Fixi.vn – Không phải kỹ sư nào cũng làm việc “trên mặt đất”. Các kỹ sư hàng hải có cuộc sống lênh đênh trên mặt biển không kém các thủy thủ hay hải quân nào.
Mục Lục Bài Viết
1. Tổng quan nghề kỹ sư hàng hải
Các kỹ sư hàng hải đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế, lắp đặt và bảo dưỡng các hệ thống và thiết bị của các loại tàu trên biển, các việc bố trí lắp đặt ngoài khơi. Họ làm việc trong nhiều kĩnh vực khác nhau:
Trong việc chế tạo tàu họ lựa chọn máy móc cho các loại tàu, bao gồm động cơ đi-ê- zen (động cơ đốt cháy dầu làm nhiên liệu), tua-bin chạy bằng gas hoặc hơi nước, các phản ứng hạt nhân và thiết kế các hệ thống máy móc, điện, và hệ thống điều khiển.
Ở trên tàu họ chịu trách nhiệm đảm bảo rằng tất cả các hệ thống của tàu, bao gồm nhiên liệu, động cơ, điện, sức đấy, thủy lực học (khoa học nghiên cứu các hệ thống chỵ bằng sức nước), bộ lọc nước và không khí, hoạt động hiệu quả.
Trong việc sửa chữa tàu họ khám xét các loại tàu và hệ thống để quyết định về tính an toàn và khả năng đi lại trên biển của chúng.
Trong ngành công nghiệp cung cấp thuyền để giải trí, họ tham gia vào việc chế tạo, bảo dưỡng và sửa chữa các loại thuyền để đi du ngoạn ở các bến thuyền địa phương.
Các kỹ sư hàng hải phải hiểu biết về nhiều lĩnh vực khác nhau như chế tạo tàu chiến, kĩ thuật điện, điện tử và cơ khí. Họ phải thích nghi tốt và có thể làm việc với nhiều hệ thống và thiết bị. Họ có thể phải giám sát công việc của các thợ máy và thợ kĩ thuật tàu biển, và hợp tác chặt chẽ với nhiều người như thuyền trưởng và các thủy thủ, các công nhân ngoài khơi và các kỹ sư tàu chiến. Giờ giấc làm việc thay đổi tùy loại công việc. Thái độ linh hoạt với giờ làm việc là cần thiết để theo kịp deadlines.
2. Kĩ sư hàng hải làm gì?
Công việc của kỹ sư hàng hải là thiết kế, xây dựng, điều hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các bộ phận, máy móc trên tàu, từ tàu ngầm tới thuyền buồm. Họ cũng là người giám sát, điều hành các thủy thủ thuộc bộ phận máy như thợ máy hay thợ điện… Họ làm việc với các hệ thống như động cơ đẩy hay thiết bị lái… nhằm đảm bảo tất cả máy móc trên tàu hoạt động bình thường. Khi xảy ra sự cố kĩ thuật, kỹ sư hàng hải phải đảm bảo khả năng di chuyển, khai thác an toàn của tàu trên biển. Ngoài ra, họ cũng phải đảm bảo nguồn năng lượng vận hành tàu luôn được cung cấp đầy đủ, đảm bảo tàu vận hành bình thường. Các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Thiết kế sơ đồ, hệ thống, bản vẽ chi tiết
- Nghiên cứu, cập nhật các công nghệ tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế để đảm bảo máy móc, thiết bị tuân thủ theo những quy định đó
- Kiểm tra máy móc thiết bị trước khi đưa vào vận hành, đưa ra những yêu cầu cho việc vận hành an toàn máy móc thiết bị đó
- Cài đặt, giám sát hoạt động, sửa chữa khi xảy ra sự cố
- Phối hợp cùng các cơ quan quản lý, đơn vị, bộ phận khác trong việc sửa chữa khi có sự cố, nhằm đảm bảo an toàn với mức chi phí thấp nhất
- Lên lịch kiểm tra tổng thể và sửa chữa, thay thế nếu cần các hệ thống máy móc, điện, nước, làm nóng, làm lạnh, thông gió, hệ thống khí thải
- Giám sát công việc của các kĩ sư, thợ chế tạo, thợ sửa chữa và đoàn thủy thủ, huấn luyện họ cho công việc vận hành, đảm bảo an toàn trên tàu hàng ngày và trong tình huống khẩn cấp.
