Fixi.vn – Nghiên cứu khoa học luôn được xem là ưu tiên, nhất là trong những ngành cơ bản như vi sinh vật học. Trong ngành này, kỹ sư vi sinh chính là những người trực tiếp nghiên cứu, “nuôi dưỡng” và quan sát các vi sinh vật nhỏ bé.
[wpcc-iframe width=”900″ height=”675″ src=”https://web.archive.org/web/20160818083112if_/https://www.youtube.com/embed/8TECp0ltfK0?feature=oembed” frameborder=”0″ allowfullscreen]
Mục Lục Bài Viết
Kỹ sư vi sinh là ai?
Vi sinh vật là những sinh vật quá nhỏ để nhìn thấy bằng mắt thường và bao gồm những thứ như vi khuẩn, nấm và virus. Vi sinh vật học là ngành khoa học nghiên cứu về vi sinh vật.
Kỹ sư vi sinh là người nghiên cứu các vi sinh vật, sử dụng các công cụ như kính hiển vi để quan sát các yếu tố di truyền, đời sống, cách nuôi cấy… những sinh vật tí hon. Kính hiển vi cho phép các kỹ sư có thể phóng các tế bào vi sinh vật mà nếu không quá nhỏ để xem. Di truyền học phân tử và các nhà khoa học sinh học giúp hiểu được mối quan hệ tiến hóa giữa các vi sinh vật và môi trường sống của họ.
Kỹ sư vi sinh làm gì?
Thông thường, kỹ sư sinh học có những công việc chính như:
+ Giám sát và xác định vi sinh vật.
+ Theo dõi các vi sinh vật trong các môi trường khác nhau, lấy mẫu đánh giá vi sinh vật trong từng môi trường cụ thể.
+ Sử dụng các phương pháp nhận dạng, các kỹ thuật phân tử với các mẫu thử nghiệm.
+ Phát triển các kỹ thuật, sản phẩm mới.
+ Phát triển và hoạch định phương pháp để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
+ Phát triển và đăng ký thuốc mới, vắc xin, men, vitamin, kích thích tố và thuốc kháng sinh và các sản phẩm dược phẩm.
+ Làm việc với các chuyên gia máy tính để tiến hành nghiên cứu.
+ Quản lý và giám sát công việc trong phòng thí nghiệm.
Các hoạt động khác mà người kỹ sư sinh học tham gia có thể bao gồm:
+ Lập kế hoạch và tổ chức các nguồn lực.
+ Duy trì hồ sơ chính xác và cập nhật.
+ Viết kết quả nghiên cứu và báo cáo sản xuất.
+ Tham dự các hội nghị quốc gia và quốc tế và các sự kiện khác, hợp tác với các đồng nghiệp từ các phòng ban khoa học, cung cấp thông tin và tư vấn cho các đồng nghiệp và các cơ quan bên ngoài.
Kỹ sư vi sinh làm việc ở đâu?
Một số nơi làm việc phổ biến dành cho các kỹ sư vi sinh bao gồm Sở Khoa học & Công nghệ, Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, cơ quan bảo vệ sức khỏe, các viện nghiên cứu, bệnh viện, trung tâm y tế công cộng, các phòng thí nghiệm tư nhân, các công ty hóa sinh, công ty dược phẩm, các trường đại học, các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống.
Làm thế nào để trở thành kỹ sư vi sinh?
Ở Việt Nam, 1 số trường đào tạo khoa sinh học – ngành công nghệ vi sinh như Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Hà Nội.
Hiện nay, ngành vi sinh học đang rất phát triển, bạn cũng có thể dễ dàng theo học chuyên ngành này tại các trường đại học ở Anh, Mĩ, Nhật, Pháp…
Để trở thành một kỹ sư vi sinh giỏi cần nhiều tố chất khác nhau, tuy nhiên có ba tố chất quan trọng nhất mà một người làm nghề này phải có là:
+ Đam mê và có năng lực nghiên cứu khoa học: niềm đam mê khoa học sẽ giúp người kỹ sư vi sinh gán bó hơn với nghề và tạo nên những công trình tâm huyết.
