Fixi.vn – Tính đến tháng 6/2015, 48% dân số Việt Nam sử dụng Internet, xếp thứ 6 trong khu vực châu Á. Điều này thêm củng cố tiềm năng phát triển cho nghề kỹ sư hệ thống mạng.
Mục Lục Bài Viết
1. Kỹ sư hệ thống mạng là ai?
Một cách đơn giản nhất, mạng là việc kết nối các máy tính với nhau. Lớn thì như mạng Internet, còn đơn gian hơn thì chỉ cần nối 2 máy tính lại với nhau để có thể chia sẻ dữ liệu giữa chúng đã có thể gọi là mạng rồi.
Với tình hình phát triển thông tin như vũ bão ngày nay thì bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần một hệ thống thông tin chứ không chỉ đơn giản là dùng máy tính nữa. Khi dùng server thì chúng ta không phải làm thế, chỉ cần cài máy in lên server rồi nối mạng tất cả các máy lại, và tất cả các máy có thể in dễ dàng. Hoặc muốn trao đổi thông tin qua lại với nhau, chỉ cần đưa lên server một thư mục dữ liệu chung là tất cả các máy trạm có thể dùng. Ngoài ra còn dùng làm webmail trao đổi lẫn nhau… hay chạy website, một phần mềm chuyên dụng riêng… và mạng kết nối máy tính này gọi là mạng LAN.
Các tổ chức hay doanh nghiệp hiện nay đều cần đến máy chủ (server) làm nhiệm vụ quản lý và chia sẻ tài nguyên cho môi trường của mình. Ví dụ như server quản lý e-mail, web hay chia sẻ máy in, tập tin và kết nối Internet… Về nguyên tắc, bất kỳ máy tính nào cũng có thể thiết lập để đóng vai trò server. Tuy nhiên, các server chuyên dụng (thực chất cũng là máy tính nhưng có cấu hình hệ thống phần cứng và phần mềm đặc biệt) đảm bảo hiệu suất làm việc và tính tin cậy tốt hơn.
Kỹ sư hệ thống mạng là người chịu trách nhiệm cho các công việc liên quan đến hệ thống mạng như: thiết kế, triển khai, duy trì, hỗ trợ và phát triển mạng lưới truyền thông tin và trong một số trường hợp có thể là người thiết kế hệ thống mạng trong một tổ chức hoặc giữa các tổ chức với nhau.
2. Nghề kỹ sư hệ thống mạng làm gì?
Kỹ sư hệ thống mạng làm việc với hệ thống máy tính của công ty, sử dụng công nghệ thông tin để tạo mạng hệ thống cho người sử dụng. Các dữ liệu có thể bao gồm mạng nội bộ LANS, mạng vùng rộng WANS, hệ thống intranet hay extranet. Sự phức tạp của hệ thống phụ thuộc vào tổ chức, từ đó công ty có thể có một hoặc một nhóm các kỹ sư hệ thống mạng. Mục tiêu công việc của họ là đảm bảo cơ sở hệ thống mạng vận hành thông suốt, hỗ trợ tốt nhất cho người dùng, là nhân viên, khách hàng, đối tác hay nhà cung cấp. Cụ thể công việc của người kỹ sư hệ thống mạng bao gồm:
- Thiết lập môi trường mạng bằng các hệ thống thiết kế, chỉ đạo việc lắp đặt hệ thống, xác định, thể hiện bằng văn bản và thi hành các chuẩn mực vận hành của hệ thống và triển khai ý đồ phổ cập mạng.
- Đưa ra, thực hiện các giải pháp mới nhằm nâng cao, cải thiện khả năng hồi phục của môi trường mạng hiện thời cùng với tối đa hóa hiệu quả hoạt động của hệ thống bằng cách giám sát hoạt động, xử lý các sự cố, nâng cấp hệ thống và phối hợp với kiến trúc mạng nhằm tối đa hóa mạng lưới.
- Kiểm tra các lỗi dữ liệu cục bộ và toàn diện, sử dụng thông tin từ các nguồn khác nhau để bảo đảm an toàn hệ thống và thực hiện các chính sách, xác định và giám sát việc truy cập của người dùng.
