ trên một lớp kim loại rất mỏng cỡ một vài chục nanomet. Một ổ đĩa cứng có thể gồm rất nhiều lớp kim loại như vậy được xếp chồng lên nhau.
[wpcc-iframe width=”900″ height=”675″ src=”https://web.archive.org/web/20170630091057if_/https://www.youtube.com/embed/SMubmtzr9Es?feature=oembed” frameborder=”0″ allowfullscreen]
Người kỹ sư công nghệ Nano làm việc trong dây chuyền sản xuất phải đảm bảo các điều kiện công nghệ thích hợp để đảm bảo được chất lượng của sản phẩm. Chính vì vậy, anh ta cần đặc biệt thông thạo về chuyên ngành Công nghệ nano mà mình đảm nhiệm.
Công việc của một kỹ sư đòi hỏi bạn phải có trình độ chuyên sâu về một lĩnh vực ứng dụng của Công nghệ nano. Bạn sẽ làm việc với tư cách là người chịu trách nhiệm về kỹ thuật cho các dây chuyền sản xuất.
Công việc này tuy thầm lặng nhưng lại vô cùng quan trọng. Người kỹ sư công nghệ Nano gánh trên mình trọng trách quyết định chất lượng và tính đột phá của từng sản phẩm khi tung ra thị trường. Và đây cũng là cơ hội của một công việc chuyên nghiệp với mức thu nhập cao.
Địa chỉ đào tạo
Nếu bạn là một người đam mê các môn học tự nhiên, cần cù và thêm chút dũng khí đương đầu với thử thách. Rất có thể, kỹ sư công nghệ Nano sẽ là nghề phù hợp với bạn. Đây cũng là một nghề rất mới và có nhiều triển trọng phát triển trong tương lai. Chính vì thế, trong những năm gần đây, các trừơng đại học đã mở ra các khoa để đào tạo kỹ sư công nghệ Nano như trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Bách khoa TPHCM, ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH QG Hà Nội và TPHCM)
Điểm chuẩn đầu vào ngành công nghệ Nano của các trường như sau:
ĐH Bách Khoa Hà Nội:
Năm 2012: Khối A: 18.0 điểm
Năm 2013: Khối A: 21,5 điểm, khối A1: 20,5 điểm
Năm 2014: Khối A: 18.0 điểm, khối A1: 18.0 điểm
ĐH Bách khoa TPHCM
Năm 2012: Khối A, A1 : 16,0 điểm
Năm 2013: Khối A, A1 : 19.5 điểm
Năm 2014: Khối A., A1 : 19,0 điểm
ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH QG Hà Nội)
Năm 2012: Khối A, A1 : 17,0 điểm
Năm 2013: Khối A, A1 : 19.5 điểm
Năm 2014: Khối A, A1 : 20.5 điểm
ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH QG Hồ Chí Minh)
Năm 2012 : Khối A : 14, 0 điểm, khối B : 17.5 điểm
Năm 2013: Khối A: 17,0 điểm , khối B : 20.5 điểm
Năm 2014 : Khối A: 18,0 điểm, khối B : 20,0 điểm
Nơi làm việc
Kỹ sư công nghệ Nano có môi trường làm việc rộng lớn và rất linh hoạt. Họ có thể làm việc tại các tập đoàn, nhà máy trong các lĩnh vực như: điện tử (sản xuất thiết bị máy tính, đồ điện tử gia dụng v.v…), sản xuất các thiết bị phục vụ các ngành công nghiệp (công nghiệp ô tô, công nghiệp hàng không vũ trụ, công nghiệp năng lượng v.v…), y học (chẩn đoán và điều trị bệnh tại các bệnh viện) hoặc các lĩnh vực an ninh – quốc phòng v.v…Ngòai ra, họ cũng tham gia vào các lĩnh vực về nông nghiệp như cải tạo giống hay bảo quản thực phẩm tại các cơ sở sản xuất và chế biến nông sản v.v…
Cũng như đa phần các nghề khác, kỹ sư công nghệ Nano sẽ phù hợp với 1 số bạn có những tố chất quan trọng sau đây:
– Yêu thích các môn khoa học tự nhiên: nếu bạn là người say mê với với những công thức, những hàm số, những bài toán hóc búa, bạn yêu thích và giỏi các môn vật lý, toán học, hóa học, sinh học nghĩa là bạn có những tố chất rất tốt để có thể có khả năng và hứng thú làm việc trong ngành công nghệ Nano;
– Hiểu biết đa ngành về khoa học tự nhiên: công nghệ nano là công nghệ chế tạo và điều khiển những tính chất của các vật liệu có kích thước nanomet. Vì thế, công nghệ này nằm trong phạm vi của ngành khoa học Vật liệu. Là người hoạt động trong lĩnh vực này, bạn cần có một kiến thức đa ngành về khoa học tự nhiên, tức là bạn cần phải hiểu biết từ hai môn khoa học tự nhiên trở lên
Ví dụ khi bạn làm việc ở các nhà máy sản xuất thiết bị nghe nhìn gia dụng, như những chiếc DVD hoặc là những ổ cứng (Hard Disc) cho các máy tính cá nhân (PC) v.v…, hành trang của bạn là các kiến thức về vật lý và hóa học có liên quan.
