Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam đang đặt ra một nhu cầu cấp thiết đối với phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là yêu cầu đào tạo và phát triển một đội ngũ lao động trẻ có kiến thức và hiểu biết vững vàng về lĩnh vực kinh tế quốc tế, có khả năng phân tích chính sách, khả năng ngoại ngữ cũng như được trang bị các kỹ năng về quan hệ đối ngoại để có thể đảm đương một cách hiệu quả các vị trí mà xã hội đặt ra trong quá trình hội nhập.
Ngành kinh tế quốc tế là một ngành giao thoa giữa ngoại ngữ và thương mại. Ngành này hiện đang là một trong top những ngành “hot” mọi thời đại trên hệ thống ngành nghề nước ta.
Xu thế toàn cầu hóa thúc đẩy kinh tế quốc tế phát triển mạnh và ngày càng trở thành nhân tố quan trọng. Từ khi gia nhập WTO, Việt Nam tăng cường giao thương, buôn bán với nhiều quốc gia. Ngoại thương trở thành ngành quan trọng, quyết định sự phát triển của quốc gia.
Việt Nam chủ yếu xuất nông sản, thực phẩm, khoáng sản thô;·nhập máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, sản phẩm công nghiệp nặng… Cán cân xuất khẩu khẩu còn chưa cân bằng vì năm vừa qua, Việt Nam vẫn còn nhập siêu sản phẩm công nghệ. Với đà phát triển của nền kinh tế, chính phủ đề ra kế hoạch cân đối cán cân xuất nhập khẩu, giảm nhập siêu, tập trung nâng cao chất lượng của sản phẩm chủ lực. Như vậy, ngành kinh tế quốc tế trong thời gian tới sẽ có nhiều thay đổi và phát triển theo hướng có kế hoạch cụ thể.
Kinh tế quốc tế là lĩnh vực hấp dẫn giới trẻ với cơ hội thăng tiến cao trong công việc. Hiện nay, ngành kinh tế quốc tế thiếu nhân lực trầm trọng do yêu cầu kỹ năng khi tuyển dụng của ngành này khá cao. Bên cạnh giỏi kinh tế, nhân lực ngành kinh tế quốc tế còn phải giao tiếp bằng ngoại ngữ tốt. Bởi vậy, dù có nhu cầu mở rộng hoạt động nhưng ngoại thương vẫn chưa thể giải quyết được bài toán nhân lực chuyên môn cao.
Người tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Quốc tế sau khi ra trường có thể làm việc tại:
-Bộ Công thương, các Sở Công thương, Sở Kế hoạch và đầu tư, cơ quan xúc tiến thương mại
-Các văn phòng quản lý đầu tư nước ngoài, các tổ chức kinh tế và xã hội
– Các trường đại học có đào tạo các ngành liên quan đến kinh tế
-Các viện và trung tâm nghiên cứu kinh tế
-Các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu,các công ty vận tải quốc tế,
-Bộ phận thanh toán quốc tế trong các ngân hàng thương mại và các công ty đa quốc gia…
Học ngành Kinh tế Quốc tế ở đâu?
– Đại học Kinh tế Quốc dân( 207 Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội)
-Đại học Ngoại thương (91 Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội)
-Đại học Kinh tế( ĐHQGHN) (144 đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội)
-Đại học Võ Trường Toản (Quốc lộ 1A, Tân Phú Thạch, Châu Thành Á, Hậu Giang)
-Đại học Ngân hàng Tp.HCM ( 56 Hoàng Hiệu 2, Linh Chiểu, Thủ Đức, Tp.HCM)
-Học viện Ngoại giao (Hà Nội)
-Đại học Thương mại (Hà Nội)
Tố chất cần có của người học ngành Kinh tế Quốc tế:
– Khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong học tập, trong công việc, cuộc sồng. Đặc biệ với ngành này yêu cầu phải giỏi tiếng Anh
– Có niềm đam mê với ngành học
-Khả nằng nắm bắt thông tin nhanh và chính xác
– Nắm vững kiến thức cơ bản về quản lý, kinh tế và kinh doanh
-Có kiến thức chuyên sâu về kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc
-Có tư duy nghiên cứu độc lập
-Có năng lực tự bổ sung kiến thức và tiếp tục học tập nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu của công việc
– Kỹ năng tư duy: Sinh viên tốt nghiệp có tư duy chiến lược tốt và có những quyết định đúng đắn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập nền kinh tế quốc tế.
– Kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ: Sinh viên tốt nghiệp có các kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ như kinh doanh xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, vận tải quốc tế.
– Nhạy bén, tháo vát, có trách nhiệm cao với công việc.
– Giao tiếp tốt, có khả năng đàm phán, thuyết phục đối tác.