- Hỗ trợ, quản trị tường lửa tuân thủ theo chính sách bảo mật IT và nâng cao kiến thức bằng việc tham gia các khóa học, các tổ chức chuyên môn, đọc các tài liệu chuyên môn.
- Báo cáo tình hình hoạt động bằng cách thu thập các thông tin và quản lý các dự án; đồng thời vận hành và khai thác hệ thống mạng Internet bao gồm hệ thống DSLAM, OLT (PON), Switch L3 phục vụ triển khai các dịch vụ ADSL, VDSL, FTTH, PayTV,…
3. Kỹ sư hệ thống mạng làm việc ở đâu?
Kỹ sư hệ thống mạng có thể làm việc trong đội hỗ trợ IT của một tổ chức hoặc cũng có thể làm việc cho các công ty tư vấn mạng IT, thường xuyên làm việc cho nhiều khách hàng khác nhau, cụ thể là:
- Kỹ sư thiết kế, chế tạo vi mạch, thiết bị điện tử, viễn thông, hệ thống mạng truyền thông trong các công ty, tập đoàn thuộc lĩnh vực Điện tử viễn thông, đặc biệt là các tập đoàn quốc tế lớn như Samsung Electronics, Ericsson, Alcatel. Đặc biệt tập đoàn Samsung đã xây dựng nhà máy lớn nhất thế giới tại Thái Nguyên tập trung sản xuất các thiết bị đầu cuối viễn thông như điện thoại di động, máy tính bảng,…
- Kỹ sư thiết kế, xây dựng, triển khai hệ thống điện tử viễn thông, các mạng viễn thông thế hệ mới, các hệ thống phát thanh, truyền hình cho các tập đoàn, doanh nghiệp Viễn thông như VNPT, Viettel, VTI, VTN, VDC, VTC, AVG,… Các Bưu điện trung tâm, thành phố, Đài phát thanh, truyền hình tại các tỉnh trong cả nước. Đặc biệt hiện tại tập đoàn Viettel đã trở thành nhà mạng viễn thông lớn thứ 15 thế giới và triển khai mạng lưới viễn thông tới các châu lục.
- Kỹ sư thiết kế và lập trình hệ thống nhúng ứng dụng trên điện thoại di động cho các nhà máy sản xuất điện thoại di động của các tập đoàn lớn như Samsung Mobile,Nokia/Microsoft, LG Mobile và các công ty sản xuất phần mềm di động. Đây là công việc đòi hỏi nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về thông tin và tính toán cùng sự thực hiện và ứng dụng của chúng trong các hệ thống máy tính và là chuyên ngành nghiên cứu những phương thức khác nhau tiếp cận việc mô tả cách tính toán, trong khi ngành Lập trình ứng dụng những Ngôn ngữ lập trình cụ thể để giải các bài toán.
- Cán bộ quản lý kinh tế, xây dưng chiến lược sản xuất kinh doanh các dịch vụ, sản phẩm, thiết bị viễn thông trong các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân.
- Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các Viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo thuộc lĩnh vực Điện tử viễn thông. Tuy nhiên, để được nhận làm giảng viên tại các trường đại học công nghệ hiện nay, sinh viên cần trang bị kiến thức chuyên môn vững chắc và chỉ những sinh viên xuất sắc mới được giữ lại để tiếp tục nghiên cứu, giảng dạy tại trường.
4. Ngành hệ thống mạng học ở đâu?
Bạn có thể theo học ngành Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông hay Mạng máy tính để trở thành kỹ sư hệ thống mạng. Những ngành này được đào tạo tại khá nhiều trường như:
- Đại học Công nghệ Thông tin – ĐHQG TPHCM,
- Viện ĐH Mở Hà Nội,
- ĐH Công nghệ – ĐHQG Hà Nội khối A chuyên ngành Công nghệ thông tin (CNTT).
- Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Trung ương đào tạo chuyên ngành CNTT khối A, D
- Trung cấp nghề Tôn Đức Thắng chuyên ngành Quản trị mạng hệ thống.
