Fixi.vn – Kỹ sư thủy lợi thường được xem là những người đã vươn ra rộng khắp các ngành liên quan đến quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên nước vô cùng quý giá của tổ quốc.
Mục Lục Bài Viết
Kỹ sư thủy lợi là ai?
Thủy lợi là một thuật ngữ, tên gọi truyền thống của việc nghiên cứu khoa học công nghệ, đánh giá, khai thác sử dụng, bảo vệ nguồn tài nguyên nước và môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.
Kỹ sư thủy lợi – nghề hứa hẹn
Đây là ngành khoa học ứng dụng kiến thức của toán học, vật lý, hóa học… để tìm lời giải cho các bài toán kỹ thuật, giải pháp công nghệ, giải pháp công trình nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nước cũng như dự báo, cảnh báo, điều tracác dạng thiên tai lũ lụt, hạn hán, lũ quét… Bên cạnh đó ngành này cũng tìm cách hạn chế, khắc phục, giảm nhẹ những thiệt hại cũng do nước gây ra xây dựng các công trình như đê, kè, đập…
Khi nói đến những kỹ sư thủy lợi, người ta không đơn thuần chỉ nghĩ đến những kỹ sư chuyên xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện hay dân dụng đơn thuần mà họ hầu như đã vươn ra rộng khắp các ngành liên quan đến quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên nước vô cùng quý giá của tổ quốc.
Nghề kỹ sư thủy lợi làm gì?
Kỹ sư thủy lợi, nghề xã hội luôn cần
– Quy hoạch, thiết kế, xây dựng, quản lý và khai thác có hiệu quả các hệ thống thuỷ lợi.
– Quản lý, điều phối trong các cơ sở kinh doanh hoặc các cơ quan chính phủ, chịu trách nhiệm cho việc quản lý, phát triển tài nguyên thiên nhiên.
– Nghiên cứu, quy hoạch, thiết kế, xây dựng, tổ chức, quản lý và khai thác hệ thống và công trình cấp thoát nước.
– Xử lý chất thải, bảo vệ môi trường sống đô thị và nông thôn, cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn…
– Nghiên cứu và phát triển máy xây dựng và máy thủy lực, thiết bị thủy lợi, thủy điện.
– Lên kế hoạch khai thác các công trình thuỷ lợi – thuỷ điện một cách tối ưu.
– Đánh giá hiện trạng môi trường và dự báo xu thế biến đổi môi trường, đánh giá và quản lý chất lượng nước, xử lý nước và nước thải.
Kỹ sư thủy lợi – nghề vui buồn gắn liền với Nước
Kỹ sư thủy lợi làm việc ở đâu?
Việt Nam là quốc gia có bờ biển dài trên 3.600 km, có hệ thống sông ngòi dày đặc. Việc quản lý, bảo vệ, khai thác nguồn tài nguyên quý báu của đất nước được thể hiện trên các lĩnh vực như: khai thác tổng hợp tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, quản lý lưu vực sông, bờ biển, xây dựng sửa chữa và cải tạo các hệ thống công trình thủy lợi một cách hiệu quả đang là thách thức hàng đầu của toàn ngành.
Bạn có muốn góp phần tạo nên công trình thủy lợi hiện đại?
Đứng trước những thách thức lớn như vậy, ngành Thủy lợi hàng năm được đầu tư hàng ngàn tỷ đồng cho việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình mới, các công trình nghiên cứu khoa học, quản lý… Kỹ sư sau khi tốt nghiệp ngành này có thể được tuyển dụng và công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Thủy lợi, Cục Đê điều và Phòng chống lụt bão…
Phần lớn kỹ sư thủy lợi làm việc tại các công ty xây dựng, tư vấn xây dựng, các công ty tư vấn, xây dựng thủy lợi, các công trình xây dựng nhà máy thủy điện, các nhà máy thủy điện, các viện nghiên cứu chuyên ngành, các ban quản lý dự án, các nhà máy chế tạo, các công ty khai thác và quản lý công trình thủy lợi v.v… Như vậy, cơ hội làm việc trong ngành thủy lợi rất phong phú.
