Mục Lục Bài Viết
1. Kỹ sư y sinh là ai?
Các kỹ sư y sinh là người sử dụng các nguyên tắc sinh học và các công cụ kỹ thuật để tạo ra những sản phẩm có thể sử dụng, hữu hình, sản phẩm hiệu quả kinh tế. Kỹ thuật sinh học sử dụng kiến thức và chuyên môn từ một số khoa học thuần túy và ứng dụng, chẳng hạn như khối lượng và truyền nhiệt, động lực học, cơ chế sinh học, sinh học, tách, quá trình thanh lọc, thiết kế lò phản ứng… Nó được sử dụng trong việc thiết kế các thiết bị y tế, thiết bị chẩn đoán, vật liệu tương hợp sinh học, năng lượng sinh học tái tạo, kỹ thuật sinh thái, kỹ thuật nông nghiệp và các lĩnh vực khác nhằm cải thiện mức sống của xã hội.
Đây là một lĩnh vực tương đối mới và đa phần các thành tựu đạt được chỉ mới dừng ở mức độ nghiên cứu, bao gồm lĩnh vực khác nhau: tin sinh học, chẩn đoán hình ảnh, xử lý hình ảnh, xử lý tính hiệu sinh lý học, cơ sinh học,…
Từ năm 2010, một vài trường đại học đã bổ sung ngành kỹ thuật y sinh. Đây là một ngành học mới mẻ, đặc trưng cho kỹ thuật công nghệ và khoa học về sự sống chặt chẽ như ngành kỹ thuật y sinh.
2. Kỹ sư y sinh làm gì?
Kỹ sư y sinh học thuộc nhóm các công việc tốt nhất hiện nay
Một kỹ sư y sinh học thông thường sẽ làm như sau :
– Thiết kế hệ thống và các sản phẩm, chẳng hạn như cơ quan nhân tạo, các thiết bị nhân tạo thay thế các bộ phận cơ thể, và máy móc để chẩn đoán các vấn đề y tế, thuốc điều trị mới…
– Cài đặt, điều chỉnh, bảo trì, sửa chữa, hoặc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các thiết bị y sinh.
– Đánh giá sự an toàn, hiệu quả, và hiệu quả của các thiết bị y sinh.
– Làm việc với các nhà khoa học sự sống, các nhà hóa học, và các nhà khoa học y tế để nghiên cứu các khía cạnh kỹ thuật của các hệ thống sinh học của con người và động vật.
3. Kỹ sư y sinh làm việc ở đâu?
Sinh viên học ngành Kỹ thuật Y sinh khi tốt nghiệp được cấp bằng Kỹ sư Kỹ thuật Y sinh và có thể làm các công việc như:
– Làm chủ các thiết bị công nghệ cao như: Máy chụp cắt lớp điện toán, máy cộng hưởng từ, máy siêu âm 3D, 4D, các hệ thống xét nghiệm tự động, các thiết bị nội soi, các thiết bị theo dõi bệnh nhân đa thông số. Ngoài ra, sinh viên còn có được các kiến thức về Công nghệ thông tin ứng dụng trong các lĩnh vực y học như: Hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh y tế, y tế từ xa, mạng bệnh viện, bệnh án số, bệnh viện số…
– Kỹ sư, kỹ thuật viên phụ trách về thiết bị y tế công nghệ cao tại các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc.
– Kỹ sư thiết kế, chế tạo tại các nhà máy, các tập đoàn sản xuất và kinh doanh thiết bị y tế trong nước và trên thế giới tại Việt Nam như: Samsung – Hàn quốc, GE – Mỹ, Siemens – Đức, Hitachi – Nhật Bản, Bayer – Đức, Shimazu – Nhật Bản, Philips – Hà Lan. Đặc biệt tập đoàn Samsung đã đầu tư dự án lớn nhất tại Thái Nguyên và đang xây dựng mục tiêu chiến lược sản xuất các thiết bị y tế và chăm sóc sức khỏe công nghệ cao.
– Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy các môn học thuộc lĩnh vực Kỹ thuật Y sinh, Kỹ thuật viên y tế ở các cơ sở đào tạo.
– Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo đại học, có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc học cao học và nghiên cứu sinh để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Kỹ thuật Y sinh, Kỹ thuật Y học.
Kỹ sư y sinh làm việc với các máy móc hiện đại
4. Địa chỉ đào tạo
Hiện nay ở Việt Nam, chỉ có các trường đào tạo hàng đầu mới đủ khả năng đào tạo chuyên ngành này như:
–Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
–Học viện Kỹ thuật Quân sự
–Trường Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh
–Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
–Trường Đại học Quốc tế
–Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông
–Đại học Khoa học tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội
–Đại học Khoa học tự nhiên – ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
–Viện Đại học Mở
Tố chất phù hợp để trở thành một nhà kỹ sư y sinh giỏi:
- Tư duy phê phán và sáng tạo giải quyết vấn đề.
- Cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì.
- Có khả năng làm việc với cường độ và áp lực cao trong thời gian dài.
- Các kỹ năng cần thiết.
- Kiến thức tốt trong các ngành khoa học như sinh học, vật lý, hóa học, khoa học vật liệu.
- Khả năng xây dựng và thực hiện các nghiên cứu.
- Kinh nghiệm sử dụng một loạt các kỹ thuật và thiết bị phân tích.
- Khả năng làm việc nhóm.
- Khả năng nghiên cứu độc lập.
Tiến sĩ Willem Johan ‘Pim’ Kolff (1911-2009) là nhà tiên phong trong lĩnh vực của cơ quan nhân tạo và kỹ thuật y sinh. Những phát minh nổi tiếng của ông như thận nhân tạo (1942) và trái tim nhân tạo (1956) cùng tất cả những đóng góp đột phá khác của ông đã chỉ ra rằng thế giới rằng nội tạng con người có thể được hỗ trợ hoặc thay thế bằng máy móc. Hàng triệu người đã được cứu bởikết quả đột phá đầu tiên của Kolff.
Những ý tưởng độc đáo của ông và cái cách tìm kiếm những phương pháp mới đóng góp cho y học vẫn còn truyền cảm hứng và dạy các nhà nghiên cứu trẻ tuổi trên khắp thế giới phải nhìn xa hơn, đừng để bị hạn chế bởi sự thất bại, và không để bị định kiến về bất kỳ ý tưởng mới nào. Như lời của Tiến sĩ Kolff từng nói: “Những gì bạn đưa ra, có thể cứu sống một ngày nào đó”. Tiến sĩ Kolff thường được tìm thấy câu trả lời ở những nơi mà không ai dám đi trước và khuyến khích những người khác cũng làm như vậy. Trong thế giới y học của thế kỷ 21, chúng ta cần những người tiên phong tạo cảm hứng như thế.
Quỹ Willem Kolff Foundation, được thành lập vào năm 2003, mang tên Kolff cho một lý do. Nó chứa một tham vọng khoa học và một nhiệm vụ bắt buộc để giữ được ngọn lửa cháy sáng đầy cảm hứng.
Nếu vào thế kỷ 20, vật lý là ngành khoa học trung tâm thì bước sang thế kỷ 21 mọi nghiên cứu sẽ theo hướng lấy sự sống làm trọng tâm. Nghĩa là ngành y sinh học là tiêu điểm cho tất cả các ngành khoa học khác. Từ đây sẽ hình thành nhiều giao ngành như lý sinh (BioPhysics), hoá sinh (BioChemistry),… với mục tiêu áp dụng những khái niệm, những định luật vật lý, hóa học để nghiên cứu sự sống, tìm ra bản chất hóa học của các quá trình sống. Từ đó, chúng ta có thể hiểu rõ ràng và can thiệp được vào những quá trình này.
Trong chẩn đoán, thành tựu nổi bật là các thiết bị chẩn đoán công nghệ cao không ngừng ra đời, đổi mới, hoàn thiện hơn. Nhờ đó mà chất lượng chẩn đoán bệnh ngày càng được nâng cao, các bệnh hiểm nghèo ngày càng được phát hiện sớm để kịp thời chữa trị. Có thể kể đây như là X-quang, CT – chụp cắt lớp điện toán, DSA – chụp X-quang kỹ thuật số mạch máu theo phương pháp loại trừ, MRI – chụp cộng hưởng từ, ứng dụng hạt nhân (PET,SPECT), …
Một trong những thành tựu quan trọng trong điều trị là ứng dụng laser, với rất nhiều phương thức điều trị nội khoa, ngoại khoa đạt được hiệu quả cao hơn cách điều trị kinh điển. Ví dụ như châm cứu, trị liệu bằng laser, laser nội tĩnh mạch, điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser chọc qua da, điều trị các tật khúc xạ mắt bằng laser Excimer (“dao cắt lạnh”-phi nhiệt), dao mổ laser CO2, laser bán dẫn trong phẫu thuật …
Và rất may mắn cho chúng ta là ở Việt Nam đã ứng dụng thành công các kỹ thuật công nghệ tiên tiến kể trên tại nhiều bệnh viện, trung tâm trên toàn quốc, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống con người.
Đi đến những thành quả
[wpcc-iframe width=”900″ height=”506″ src=”https://web.archive.org/web/20160726090008if_/https://www.youtube.com/embed/3FgneN-Ntus?feature=oembed” frameborder=”0″ allowfullscreen]