Nhiều trường khác đào tạo chuyên sâu ngành này: ĐH Bách Khoa HN, ĐH Công Nghiệp Hà Nội, ĐH Hà Nội, ĐH Kinh Tế Quốc Dân, ĐH Quốc tế Sài Gòn,..
Bạn có thể tìm hiểu thêm về các ngành học tại các trường đại học khác với những chuyên ngành đặc trưng như:
- Ngành kĩ thuật phần mềm trang bị cho sinh viên kiến thức tổng quát về qui trình xây dựng, quản lý và bảo trì hệ thống phần mềm; có khả năng phân tích, thiết kế và quản lý các dự án phần mềm; cung cấp phương pháp luận và công nghệ mới để sinh viên có thể nắm bắt và làm chủ các tiến bộ khoa học.
- Ngành CNTT là một ngành chung, sinh viên được trang bị các kiến thức về khoa học tự nhiên, các kiến thức cơ bản như mạng máy tính, an toàn và bảo mật hệ thống thông tin, phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, lập trình, phần mềm… đồng thời người học sẽ được lựa chọn các kiến thức các chuyên ngành chuyên sâu như hệ thống thông tin, công nghệ phần mềm, mạng và truyền thông máy tính, khoa học máy tính. Tùy theo từng chuyên ngành mà sẽ có hướng chuyên sâu và khả năng công tác khác nhau. Khi ra trường, sinh viên được cấp bằng kỹ sư CNTT hoặc cử nhân CNTT tùy theo thời gian đào tạo…
Các chương trình cử nhân kỹ thuật hệ thống mạng đầu tiên tại Hoa Kỳ được thành lập tại Đại học Case Western Reserve vào năm 1972. Tại châu Âu, các trường kỹ thuật máy tính được công nhận bởi nhiều các cơ quan thành viên của mạng EQANIE. Do yêu cầu công việc ngày càng tăng cho các kỹ sư đồng thời có thể thiết kế phần cứng, phần mềm, firmware, và quản lý tất cả các hình thức của hệ thống máy tính được sử dụng trong ngành công nghiệp, một số trường đại học trên khắp thế giới cung cấp bằng cử nhân thường được gọi là kỹ thuật máy tính.
Cả hai kỹ thuật máy tính và các chương trình kỹ thuật điện tử bao gồm analog và thiết kế mạch kỹ thuật số trong chương trình giảng dạy của họ. Như với hầu hết các ngành kỹ thuật, có một kiến thức âm thanh của toán học và khoa học là cần thiết cho các kỹ sư máy tính.
Kỹ sư thiết kế hệ thống mạng cần các tố chất gì?
- Khả năng phân tích: Phải làm việc với hệ thống mạng phức tạp, kỹ sư hệ thống mạng cần có khả năng phân tích để tìm ra các sai sót, cần cải thiện hay sửa chữa. Đồng thời, người kỹ sư cần có đầu óc tổ chức để linh hoạt ứng phó với các vấn đề biến thể của hệ thống mạng.
- Sáng tạo và linh hoạt: Các công việc liên quan đến hệ thống mạng đòi hỏi các kỹ sư phải nhạy bén trong các khâu xử lý và trải nghiệm nhiều để có thêm kinh nghiệm cho các vấn đề thực tế.
- Khả năng làm việc theo nhóm: Trong các công ty, kỹ sư hệ thống mạng thường làm việc theo nhóm lớn nên khả năng làm việc nhóm trong những trường hợp này là rất cần thiết. Việc viết ra một chương trình phức tạp cần khâu đầu vào đầu tiên là thị hiếu cho đến khâu cuối cùng là test thử cần sự phối hợp của các thành viên trong nhóm nên yêu cần khả năng làm việc nhóm là điều dễ hiểu.
- Chú ý tới tiểu tiết: Kỹ sư hệ thống mạng cần là người tỉ mỉ, cẩn thận và đặc biệt chú ý tới tiểu tiết vì họ sẽ phải tạo ra các bản thiết kế phức tạp và rất chi tiết cho hệ thống thông tin liên lạc, đảm bảo hệ thống có thể hoạt động bình thường.