Nhưng nếu bạn đi vào lĩnh vực chế biến và bảo quản thực phẩm, bạn lại cần một kiến thức tổng hợp về hóa học và sinh học.
Là một bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh bằng các phương pháp vật lý mới thì ngoài kiến thức về ngành y, bạn còn cần phải thông thạo về các quá trình vật lý và hóa sinh của các dạng thuốc đặc chủng đang được sử dụng cho mục đích chữa trị.
– Ưa thích công việc tìm tòi, nghiên cứu: công nghệ nano là một lĩnh vực mới và phát triển rất nhanh. Đây là thuận lợi mà cũng là thách thức cho những người tham gia. Dù là công tác trong phòng thí nghiệm, kỹ sư tại các cơ quan hay trở thành nhà tư vấn thì công việc luôn đòi hỏi bạn phải tìm tòi, nghiên cứu liên tục. Nếu là nhà khoa học thì việc nghiên cứu giúp bạn tìm ra quy luật, nếu là kỹ sư thì bạn cần nắm được quy trình và ứng dụng thực tế, nếu làm vịêc trong lĩnh vực tư vấn thì bạn cần nghiên cứu về các công nghệ và cách chuyển giao;
– Đức tính kiên trì vã khả năng tập trung cao: khác với những ngành khác, ngành này đỏi kiên nhẫn tìm tòi và nghiên cứu trong thời gian dài mới mong gặt hái được thành quả. Đây là công việc mang tính cống hiến và sáng tạo và căng thẳng. Nên nếu bạn không phải là người có tính kiên trì và tập trung thì bạn sẽ rất nhanh nản chí. Nhưng ngược lại, thành công sẽ thật sự rất xứng đáng so với những nỗ lực không ngừng của bạn;
– Tính chính xác: công nghệ nano làm việc với các thông số ở mức độ siêu nhỏ: 1 phần tỷ mét. Vì thế, tính chính xác cũng là một yếu tố cần thiết. Một trí tuệ sáng tạo sẽ vẽ ra những giấc mơ khoa học, những ý tưởng táo bạo nhưng tính chính xác lại giúp ý tưởng đó trở thành hiện thực;
Bên cạnh tố chất sẵn có, bạn cũng cần phải trang bị cho mình một số kỹ năng để phục vụ tốt cho công việc như:
– Trình độ ngoại ngữ và tin học: với những đặc điểm mang tính tòan cầu, tri thức về công nghệ Nano chủ yếu đến từ các quốc gia phát triển trên thế gíới. Và tất nhiên, bạn nhất định phải thông thạo ngoại ngữ để tìm hiểu được các kiến thức, nắm bắt và tìm ra được xu hướng mới để áp dụng vào thực tế nước ta. Và đây cũng là những lợi thế nếu bạn có những công trình khoa học múôn vươn ra tầm thế giới. Còn tin học là công cụ để bạn tổ chức hiệu quả và nhanh chóng khối dữ liệu đồ sộ, trình bày cũng như tính toán chúng. Công việc của nhà khoa học hiện đại, nhất là trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, tất yếu phải gắn bó với chiếc máy tính;
– Kiến thức: bạn cần phải hiểu biết đa ngành về khoa học tự nhiên để có tư duy logic và khả năng kết nối các vấn đề. Ngòai ra, việc hiểu sâu các kiến thức về công nghệ nano trong mỗi ngành cụ thể là điều vô cùng cần thiết.