Fixi.vn – Nhiệm vụ chính của lính chữa cháy là đối phó với các cuộc gọi khẩn cấp, đánh giá tình huống nguy hiểm và phản ứng một cách thích hợp. Lính cứu hỏa thường xuất hiện đầu tiên để hỗ trợ thiên tai, tai nạn công nghiệp, tai nạn xe hơi và trường hợp khẩn cấp khác.
Mục Lục Bài Viết
Lính cứu hỏa là ai?
Nhân viên cứu hỏa là người thực hiện công tác chữa cháy tại nơi có xuất hiện cháy nổ.
Hiện tại còn nhiều người dân vẫn chưa hiểu hết chức năng, nhiệm vụ của đơn vị phòng cháy chữa cháy ( PCCC). Người dân chỉ nghĩ đơn giản, nếu có cháy mới gọi 114 để báo cháy. Trên thực tế, đối với các vụ việc cần phải cứu nạn, cứu hộ, sau khi người dân thông báo đến cơ quan công an địa phương thì lập tức đơn vị này cũng sẽ yêu cầu đơn vị PCCC có mặt để làm nhiệm vụ.
Nhân viên cứu hỏa được cho là một trong những công việc nguy hiểm và vất vả nhất.Họ phải làm việc 24h/ngày, kể cả ngày lễ. Tuy nhiên, đây lại là một trong số những công việc hạnh phúc nhất. Lý do là bởi đặc trưng công việc này là bảo vệ người và tài sản.
Lính cứu hỏa làm gì ?
Nhiệm vụ chính của lính chữa cháy là đối phó với các cuộc gọi khẩn cấp, đánh giá tình huống nguy hiểm và phản ứng một cách thích hợp. Lính cứu hỏa thường xuất hiện đầu tiên để hỗ trợ thiên tai, tai nạn công nghiệp, tai nạn xe hơi và trường hợp khẩn cấp khác.
Lính cứu hỏa có những công việc chính sau:
– Chữa cháy: cháy là nhiệm vụ chính của một nhân viên cứu hỏa.
– Tìm kiếm và cứu hộ nạn nhân: xe tải cứu hộ nạn nhân hỏa hoạn vận chuyển đến các trung tâm y tế cấp cứu.Trong trường hợp của một tai nạn ô tô mà không liên quan đến một ngọn lửa, lính cứu hỏa sẽ chăm sóc cho những người bị thương và bảo vệ hiện trường trước khi xe cứu thương và cảnh sát đến. Họ cũng đóng vai trò là nhân viên cứu hộ trong trường hợp thiên tai như lốc xoáy, sóng thần và động đất. Lính cứu hỏa chữa trị nạn nhân của các thảm họa hoặc tìm kiếm những người mất tích.
– Thực hiện sơ cứu và hô hấp nhân tạo, và ổn định bệnh nhân để vận chuyển đến một bệnh viện.
– Điều tra các nguồn lửa, đặc biệt là trong trường hợp hỏa hoạn tiềm năng.
– Thực hiện các biện pháp để phòng tránh hỏa hoạn trong tương lai: Họ cũng giáo dục nhân dân và thanh tra đảm bảo rằng các doanh nghiệp địa phương có hệ thống báo động, và hệ thống phun nước trong tình trạng tốt.
– Chủ yếu thời gian họ dành thời gian để bảo trì trạm cứu hỏa và đào tạo.
Lịch thay đổi tùy vào tầm vóc và nhu cầu của một đơn vị chữa cháy. Thời gian thường là 24 giờ – trong đó bao gồm thời gian cho giấc ngủ – với hai hoặc ba ngày sau đó. Một số đơn vị sử dụng một lịch vài ngày 1 ca, theo sau là một vài ca đêm, và sau đó một vài ngày nghỉ. Bất kể lịch trình, các cuộc gọi khẩn cấp thường xuyên yêu cầu lính cứu hỏa làm việc qua cuối ca hoặc giấc ngủ của họ bất cứ khi nào họ có thời gian trống. Sở chữa cháy không bao giờ đóng cửa, do đó, không phải là hiếm khi có lịch làm việc vào các ngày lễ và ngày nghỉ cuối tuần.