Kevin Mitnick (sinh ngày 6 tháng 8 năm 1963) là một trong những hacker phạm tội nổi tiếng nhất thế giới vào thế kỉ 20, người mà được Bộ Tư pháp Hoa Kỳ miêu tả như là “một tội phạm máy tính mà họ muốn tóm được nhất trong lịch sử Hoa Kỳ”, làm rung động lịch sử ngành an ninh hệ thống mạng chính phủ Mỹ trong những năm đầu thế kỉ 20.
Từ hồi còn là một thiếu niên, Mitnick đã đột nhập vào mạng điện thoại trước khi chuyển sang máy tính. Dù vậy, ông không bao giờ ăn cắp tiền hay gây ra những thiệt hại nghiêm trọng mà chỉ muốn “trải nghiệm cảm giác ly kỳ”.
Sở thích khác người này đã rước về cho Mitnick một vị trí trong danh sách truy nã của Cục Điều tra liên bang Mỹ FBI và gần nửa thập kỷ trong nhà lao vào những năm 90. Sau khi ra tù và bị cấm sử dụng Internet, ông xuất bản 2 cuốn sách về những kinh nghiệm của bản thân và bắt đầu thành lập một công ty tư vấn bảo mật công nghệ thông tin.
Mitnick bị bắt năm 1995 với án 5 năm tù và 3 năm chịu quản thúc. Tuy nhiên, hiện nay ông đang tham gia giảng dạy và sở hữu một công ty chuyên về bảo mật hệ thống, những doanh nghiệp từng bị Mitnick tấn công lại thuê ông phá vỡ hệ thống của họ để tìm ra khiếm khuyết bảo mật. Niềm đam mê và sự sáng tạo với an ninh mạng đã giữ ông lại với ngành và đưa ông về với con đường lành mạnh, dùng kiến thức bản thân để xây dựng cho công nghiệp mạng phát triển mạnh mẽ về sau.
Mạng Internet – Bạn biết đến đâu?
[wpcc-iframe width=”900″ height=”506″ src=”https://web.archive.org/web/20170426182130if_/https://www.youtube.com/embed/Pp64he7SRTY?feature=oembed” frameborder=”0″ allowfullscreen]
Vào cuối thập niên 1950, người ta phát minh ra mạch tích hợp (IC) chứa nhiều transitor trên một mẫu bán dẫn nhỏ, tạo ra một bước nhảy vọt trong việc chế tạo các máy tính mạnh hơn, nhanh hơn và nhỏ hơn. Đến nay, IC có thể chứa hàng triệu transistor trên một mạch. Trong những năm này, khi những thế hệ máy tính đầu tiên được đưa vào hoạt động thực tế với những bóng đèn điện tử thì chúng có kích thước rất cồng kềnh và tốn nhiều năng lượng.
Cùng với sự phát triển của những ứng dụng trên máy tính các phương pháp nâng cao khả năng giao tiếp với máy tính trung tâm cũng đã được đầu tư nghiên cứu rất nhiều. Vào giữa những năm 60 một số nhà chế tạo máy tính đã nghiên cứu thành công những thiết bị truy cập từ xa tới máy tính của họ. Một trong những phương pháp thâm nhập từ xa được thực hiện bằng việc cài đặt một thiết bị đầu cuối ở một vị trí cách xa trung tâm tính toán, thiết bị đầu cuối này được liên kết với trung tâm bằng việc sử dụng đường dây điện thoại và với hai thiết bị xử lý tín hiệu (thường gọi là Modem) gắn ở hai đầu và tín hiệu được truyền thay vì trực tiếp thì thông qua dây điện thoại.
Qua các thập niên 1950, 1970, 1980 và 1990, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã phát triển các mạng diện rộng WAN có độ tin cậy cao, nhằm phục vụ các mục đích quân sự và khoa học. Công nghệ này khác truyền tin điểm nối điểm. Nó cho phép nhiều máy tính kết nối lại với nhau bằng các đường dẫn khác nhau. Bản thân mạng sẽ xác định dữ liệu di chuyển từ máy tính này đến máy tính khác như thế nào. Thay vì chỉ có thể thông tin với một máy tính tại một thời điểm, nó có thể thông tin với nhiều máy tính cùng lúc bằng cùng một kết nối. Sau này, WAN của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã trở thành Internet.