Fixi.vn – Trong y học hiện đại ngày nay, có một nhóm người có tên gọi khá “bí ẩn” là bộ phận Kỹ sư lâm sàng (Clinical Engineer). Vậy, kỹ sư lâm sàng là ai?
Học lâm sàng và góc nhìn hài hước
[wpcc-iframe width=”900″ height=”506″ src=”https://web.archive.org/web/20160619132750if_/https://www.youtube.com/embed/jX6A2_-UKNw?feature=oembed” frameborder=”0″ allowfullscreen]
Mục Lục Bài Viết
Kỹ sư lâm sàng là…?
Theo Hiệp hội Kỹ sư lâm sàng Mỹ (ACCE) thì kỹ sư lâm sàng là những chuyên gia cũng như người hỗ trợ và nâng cao việc chăm sóc bệnh nhân bằng việc áp dụng kỹ thuật và các kỹ năng quản lý vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Bạn biết gì về nghề kỹ sư lâm sàng?
Cụ thể, họ sử dụng kết hợp kiến thức về kĩ thuật và sinh học cũng như khả năng sử dụng các phần mềm máy tính, mô hình toán học để thiết kế, phát triển, bảo trì các thiết bị dùng trong chuẩn đoán bệnh và điều trị bệnh. Nói cách khác, họ là những người làm việc với máy móc, thiết bị hay các công nghệ nhằm tìm kiếm các phương pháp chuẩn đoán cũng như điều trị bệnh. Ngoài ra các thiết bị đó còn có thể sử dụng trong phẫu thuật lỗ khóa, thiết kế xe lăn hoặc tay chân giả cho người khuyết tật.
Hiện nay, y học lâm sàng ngày càng phụ thuộc vào các kĩ thuật cùng với những thiết bị phức tạp, người kỹ sư lâm sàng trở thành cầu nối giữa y học hiện đại và kĩ thuật hiện đại. Kỹ sư lâm sàng có thể làm việc cùng các chuyên gia y tế trong việc nghiên cứu loại dược phẩm mới hoặc các quy trình chữa bệnh.
Kỹ sư lâm sàng – ngành tiềm năng
Kỹ sư lâm sàng được đào tạo nền tảng là các ngành kỹ thuật truyền thống, bổ sung thêm các kiến thức sinh lý học, các yếu tố về con người, phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp đo lường, thuật ngữ y học, kiến thức về trang thiết bị. Việc này được thực hiện thông qua các khóa huấn luyện hay thực tập tại môi trường bệnh viện nhằm cung cấp cho sinh viên một cơ sở vững chắc về hoạt động trong bệnh viện, giao thức hoạt động cũng như các vấn đề về đạo đức.
Những nền tảng này giúp kỹ sư lâm sàng có thể đảm nhận nhiều vai trò trong nghiên cứu, thiết kế, giáo dục, và thông thường nhất là trong môi trường lâm sàng. Họ thường là người phiên dịch giữa những thế giới của những chuyên gia về y học, kỹ thuật, kinh doanh. Ngày nay, kỹ thuật chăm sóc sức khỏe đã chồng lấn vào ngành viễn thông, công nghệ thông tin… các thiết bị y tế cũng trở nên phức tạp hơn trước đây rất nhiều.
Kỹ sư lâm sàng đòi hỏi kỹ thuật cao
Kỹ sư lâm sàng làm gì?
Các kỹ sư lâm sàng làm rất nhiều công việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, nhưng điều quan trọng nhất là họ tạo ra sự khác biệt.
Trong bệnh viện, kỹ sư lâm sàng thường đóng vai trò là một người quản lý kỹ thuật cho các hệ thống thiết bị y tế. Trách nhiệm trong trường hợp này bao gồm việc quản lý tài chính và ngân sách, quản lý hợp các đồng bảo trì, hệ thống xử lý dữ liệu để quản lý thiết bị y tế. Kỹ sư lâm sàng làm việc trong bệnh viện còn có trách nhiệm giám sát các nhân viên bảo trì nội bộ. Các kỹ sư lâm sàng này cũng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của các trang thiết bị y tế.
Kỹ sư lâm sàng luôn cần tìm tòi kỹ thuật mới
Các kỹ sư lâm sàng còn thể hiện vai trò trong quá trình lên kế hoạch và trong việc đánh giá các kỹ thuật mới, đảm bảo việc thực hiện các quy chuẩn trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật y học, điều tra các sự cố, tập huấn và đào tạo cho các nhân viên y tế, nhân viên kỹ thuật. Quy mô các hoạt động này ngày càng được mở rộng nhanh chóng do xu hướng tích hợp nhiều kỹ thuật hiện đại trong các thiết bị y tế cũng như ranh giới giữa hệ thống y học, thông tin, truyền thông ngày càng trở nên không rõ ràng.