Lính cứu hỏa làm việc ở đâu?
Nhân viên cứu hỏa làm việc tại các phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy trực thuộc huyện, Sở cảnh sát phòng cháy chữa cháy trực thuộc tỉnh, Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ….Hiện tại cả nước có 63 đơn vị cảnh sát phòng cháy chữa cháy.
Làm thế nào để trở thành lính cứu hỏa?
Hiện nay, ở nước ta chỉ có 1 số ít các trường đào tạo nghiệp vụ cứu hỏa. Điển hình có trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy.
Một số đơn vị yêu cầu ứng viên phải có bằng tốt nghiệp phổ thông và ứng viên phải làm lính nghĩa vụ trong 2 năm rồi mới có thể thi tuyển chính thức. Những người khác thì có thể thi vào trường Đại học hoặc Trung cấp Phòng cháy chữa cháy. Các ứng viên phải làm một bài kiểm tra viết, tiếp đó là thi vấn đáp hoặc phỏng vấn, kiểm tra thể dục thể chất, kiểm tra tâm lý, và kiểm tra y tế. Một chương trình đào tạo chính thức điển hình mất hai năm hoặc nhiều hơn để hoàn thành.
– Dũng cảm, bất chấp nguy hiểm:
Bởi khi xảy ra cháy hay thảm họa, trong khi người khác tìm mọi cách thoát ra thì lính cứu hỏa lại phải xông vào dập lửa, cứu nạn. Vì thế, trên thế giới, người ta đã xếp lính cứu hỏa là một trong những nghề nguy hiểm nhất.
– Có sức khỏe tốt:
Để làm được nghề nguy hiểm ấy, ngoài lòng dũng cảm còn cần phải có sức khỏe tốt mới có thể sử dụng được những phương tiện chuyên dụng từ bộ quần áo bảo hộ rất nặng tới những dụng cụ cứu hộ và những thiết bị cứu nạn khác.
– Luôn có tinh thần bảo vệ những người xung quanh
– Tinh thần đồng đội cao:
Không nhất hô bá ứng, trên dưới một lòng làm sao có thể tập hợp đủ quân số và phương tiện cần thiết, làm sao có thể cơ động nhanh đến hiện trường cho dẫu xe cứu hỏa đã được xếp vào loại ưu tiên số một trong luật giao thông đường bộ, làm sao đạt hiệu quả cao trong việc mau chóng dập tắt đám cháy, kịp thời đưa nạn nhân ra khỏi vùng nguy hiểm?
Kỹ năng liên quan
– Thành thạo các cách xử lí tình huống tại khu vực có cháy
– Nắm vững cách sử dụng các trang thiết bị phục vụ cho công tác chữa cháy
Bức ảnh đăng tải sáng ngày 31/3 trên trang Humans of New York kể về câu chuyện một doanh nhân trải qua nhiều thăng trầm cuộc sống đã chọn trở thành lính cứu hỏa để giúp đỡ mọi người đã khiến cộng đồng mạng thế giới xúc động.
Nhân vật trong ảnh chia sẻ: “Tôi lớn lên trong một khu phố có nhiều cảnh sát và nhân viên cứu hỏa, nhưng tôi lại quyết định trở thành một nhà môi giới chứng khoán. Ban đầu công việc rất tốt và tôi kiếm được rất nhiều tiền và tôi nghĩ tôi sắp giàu rồi. Thế nhưng sau đó tôi đã có vài quyết định đầu tư không tốt và tôi đã mất tất cả tài sản nhanh chóng như cách tôi đã kiếm ra nó”.
“Thế rồi, sự kiện ngày 11 tháng 9 xảy ra. Lúc ấy tôi đang làm việc trên phố Wall, ngay gần tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại thế giới, nhưng tôi may mắn không phải là người phải chạy thoát khỏi tòa nhà. Tôi ở trong văn phòng và đang suy nghĩ làm thế nào để kiếm tiền nhiều hơn trong vai trò là Giám đốc điều hành của công ty.Và sự kiện khủng khiếp ngày hôm ấy đã khiến tôi suy nghĩ rất nhiều về việc tôi đã không làm bất kỳ điều gì trong cuộc sống của mình để giúp đỡ mọi người.Vì thế, tôi quyết định trở thành lính cứu hỏa”.
