Ngôn ngữ Anh là ngành học nghiên cứu về các phương pháp học tập loại ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh, đồng thời đây còn là ngành học nghiên cứu về lịch sử, con người, văn hóa của các quốc gia, dân tộc sử dụng tiếng Anh trên thế giới.
Thời hội nhập, ngôn ngữ Anh là chìa khóa vàng cho mỗi cá nhân muốn thành công trong công việc. Bởi ngôn ngữ Anh là ngôn ngữ chung của toàn cầu, hiện có 50 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính, gần 80 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2, nên ngôn ngữ Anh trở thành công cụ nghề nghiệp vô cùng quan trọng. Việc sở hữu tốt một ngoại ngữ sẽ mang lại cho bạn lợi thế cạnh tranh cao trong công việc, nếu ngoại ngữ đó là tiếng Anh thì cơ hội tìm cho bản thân một nghề nghiệp toàn cầu hoàn toàn trong tầm tay.
Sau khi tốt nghiệp, người học ngôn ngữ Anh có thể làm việc tại các cơ sở sau:
– Cơ sở biên, phiên dịch tiếng Anh: phát thanh, truyền hình, nhà xuất bản, thư viện, các sở, ban , ngành, viện nghiên cứu, hãng hàng không, cơ quan ngoại giao, các công ty liên doanh với nước ngoài, các công ty nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam, các cơ quan đơn vị có sử dụng tiếng Anh.
– Các cơ sở nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa, văn học
-Các cơ sở giáo dục đào tạo
Học ngôn ngữ Anh ở đâu?
-Đại học Ngoại ngữ (ĐH Quốc Gia) ( 1 Phạm Văn Đồng, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội)
-Đại học Hà Nội ( Km 9 Nguyễn Trãi, Trung Văn, Thanh Xuân, Hà Nội)
-Đại học Ngoại thương (91 Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội)
Học viện Báo chí và Tuyên truyền ( 36 Xuân Thủy- Cẩu Giấy- Hà Nội)
-Đại học FPT (Khu GD&ĐT, Khu Công Nghệ Cao Km29 Đại Lộ Thăng Long, Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội)
-Đại học Công nghệ tp.HCM ( 144/24, Đường Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh)
-Đại học Kinh tế Tài chính Tp.HCM( 276 Điện Biên Phủ,P.7, Q.Bình Thạch, tp.HCM)
-Đại học Ngân hàng Tp.HCM(36 Tôn Thất Đạm, Quận I, TP. Hồ Chí Minh)
-Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng(131 Lương Nhược Hộc)
-Đại học Ngoại ngữ Huế(57 Nguyễn Khoa Chiêm)
…
Vậy người học Ngôn ngữ Anh cần những tố chất gì?
– Có trình độ nghiệp vụ để hoạt động và công tác có hiệu quả trong lĩnh vực chuyên môn, chủ yếu là công tác phiên dịch và biên tập trong lĩnh vực báo chí, truyền thông.
– Có khả năng thích ứng cao để có thể đảm nhiệm công việc tại các cơ quan đơn vị có liên quan đến báo chí và truyền thông, cũng như các cơ quan có mối quan hệ hợp tác quốc tế trong mọi lĩnh vực như chính trị, văn hoá, kinh tế, xã hội…
– Có kĩ năng giao tiếp tiếng Anh tốt trong các tình huống giao tiếp xã hội và các lĩnh vực chuyên môn thông thường khác.
– Có kĩ năng học tập hiệu quả để có thể tự học nhằm tiếp tục nâng cao kiến thức, năng lực thực hành tiếng, bước đầu hình thành tư duy và năng lực nghiên cứu khoa học về các vấn đề ngôn ngữ, văn hoá hoặc văn hoá – văn minh của các nước Cộng đồng Anh ngữ.
– Có khả năng thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực đối ngoại.