Ở một môi trường khác, kỹ sư lâm sàng làm việc trong lĩnh vực công nghiệp có nhiệm vụ đảm bảo các sản phẩm mới đáp ứng được các yêu cầu về y học trong tương lai. Họ tham gia vào tất cả các bước phát triển một sản phẩm thiết bị y tế mới, từ giai đoạn ý tưởng, thiết kế thiết bị đến giai đoạn bán thiết bị ra thị trường và giai đoạn hậu mãi. Thông thường, họ làm việc với một nhóm điều dưỡng và các chuyên gia tại bệnh viện trong việc đánh giá những khái niệm và những sản phẩm mới, trong quá trình thử nghiệm lâm sàng.
Một số công việc cụ thể của họ:
- Kiểm tra các thiết bị như hỗ trợ đi lại, xe lăn hay các công nghệ hỗ trợ giọng nói.
- Thiết kế chân tay nhân tạo cho người khuyết tật, van tim, các khớp nhân tạo hay các bộ phận khác cấy ghép với các mô của họ, giảm thiểu nguy cơ cơ thể từ chối các bộ phận đó.
- Thiết kế các thiết bị cho phép bác sĩ thử nghiệm với các biện pháp kỹ thuật y tế mới ví dụ như dụng cụ quang học cho phẫu thuật lỗ khóa.
- Thiết kế các chương trình điện tử, đánh giá mẫu, giải quyết sự cố, thiết kế lại… nhằm giúp hoạt động của thiết bị được trơn tru và an toàn.
- Tiếp cận thị trường hay các công ty để bán các sản phẩm mà mình thiết kế ra.
- Đào tạo cán bộ kỹ thuật, lâm sàng.
- Nghiên cứu, giải quyết các vấn đề lâm sàng bằng cách thu thập thông tin từ bảng câu hỏi, phỏng vấn hay các buổi họp nhóm.
- Hàng ngày quản lý việc sử dụng các thiết bị như máy scan, máy chụp và hệ thống giám sát, điều hành.
- Thực hiện đảm bảo chất lượng của thiết bị, hoạt động chính xác và an toàn.
- Làm việc với các nhà khoa học, nhà hóa học, các nhà khoa học y tế để nghiên cứu các khía cạnh của hệ thống sinh học con người và động vật.
Bạn đã sẵn sàng làm việc như một kỹ sư lâm sàng?
Kỹ sư lâm sàng làm việc ở đâu?
Kỹ sư lâm sàng có thể làm việc trong các bệnh viện, trung tâm y tế, cũng có thể làm việc trong lĩnh vực công nghiệp nhằm đảm bảo các sản phẩm mới đáp ứng được yêu cầu sinh học. Họ cũng có thể làm việc tại các phòng khám tư, là người tư vấn, giải quyết các vấn đề liên quan cho các tổ chức của chính phủ, phi chính phủ hoặc tổ chức quốc tế hoặc quản lý các cơ sở chăm sóc sức khỏe. Nếu yêu thích kinh doanh, họ cũng có thể kết hợp kinh doanh, bán các thiết bị mà mình thiết kế ra. Một lựa chọn khác cho kỹ sư lâm sàng là trở thành nhà nghiên cứu, giảng viên, giáo viên cho các trường học.
Kỹ sư lâm sàng có môi trường làm việc linh hoạt
Nếu làm việc trong bệnh viện, kỹ sư lâm sàng cần phân chia thời gian giữa các hoạt động kỹ thuật và y tế. Ngoài ra, kỹ sư lâm sàng cũng cần đến các tỉnh để kiểm tra, bảo trì các loại máy móc y tế tại các bệnh viện hay trung tâm y tế hoặc tham dự các hội thảo, cuộc họp có liên quan. Nếu làm việc nghiên cứu, kỹ sư lâm sàng thường làm việc trong phòng thí nghiệm và cũng có thể phải đi giới thiệu các máy móc mới tới các bệnh viện.
Làm thế nào để trở thành kỹ sư lâm sàng?
Để trở thành kỹ sư lâm sàng, bạn cần có ít nhất là bằng kỹ sư các ngành kĩ thuật y sinh hay công nghệ sinh học.
Ở nước ta có khá nhiều trường đào tạo ngành này như Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện Kĩ thuật quân sự, Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP HCM, Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP HCM, Đại học Bách khoa TP HCM, Đại học Hutech.
Một số trường khác có đào tạo ngành này với quy mô và phạm vi hẹp hơn như : Trường Cao đẳng nghề Thiết bị y tế, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Trường Cao đẳng nghề Kĩ thuật thiết bị y tế Bình Dương, Trường Đại học Công nghệ Thông tin & Truyền thông Thái Nguyên…
Nếu muốn theo học các bậc cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ, bạn có thể tìm tới các trường đại học tại các quốc gia trên thế giới như Colorado State University, University of Monash, University of New South Wales… Đây là một trong những ngành tiên tiến đối với thế giới, vì vậy số lượng học bổng sau đại học là lớn nhất đối với các ngành kĩ thuật.
– Kỹ năng phân tích: Kỹ sư lâm sàng cần có khả năng phân tích, nhận biết được nhu cầu của người bệnh, bác sĩ y tế để thiết kế ra các thiết bị, đồ dùng phù hợp với nhu cầu của họ.