Bức ảnh trên cũng được bà Shelley Krebs, người tự nhận mình là mẹ của nhân vật trong bức ảnh, chia sẻ lại trên trang cá nhân của mình “Mẹ luôn tự hào về con trai và sự lựa chọn của con. Trái tim của con hẳn được làm bằng vàng”. Những bình luận trên post của bà Shelley tiết lộ tên người lính cứu hỏa trong bức ảnh là Brian.
Bức ảnh đã nhận được hơn 292.000 lượt like, 3.800 bình luận, hơn 9000 lượt chia sẻ chỉ sau 4 giờ đăng tải.
Hàng năm, vào những ngày đầu năm mới, Nhật Bản lại tổ chức cuộc diễn tập cứu hỏa qui mô lớn mang tên Dezome shiki, tạm dịch là “Cuộc diễu hành năm mới của lính cứu hỏa”.Mục tiêu của sự kiện Dezome shiki là nhằm nâng cao kỹ năng tác nghiệp của lực lượng lính cứu hỏa cũng như ý thức phòng cháy chữa cháy của người dân.Tuy là cuộc diễn tập phòng chống hỏa hoạn nhưng Dezome shiki mang không khí của một lễ hội văn hóa.
Tiết mục hấp dẫn nhất trong ngày hội lính cứu hỏa Dezome shiki là màn trình diễn trên thang tre có tên gọi Hashigo-nori. Nguồn gốc của nó bắt đầu vào thời Edo, mỗi khi xảy ra hỏa hoạn, những người lính cứu hỏa thời đó leo lên thang tre để xác định hiện trường.
Tại kinh thành Edo của nước Nhật cách đây 400 năm, người dân thành thị sống tập trung trong những ngôi nhà dài Nagaya liền kề nhau. Vật liệu để xây dựng nhà ở lúc bấy giờ chủ yếu là tre, gỗ và giấy, do đó, mỗi khi xảy ra hỏa hoạn, ngọn lửa lan đi rất nhanh kèm theo sức tàn phá nặng nề về người và của.
Các đội cứu hỏa Edo phản ứng như thế nào trước các đám cháy? Khi xảy ra cháy, một người trong đội được phân công nhiệm vụ giám sát hỏa hoạn trên đài cao sẽ đánh kẻng liên hồi để báo động. Nghe tiếng kẻng báo hiệu, những thành viên còn lại trong đội lập tức đến ngay hiện trường cùng các dụng cụ chữa cháy.
Không giống lực lượng cứu hỏa ngày nay là dập tắt ngọn lửa ngay tức thì, nhiệm vụ quan trọng mà lính cứu hỏa Edo phải làm là dùng chiếc sào dài có móc nhọn Tobi-guchi giật sập các ngôi nhà gần đám cháy để lửa không lan rộng. Tiếp đến, họ dùng dụng cụ bơm tay Ryo-do-sui để lấy nước từ thùng gỗ dập tắt lửa.
Hiện nay, trên khắp nước Nhật vẫn tồn tại những đội cứu hỏa hoạt động theo tinh thần của Machi-bikeshi. Những đội cứu hỏa địa phương qui mô nhỏ hình thành từ quần chúng rất có ích tại các vùng nông thôn.Họ luôn có mặt ngay tức thì khi hỏa hoạn xảy ra, dập tắt những đám cháy qui mô nhỏ. Có trên 20.000 đội cứu hỏa địa phương với 900.000 người tham gia đang hoạt động trên khắp Nhật Bản.Mỗi đội cứu hỏa địa phương chỉ có vài thành viên, tất cả đều là những người tự nguyện. Tuy là lực lượng cứu hỏa không chuyên, nhưng họ thường xuyên trải qua các khóa huấn luyện nghiệp vụ nhằm nâng cao kỹ năng xử lí tình huống.Ngoài ra, họ còn phải luyện tập đều đặn.Kỹ năng quan trọng mà lính cứu hỏa cần nắm vững là nhắm vòi rồng đúng mục tiêu.