+ Kiên nhẫn: nghiên cứu vi sinh vật chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, kỹ sư vi sinh học có thể thất bại nhiều lần trước khi thành công vì vậy đòi hỏi người kỹ sư phải kiên trì và bền bỉ.
+ Độc lập: công việc nghiên cứu yêu cầu sự độc lập cao để phát triển các công trình của bản thân người kỹ sư.
Bên cạnh đó, người kỹ sư sinh học cũng cần có một số các kỹ năng liên quan như:
+ Kỹ năng về công nghệ thông tin để áp dụng những tiến bộ khoa học vào nghiên cứu tạo hiệu suất làm việc cao.
+ Kỹ năng phân tích và làm việc với các số liệu: Giúp người kỹ sư sinh học dễ dàng hoàn thành công việc của mình.
+ Khả năng ngoại ngữ: Người kỹ sư có khả năng ngoại ngữ sẽ dễ dàng tìm kiếm được thông tin từ nhiều nguồn khác nhau phục vụ cho việc nghiên cứu.
Ngoài ra, người kỹ sư khoa học cũng cần có cho mình những kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp…
Chàng kỹ sư tin học làm phân vi sinh
[wpcc-iframe width=”900″ height=”506″ src=”https://web.archive.org/web/20160818083112if_/https://www.youtube.com/embed/9xqBHzECfGc?feature=oembed” frameborder=”0″ allowfullscreen]
2. Câu chuyện về tương bần
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là giáo sư tiến sĩ sinh học, ông được xếp vào hàng “tứ trụ” (Nhất Thước – Nhì Trân – Tam Lân – Tứ Quốc) trong Quốc hội, là người không thích nói suông mà phải xắn tay vào thực hiện.
Ông là nhà nghiên cứu sinh học hàng đầu Việt Nam. Quá trình công tác trong ngành sinh học của ông đã làm cho ngành này phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Trong quá trình khảo sát thực tế ông đã có nhiều trải nghiệm thú vị. Giáo sư Nguyễn Lân Dũng chia sẻ: “Tương là món ăn truyền thống rất ngon, đặc biệt là Tương Bần. Tôi đã phải về tận Hưng Yên để xem người ta làm tương như thế nào và tôi thấy sợ cách làm của người dân nơi đây.
Về lý thuyết cách làm tương là ngâm gạo nấu thành xôi sau đó đổ vào nong, chờ lên nấm mốc đó chính là nấm Aspergillus Oryzae một loại nấm tốt men cao chuyển hóa bột thành đường, chuyển hóa đậu tương thành axit amin.
Nhưng khi tôi nhìn vào cái nong của họ thì thấy rằng không phải chỉ có Aspergillus Oryzae mà trăm thứ bà rằn, xanh đỏ tím vàng đủ các loại nấm. Trong đó có một loại nấm có tên là Aspergillus Flavur sinh ra độc tố Aflatoxin cực nguy hiểm có thể gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, tim, phổi và sinh ra một số chất độc hại khác.
Tôi có đề nghị một bà cụ, người khá nổi tiếng vì đã từng được huy chương vàng về làm tương cho chúng tôi làm thử một mẻ, với điều kiện là… hãy để chúng tôi giặt nong.
Bà ấy nhìn tôi từ đầu đến chân giống như người ở hành tinh khác đến. Bà nói: Chúng tôi làm tương đã mấy đời nay, và bí quyết của chúng tôi là không giặt nong, đồ xôi xong là đổ ra nong ngay.
Tôi nói với bà, điều này quá nguy hiểm và thuyết phục bà cứ cho chúng tôi giặt nong, nếu hỏng chúng tôi sẽ đền toàn bộ chi phí cho bà, cuối cùng bà cũng đồng ý.