- Viết, trình bày các báo cáo kỹ thuật
- Ước tính chi phí của dự án
- Giữ mối liên hệ với khách hàng
3. Nghề kỹ sư hàng hải làm việc ở đâu?
Với nhu cầu sử dụng kỹ sư hàng hải, họ có thể làm việc cho rất nhiều các loại hình doanh nghiệp như các doanh nghiệp chuyên vận chuyển hàng hóa (xăng dầu, ngũ cốc, thực phẩm…) các doanh nghiệp vận chuyển hành khách (như các bến phà, tàu du lịch…) hoặc các doanh nghiệp hoạt động hàng hải chuyên biệt như các công ty đóng tàu, các công ty khai thác dầu, nghiên cứu hải dương học…
Kỹ sư hàng hải có thể làm việc trong văn phòng, bằng việc sử dụng các phần mềm hay các công cụ khác để phân tích dự án, đưa ra những phương pháp thiết kế. Họ cũng cần phải đi biển để trực tiếp theo dõi việc vận hành, bảo trì các thiết bị. Khi đó, họ làm việc dưới quyền chỉ huy của thuyền trưởng, có trách nhiệm báo cáo trạng thái hoạt động hay các sự cố có thể xảy ra. Khi cần thiết, họ cũng cần phải liên hệ với các bộ phận trong đất liền để tìm ra giải pháp khắc phục các vấn đề kĩ thuật.
Hầu hết các kỹ sư hàng hải phân chia thời gian làm việc ở cả trong văn phòng và ở ngoài công trường. Trong văn phòng, các kỹ sư hàng hải sử dụng các phần mềm máy tính nâng cao để thiết kế các giải pháp về kĩ thuật. Ngoài công trường, họ giám sát việc sản xuất các bộ phận kĩ thuật và giải quyết các vấn đề thiết kế phát sinh trong quá
Nhiều kỹ sư hàng hải phải thực hiện các chuyến đi trên các con tàu để kiểm tra và bảo dưỡng các hệ thống mà họ đã thiết kế. Trong nhiều trường hợp, họ phải đi xa nhà trong thời gian dài trình chế tạo.
4. Học nghề kỹ sư hàng hải ở đâu?
Để trở thành kỹ sư hàng hải, bạn có thể theo học các ngành như Khoa học hàng hải, Kĩ thuật tàu thủy hoặc các ngành có liên quan tới hàng hải, được đào tạo tại một số trường như Đại học Hàng hải Việt Nam, Đại học Giao thông vận tải TPHCM, Đại học Nha Trang…
Lựa chọn trường cho ngành học này tại nước ta không nhiều nên bạn có thể theo học ngành này tại các trường nước ngoài như University of Michigan, Massachusetts Institue of Technology, Maine Maritime Academy, The University of New Orleans (Mỹ) hay các trường châu Âu như University of Genova (Ý), National Maritime College of Ireland (Ai-len)…
Tố chất và kĩ năng để trở thành Kỹ sư hàng hải
- Kỹ năng giao tiếp: Kỹ sư hàng hải là người trao đổi với khách hàng để phân tích những yêu cầu của họ về hệ thống tàu, trình bày các nghiên cứu, phân tích, thiết kế, tiêu chuẩn an toàn, yêu cầu lắp đặt của mình với các thợ kĩ thuật, thuyền trưởng và thủy thủ nên kỹ sư hàng hải cần có khả năng giao tiếp trôi chảy, khả năng nắm bắt yêu cầu khách hàng và truyền đạt thông tin ngắn gọn, rõ ràng để đảm bảo mọi người đều hiểu thông tin kỹ sư hàng hải muốn truyền đạt và làm theo đúng yêu cầu, kế hoạch.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong quá trình lắp đặt, vận hàng, bảo dưỡng các loại tàu trên biển, có nhiều vấn đề bất ngờ, khẩn cấp, khó khăn không lường trước có thể xảy ra. Khi có những vấn đề phát sinh khác với dự kiến ban đầu, kỹ sư hàng hải cần có khả năng phân tích, giải quyết vấn đề nhanh chóng, linh hoạt, chính xác, đảm bảo tàu hoạt động tốt và an toàn cho người sử dụng. Với kiến thức và kinh nghiệm của mình, họ cần có những phán đoán kịp thời và đề ra phương hướng giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả.
- Kỹ năng toán học: Kỹ sư hàng hải phải làm việc nhiều với các phần mềm tính toán, thiết kế trên máy tính, sử dụng những nguyên lý tính toán, các kiến thức toán học, khoa học… để phân tích, thiết kế, đưa ra các thông số kĩ thuật, các tính toán… sao cho chính xác, đảm bảo các tiêu chuẩn.