Nhu cầu ngành Kỹ sư thủy lợi rất lớn
Thực tế nhu cầu kỹ sư ngành thủy lợi rất lớn đặc biệt là kỹ sư cấp thoát nước, kỹ sư kỹ thuật công trình thủy, kỹ thuật bờ biển, kỹ thuật cơ khí thủy lợi… Ngành thủy lợi có nhiều chuyên ngành như: Thủy văn tài nguyên nước, Kỹ thuật thủy điện và năng lượng tái tạo, Cấp thoát nước, Kĩ thuật bờ biển, Kĩ thuật cơ khí thủy lợi, Kĩ thuật tài nguyên nước…
Ngành Kĩ thuật công trình thủy đào tạo chuyên sâu về thiết kế, xây dựng, khai thác… các công trình thủy. Ngành kĩ thuật bờ biển (đào tạo kỹ sư chuyên sâu về các công trình dọc bờ biển, đảo, quần đảo…) cũng đang khát nhân lực… Nơi làm việc của ngành thủy lợi rất rộng: các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Thủy lợi, Cục Đê điều và Phòng chống lụt bão…
Nơi đào tạo nghề
Hiện nay, cơ sở đào tạo cơ bản, chuyên sâu và bao quát nhất là Trường Đại học Thủy lợi Việt Nam (có cơ sở tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh). Ngoài ra, tại một số trường đại học khác cũng có một số ngành đào tạo nhưng không chuyên sâu: Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh v.v…
Đại học Thủy lợi – một điểm xuất phát lớn của người kỹ sư
[wpcc-iframe width=”900″ height=”506″ src=”https://web.archive.org/web/20160710073513if_/https://www.youtube.com/embed/JeaQRL8yOTY?feature=oembed” frameborder=”0″ allowfullscreen]
Tố chất và kỹ năng cần thiết của nghề
– Trước hết, kĩ sư thủy lợi cần có năng khiếu và thiên hướng trong các môn học tự nhiên: toán học, vật lý hóa học, vẽ kỹ thuật…
– Do đặc trưng của ngành, kĩ sư thủy lợi cần tiếp xúc nhiều với khoa học kỹ thuật, các bản vẽ thiết kế, quy hoạch công trình, nên người kỹ sư cần tiếp cận sử dụng máy tính căn bản: MS Word (soạn thảo văn bản thành thạo), MS Excel (trình bày bảng tính cơ bản, hàm cơ bản), Auto Cad (vẽ kỹ thuật), MS Project (lập và quản lý tiến độ), Dự toán…
– Kỹ năng làm việc nhóm, chịu được áp lực cao cũng là một yếu tố then chốt làm nên thành công cho một kĩ sư thủy lợi. Khi làm việc, người kĩ sư thủy lợi không thể làm việc đơn lẻ mà phải phối hợp với bên địa chất, địa lý, môi trường, cảnh quan đô thị. Bởi vậy, người kĩ sư thủy lợi cần phải có khả năng giao tiếp, làm việc nhóm tốt.
Kỹ sư thủy lợi đi thực tế
Vào năm 251 trước Công nguyên, một công trình thủy lợi nổi tiếng thế giới được xây dựng. Người đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc áp dụng phương pháp khoa học trong trị thủy, góp phần trong việc xây dựng nền văn minh Trung Hoa xán lạn với nhiều phát minh mà cả thế giới phải kính nể. Đó là Lý Binh với công trình thủy lợi Đô Giang Yến ở Tứ Xuyên.
Thời ấy, hơn 2.200 năm trước, vào mùa xuân và hè, khi nước lũ dâng cao, nước sông Mân tràn xuống, đổ vào vùng đồng bằng Thành Đô gây lũ lụt. Khi nước lũ rút đi, để lại những bãi đất nham nhở sỏi đá. Lý Binh – một viên quan nước Tần đã tận dụng những kinh nghiệm về khơi dòng dẫn nước trong trị lý nguồn nước của Đại Vũ thời Trung cổ, phép biện chứng tự nhiên “Tùy theo thực tế mà khơi dòng dẫn nước”. Nhờ thế, hệ thống thủy lợi này đem lại nguồn lợi to lớn, tưới tiêu cho 700.000 hécta đồng ruộng thuộc hơn 40 huyện khác nhau, được coi như kiệt tác vĩ đại tạo phúc cho nhân dân.
Đô Giang Yến
Đô Giang Yến được hình thành bởi 3 bộ phận đập: Miệng cá phân dòng, luồng chia lũ và xử lý đất cát và cửa miệng nhập nước. Công trình thủy lợi tự động này giải trừ sự đe dọa của thủy hoạn, khiến cho vùng đồng bằng Tứ Xuyên vừa bình an, vừa đầy nước tưới tiêu, thành xứ “Thiên phủ” trù phú, mà Đô Giang Yến được ví như dải ngân hà kỳ diệu trên mặt đất. Hàng năm, hàng trăm chuyên gia thủy lợi nước ngoài, hàng triệu lượt khách trong nước và quốc tế đến nơi đây tham quan tìm hiểu, họ rất cảm phục trình độ khoa học của công trình.
Vùng đất này khí hậu 4 mùa, cảnh sắc tươi đẹp, công trình thủy lợi kỳ vĩ cảnh làm cho khung cảnh trở nên ngoạn mục. Từ xa, bạn nghe được tiếng nước chảy, dù nước có dữ dằn như trận chiến Sơn Tinh – Thủy tinh, du khách vẫn yên lòng, vì thủy tặc đã bị trị bằng khoa học từ thời cổ.