Tôi lấy ra một gói bao tử nấm Aspergillus Oryzae do chúng tôi sản xuất (có giá là 1000 đồng/gói) và nhờ bà đồ xôi rồi rắc bao tử vào. Hai ngày sau, bà gọi điện thoại cho tôi bảo chưa lần nào mà mốc nó lại lên đều và đẹp như thế.
Tôi tin là bà nói đúng, vì chúng tôi đã cấy hàng tỉ bao tử nấm vào mà lại chỉ toàn là nấm Aspergillus Oryzae đã được kiểm nghiệm và nghiên cứu kỹ”.
Qua lần khảo sát đó, giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã kiến nghị lên Bộ Y tế để kiểm tra các mẫu tương trên thị trường, phòng tránh những rủi ro đáng tiếc.
Từ cổ xưa, mặc dù chưa nhận thức được sự tồn tại của vi sinh vật, nhưng loài người đã biết khá nhiều về các tác dụng của vi sinh vật gây nên. Trong sản xuất và trong đời sống, con người đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và các biện pháp lợi dụng các vi sinh vật có ích và phòng tránh các vi sinh vật có hại.
Trên những đồ vật giữ lại từ thời cổ Hy Lạp người ta đã thấy minh họa cả quá trình nấu rượu. Những tài liệu khảo cổ cho biết cách đây trên 6000 năm người dân Ai Cập ở dọc sông Nin đã có tập quán nấu rượu. Các hình vẽ trên Kim Tự Tháp cũng cho thấy nghề nấu rượu và làm bia ở Ai Cập cũng rất phổ biến.
Muối dưa, làm giấm, làm tương, làm mắm, làm mứt, làm sữa chua, ướp thịt, ướp cá… đều là những biện pháp hữu hiệu để hoặc sử dụng hoặc khống chế vi sinh vật phục vụ cho việc chế biến và bảo quản thực phẩm. Theo sách “Lĩnh nam chích quái” thì nhân dân ta từ thời Hùng Vương dựng nước đã biết “làm mắm bằng cầm thú, làm rượu bằng cốt gạo”.
Việc sáng tạo ra các hình thức ủ phân, ngâm phân, ngâm đay, ngâm gai, xếp ải, trồng luân canh các cây họ Đậu… đều là những biện pháp tài tình mà tổ tiên ta từ lâu đã biết phát huy tác dụng của vi sinh vật trong nông nghiệp.
Về phương diện phòng trừ bệnh tật loài người cũng sớm tích lũy được nhiều kinh nghiệm phong phú. Ngay từ trước Công nguyên những tài liệu của Hippocrate (460 – 373 TCN), của Veron (116 – 27 TCN), của Lucrèce (98 – 55 TCN)… đã đề cập đến bản chất sống của các tác nhân gây ra bệnh truyền nhiễm.
Người có công phát hiện ra thế giới vi sinh vật và cũng là người đầu tiên miêu tả hình thái nhiều loại vi sinh vật là một người Hà Lan vốn là người học nghề trong một hiệu buôn vải. Đó là Antonie van Leeuwenhoek (1632 – 1723). Ông đã tự chế tạo ra trên 400 kính hiển vi, trong đó có cái phóng đại được đến 270 lần.
Từ thập kỉ 60 của thế kỉ 19 bắt đầu thời kì nghiên cứu về sinh lí học của các loại vi sinh vật. Người có công to lớn trong việc này, người về sau được coi là ông tổ của vi sinh vật học là nhà khoa học người Pháp Louis Pasteur (1822 – 1895). Khó mà tóm tắt được khối lượng các phát hiện đồ sộ mà L. Pasteur đã cống hiến cho nhân loại.
Viết về L. Pasteur, nhà khao học người Nga K.A.Timiriazev đã phân tích như sau: “Từ sau khi loài người nuyên thủy thoát được ra khỏi sự uy hiếp của các dã thú trong rừng sâu thì trong lịch sử chưa từng thấy có sự tiến bộ nào có ý nghĩa quyết định như các công trình nghiên cứu của L. Pasteur.”