James Cook (1728-1779)- Một nhà háng hải nổi tiếng mọi thời đại. Ông là một sỹ quan hải quân, nhá giám định và thám hiểm. Năm 1768, ông thực hiện chuyến đi đầu tiên nổi tiếng của ông quan sát hiện tượng nhật thực của Sao Kim và quyết định sự tồn tại của lục địa phương Nam. Năm 1772, ông chạy tàu chuyến thứ hai tìm kiếm lục địa phương nam được kể trong truyền thuyết, và ông phát hiện ra các quần đảo Thái Bình Dương. Trong chuyến hành trình cuối cùng của ông năm 1776, ông đã chạy trong Thái Bình Dương, vẽ hải đồ bờ biển Bắc Mỹ từ Oregon tới Eo biển Bering, và tìm ra tuyến đường tây bắc ở vĩ độ cao. Ông bị giết tại Hawaii năm 1779. Ông là thuyền trưởng đi biển đầu tiên chống lại sự lan truyền của bệnh co rút sco-vy (bệnh thiếu vitamin C) và những bệnh khác trên tàu. Ông là người đầu tiên mang thời kế và nó đã giúp ông xác định vị trí chính xác trên bề mặt trái đất.
Hành trình đầu tiên của Cook là một nhiệm vụ bí mật từ chính phủ Anh
Sự nghiệp của Cook như nhà thám hiểm bắt đầu vào tháng tám năm 1768, khi ông rời khỏi Anh trên con tàu HM Bark Endeavour với gần 100 thủy thủ đi cùng. Hành trình của họ có vẻ như là cuộc thám hiểm khoa học – họ được giao nhiệm vụ lái tầu đến Tahiti để quan sự vận động của sao kim đi qua mặt trời – nhưng nó cũng có chương trình nghị sự quân sự ẩn. Cook mang đơn đặt hàng phong kín hướng dẫn ông tìm kiếm “Great Southern Continent” vùng đất đai rộng lớn bí mật được xem là ẩn nấp một nơi nào đó gần đáy của địa cầu. Nhà thám hiểm làm theo mệnh lệnh và giong thuyền ra khơi về phía Nam đến vĩ tuyến 40, nhưng không tìm thấy bằng chứng lục địa hoang đường ấy. Rồi ông quay về phía tây và vòng qua New Zealand, để chứng minh đó là một cặp đảo và không được nối với vùng đất đai rộng lớn lớn hơn. Sau đó, Cook sẽ tiếp tục trở lại tìm kiếm lục địa Miền Nam trong cuộc dong buồm quanh quả đất thứ hai của ông về toàn cầu vào đầu những năm 1770, và đi đến gần để là có nhìn thấy Nam Cực trước khi những tảng băng nổi buộc ông phải quay trở lại.
Người dân bản xứ nhầm tưởng ông là Chúa trời khi ông đặt chân lên hòn đảo Hawaii
Trong suốt hành trình thứ ba của mình – Cook đã trở thành người Châu Âu đầu tiên đặt chân lên đảo Hawaii, nơi mà ông gọi là “Quần đảo Sandwich”, bởi tên người bảo trợ của ông là bá tước Sandwich. Những người Hawaii ở vịnh Kealakekua đã ăn mừng sự kiện tháng 1 năm 1779 của Cook đặt chân lên đảo với lễ kỉ niệm vui vẻ và vì lý do tốt bởi một số trùng hợp lạ lùng, đến nơi của nhà thám hiểm đúng với lễ hội hàng năm vinh danh Lono chúa khả năng thụ thai của người Hawaii. Vì người bản địa chưa từng thấy người da trắng hoặc tàu buồm ồ ạt như của Cook, họ đoán anh ấy là thần thánh của họ và không tiếc gì với lễ hội và món quà. Người châu Âu đáp lại bằng việc vơ vét của Kealakekua thực phẩm và vật dụng, nhưng khi một trong những thuỷ thủ của Cook chết vì đột quỵ, người bản địa nhận ra Người châu Âu ăn mặc kỳ lạ rốt cuộc không bất tử. Từ lúc đó trở đi, quan hệ của Cook với những người Hawaii ngày càng căng thẳng.
Ký ức Việt Nam – đóng tàu phá thủy lôi
Trong thời kì chiến tranh, cái tên kỹ sư hàng hải thực sự chưa được biết rộng rãi, tuy nhiên thời đó, Việt Nam chúng ta đã có những người kỹ sư tài năng với trí thông minh và khéo léo trong kỹ thuật để phát minh ra những chiếc tàu chiến với tầm chiếc lược quân sự cao.
[wpcc-iframe width=”900″ height=”506″ src=”https://web.archive.org/web/20160703084834if_/https://www.youtube.com/embed/zz5-J4hRhkQ?feature=oembed” frameborder=”0″ allowfullscreen]
Lịch sử chế tạo tàu thủy
Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ tới việc dùng một nguồn năng lực nào không thay đổi và đủ mạnh để thay thế gió. Cuộc Cách mạng Kỹ-Nghệ vào đầu thế kỷ 18 đã mang lại cho ngành Hàng hải một sản phẩm chế tạo do các nhà phát minh và kỹ thuật, đó là máy hơi nước, một dụng cụ sinh ra động lực. Máy hơi nước đã được áp dụng vào thuật Hàng hải và tàu thủy ra đời.