– Khả năng giao tiếp: Do thường xuyên làm việc cùng các bác sĩ y tế, bệnh nhân hoặc nhân viên kỹ thuật, kỹ sư lâm sàng cần có khả năng trình bày ý tưởng một cách rõ ràng, mạch lạc.
Kỹ năng giao tiếp – không thể thiếu với Kỹ sư lâm sàng
– Kỹ năng giải quyết vấn đề: Là người trực tiếp thiết kế, phát hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh khi đưa thiết kế vào vận hành, kỹ sư lâm sàng cần có khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng và linh hoạt.
– Khả năng toán học: Là người sử dụng các công thức, phần mềm máy tính hoặc các vấn đề cao cấp khác trong toán học để thiết kế nên kỹ sư lâm sàng cần có kĩ năng toán học để phân tích, thiết kế cũng như xử lý các sự cố có liên quan tới kỹ thuật trong thiết kế của mình.
Cuối tháng 8/2012, trên website news.com.au cho biết Giáo sư – Tiến sĩ gốc Việt – Hùng Nguyễn (tên thật là Nguyễn Tấn Hùng, định cư, sinh sống ở Castle Hill từ năm 1979), Chủ nhiệm Khoa Kĩ thuật và Công nghệ Thông tin của ĐH Sydney (Australia) và các cộng sự vừa công bố đã chế tạo thành công chiếc xe lăn thông minh.
Chiếc xe lăn được thiết kế có chức năng như một robot có thể di chuyển né tránh chướng ngại vật mà nó nhìn thấy qua hệ thống camera được lắp trên xe. Chiếc xe có thể di chuyển theo mệnh lệnh từ cái lắc đầu, ánh mắt, thậm chí là suy nghĩ của chủ nhân. Ông Hùng và công sự tin rằng phát minh này sẽ tạo ra cuộc cách mạng lớn cho thế giới nhất là trong sinh hoạt của những người bị chứng bại liệt.
Phát minh y tế này đã được tạp chí sáng tạo kinh doanh Australian Anthill xếp thứ 3 trong danh sách “100 phát minh hàng đầu Australia”.
Tiến sĩ Nguyễn Tấn Hùng
Năm 1895, giáo sư vật lý Trường Đại học Wurburg ở Đức Willhelm Conrad Rntgen đã thực hiện một thí nghiệm về sự phóng điện trong một ống nghiệm chân không. Khi đó, ông một mình làm thí nghiệm này trong đêm và phát hiện thấy một tia ánh sáng tối đặc biệt in hằn trên tường. Đó không phải là ánh sáng huỳnh quang hay ánh sáng có thể nhìn thấy bằng mắt thường và ông đã đặt tên cho phát hiện này là tia X-quang.
Tiếp tục nghiên cứu, ông nhận ra rằng vật thể có bị xuyên thấu bằng tia X-quang và ông đã dùng một tấm kẽm chụp ảnh để chụp lại bàn tay của vợ mình, bà Frau Rontgen, ghi dấu bức ảnh chụp X-quang đầu tiên trên thế giới. Năm 1901, Rontgen đã nhận giải thưởng Nobel về vật lý cho phát minh này.
Tấm phim X-quang đầu tiên trên thế giới
Có một số tài liệu cho rằng thuật ngữ “Kỹ sư lâm sàng” xuất hiện từ những năm 1940, tuy nhiên nó chỉ thực sự ra đời kể từ năm 1969. Các tài liệu tham khảo chỉ ra rằng nó xuất hiện trên một tờ báo xuất bản năm 1969, viết bởi Landoll và Caceres. Caceres, một bác sĩ tim mạch, thường được biết đến với danh xưng kỹ sư lâm sàng.
Các quan điểm về việc áp dụng kĩ thuật y học đã ra đời cách đây hàng thế kỉ. Ví dụ, đầu thế kỷ 18, Stephen Hales đã phát minh ra máy thở và sự phát hiện của huyết áp chắc chắn có liên quan đến việc áp dụng các phương pháp kỹ thuật khoa học.
Trong chẩn đoán, thành tựu nổi bật là các thiết bị chẩn đoán công nghệ cao không ngừng ra đời, đổi mới, hoàn thiện hơn. Chất lượng chẩn đoán bệnh theo đó cũng ngày càng được nâng cao, bệnh hiểm nghèo được phát hiện sớm và chữa kịp thời. Có thể kể đến một số phát minh như: X-quang, CT – chụp cắt lớp điện toán, DSA – chụp X-quang kĩ thuật số mạch máu theo phương pháp loại trừ, MRI – chụp cộng hưởng từ, ứng dụng hạt nhân (PET, SPECT),…
Máy chụp X-quang
Một trong những thành tựu quan trọng trong điều trị là ứng dụng laser, với rất nhiều phương thức điều trị nội khoa, ngoại khoa đạt được hiệu quả hơn các cách điều trị kinh điển. Ví dụ: châm cứu, điều trị bằng laser, laser nội tĩnh mạch, điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser chọc qua da, điều trị các tật khúc xạ mắt bằng laser Excimer (“dao cắt lạnh”), dao mổ laser CO2, laser bán dẫn trong phẫu thuật…