Di sản thế giới Đô Giang Yến
Có một câu ngạn ngữ nổi tiếng “Con người sợ thời gian. Nhưng thời gian lại sợ các Kim tự tháp”. Nhân loại đã kính nể các Pharaon xây nên kỳ quan ở Ai Cập châu Phi kia, thì cũng nên bổ sung: “Thời gian sợ Đô Giang Yến”. Đâu chỉ thời gian, mà còn là những con sông dữ, những Thủy Tinh bị trị, mà Lý Binh với khát vọng trí tuệ vì dân đã làm nên công trình trường tồn như thế. Tháng 11-2000, Đô Giang Yến đã được công nhận là Di sản thế giới.
Khám phá
- Các điều tra khảo cổ học đã xác định có công trình thủy lợi ở Lưỡng Hà và Ai Cập vào khoảng thiên niên kỷ 6 TCN, lúa mạch được trồng ở các khu vực có lượng mưa không đủ để cung cấp cho nó.
Ví dụ về hệ thống thủy lợi phổ biến ở tiểu lục địa Ấn Độ
- Ở thung lũng Zana thuộc dãy núi Andes ở Peru, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu vết của 3 con kênh, và theo định tuổi cacbon phóng xạ nó được xây dựng từ thiên niên kỷ 4 TCN, thiên niên kỷ 3 TCN và thế kỷ 9. Các con kênh này là kỷ lục về thủy lợi đầu tiên tại Tân Thế giới. Các dấu vết của một con kênh có thể có tuổi từ thiên niên kỷ 5 TCN được tìm thấy bên dưới con kênh có tuổi vào thiên niên kỷ 4 TCN.
- Có dấu hiệu cho thấy vào thời Pharaon Amenemhat III nhà thứ 12 (khoảng 1800 TCN), người Ai Cập cổ đại đã sử dụng các hồ tự nhiên của ốc đảo Faiyum làm hồ chứa để cung cấp nước trong mùa khô, vì nước hồ này dâng lên trong mùa lũ hàng năm của sông Nin.
Tưới dùng sức động vật, Thượng Ai Cập, năm 1840
- Các qanat, được xây dựng ở Ba Tư cổ đại vào khoảng năm 800 TCN, là một trong số những phương pháp thủy lợi cổ nhất từng được biết đến mà ngày nay vẫn còn sử dụng. Ngày nay chúng được tìm thấy ở châu Á, Trung Đông và Bắc Phi. Hệ thống này bao gồm mạng lưới giống như giếng đứng và các ống dẫn hơi nghiêng hướng vào mặt của các vách đá và các đồi dốc để khai thác nước ngầm.
Qanat
- Noria, một guồng nước được gắn các bình bằng đất sét xung quanh được vận hành bởi năng lượng của dòng nước, lần đầu tiên được đưa vào sử dụng trong thời gian này bởi những người La Mã đến định cư ở Bắc Phi. Vào năm 150 TCN, các bình được lắp các van cho phép nước chảy vào êm hơn khi chúng chịu tác động của lực nước.
- Các công trình thủy lợi của Sri Lanka cổ đại sớm nhất được định tuổi vào khoảng 300 TCN vào thời vua Pandukabhaya và tiếp tục phát triển liên tục đến 1000 năm sau đó, là một trong những hệ thống thủy lợi phức tạp nhất trong thế giới cổ đại. Người Sinhal là những người đầu tiên xây các bể chứa để trữ nước. Do những ưu thế về kỹ thuật của họ trong lĩnh vực này, họ thường được gọi là ‘bậc thầy về thủy lợi’. Hầu hết các hệ thống thủy lợi này vẫn tồn tại mà không bị phá hủy cho đến ngày nay.
- Các kỹ sư thủy lực đầu tiên của Trung Quốc là Tôn Thúc Ngao (thế kỷ 6 TCN) vào thời Xuân Thu và Tây Môn Báo (thế kỷ 5 TCN) vào thời Chiến Quốc, cả hai đã xây dựng các dự án thủy lợi lớn.
- Máy đo mưa đầu tiên trên thế giới ở Triều Tiên là uryanggye (tiếng Triều Tiên:우량계), được phát hiện vào năm 1441. Người phát minh là Jang Yeong Sil, một kỹ sư Triều Tiên vào thời nhà Triều Tiên, theo chỉ vụ của vua Thế Tông. Nó được lắp đặt trong các bồn chứa như là một phần của hệ thống thủy lợi trên toàn quốc để đo và thu thập lượng mưa phục vụ cho nông nghiệp. Với công cụ này, các nhà quy hoạch và nông dân có thể có được nhiều thông tin hơn trong công việc của mình.