Vào khoảng năm 1700, Newcomen đã chế ra chiếc máy “không khí” nhưng loại máy này còn quá yếu và nặng nề, không thể áp dụng cho tàu thủy. Cũng vào thời kỳ này, Denis Papin đã tìm cách áp dụng phát minh về máy hơi nước của ông ta vào tàu thủy nhưng chiếc tầu làm mẫu của Papin bị các thủy thủ ganh tị phá vỡ vào năm 1707 và Denis Papin từ bỏ việc chế tạo.
Chiếc máy hơi nước thực sự được James Watt chế ra vào khoảng năm 1770 và tại nước Pháp, nhiều người đã tìm cách áp dụng máy hơi nước vào việc chuyển vận trên mặt nước. Các Bá Tước Auxiron và Follenay đã làm các tàu thủy nhưng các con tàu này đều bị chìm trên giòng sông Seine, có thể do sự phá hoại của các thủy thủ thời đó, vì họ sợ bị thất nghiệp. Tới năm 1783, Bá Tước Jouffroy d’Abbans đã thành công trong việc đóng chiếc tàu thủy Pyroscaphe và cho tàu này chạy trên sông Saone trong 15 phút trước sự chứng kiến của hàng ngàn người quan sát. Bá Tước d’Abbans đã xin trợ giúp của chính phủ nhưng dự án bị Viện Hàn lâm Pháp bác bỏ vì Viện đang tài trợ các thí nghiệm về khinh khí cầu của Montgolfier. Vì thế công trình nghiên cứu tàu thủy của Bá Tước d’Abbans phải bỏ dở.
John Fitch là nhà chế tạo tàu thủy đầu tiên. Vào năm 1785, Fitch bắt đầu đóng một kiểu tàu thủy có guồng tại bên sườn tàu. Hai năm sau, nhà phát minh này lắp động cơ vào một chiếc thuyền dài 14 mét. Không biết vì sao, Fitch đã đổi ý và lại cho lắp các mái chèo thẳng đứng. Động cơ truyền sức mạnh vào hai bộ máy chèo, mỗi bộ gồm 6 chiếc, tại mỗi cạnh thuyền. Các mái chèo này lần lượt nhấc lên rồi cắm xuống, đẩy nước về phía sau. Mặc dù phương pháp này rất vụng về, lần thử trên sông vẫn mang lại thành công. Vào một buổi chiều tháng 8 năm 1787, con tàu đã vượt được khoảng cách 40 dặm với vận tốc 4 dặm/giờ.
Dần dần các cải cách cũng xuất hiện, vỏ tàu bằng gỗ được thay thế bằng sắt, sau lại bằng thép. Các động cơ càng ngày càng mạnh hơn và có hiệu lực hơn, các guồng nước được thay thế bằng chân vịt. Trong khi các cải tiến này đang được thực hiện thì tàu thủy cũng tăng dần về kích thước, về khả năng chuyên chở và tầm xa vận chuyển. Tất cả những tiến bộ này đã khiến cho ngành hàng hải xuyên đại dương phát triển. Cuộc vượt biển đầu tiên bằng tàu thủy được thực hiện năm 1818 do tàu buồm Savanna chở thư từ và hàng hóa. Con tàu này đã chạy trên hải trình New York – Le Havre. Tàu Savanna được lắp động cơ và guồng đạp nước với tính cách phụ và trong 80 giờ chuyển vận, động cơ hơi nước đã được dùng để tăng thêm tốc độ cho tàu.
Đáng ghi nhớ nhất là thời gian kỷ lục 25 ngày vượt biển Đại Tây Dương của con tàu Royal William, do Sammuel Cunard và các cộng sự viên đóng xong trong vào năm 1883 tại Quebec. Những cuộc vượt biển này đã chứng tỏ rằng tàu thủy chạy trên biển thích hợp hơn chạy trên sông, và nhiều công ty được thành lập để đóng tàu dùng trong các chuyến đi thông thường.
Con tàu dài nhất thế giới
Nếu được dựng đứng, siêu tàu chở dầu Mont vẫn cao hơn tòa nhà Keangnam ở Việt Nam tới hơn 100 m. Tàu chở dầu Mont từng có tên khác là Knock Nevis, Jahre Viking, Happy Giant hay Seawise Giant. Nó có chiều dài 458,45 m, rộng 68,8 m và nặng 260,941 tấn. Nếu dựng đứng, Mont sẽ cao hơn 108,45 m so với tòa tháp Keangnam ở Việt Nam. Động cơ 50.000 mã lực cho phép tàu di chuyển với vận tốc tối đa 30 km/h.