Mục Lục Bài Viết
Ngành Quản lý xây dựng là gì?
Fixi- Trong khoảng 50 năm tới, nhu cầu xây dựng các công trình cơ bản vẫn đang cấp thiết đối với đất nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Vì vậy, ngành quản lý xây dựng vẫn là một “miền đất hứa” dành cho những người có chuyên môn, trình độ cao, khả năng điều hành tốt.
Ngành quản lý xây dựng là ngành trực tiếp thực hiện nhiệm vụ hoặc thực hành tư vấn về lập và đánh giá dự án, lập hồ sơ thiết kế tổ chức thi công, tổ chức các hoạt động trên từng giai đoạn chuẩn bị và thực hiện dự án như đấu thầu, triển khai thiết kế, thi công, bàn giao nghiệm thu và thanh quyết toán công trình.
Quản lý xây dựng làm gì?
Về mặt chuyên môn, các kỹ sư Quản lý dự án xây dựng làm những công việc sau:
- Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ hoặc thực hành tư vấn về lập và đánh giá dự án, lập hồ sơ thiết kế tổ chức thi công, tổ chức các hoạt động trên từng giai đoạn chuẩn bị và thực hiện dự án như đấu thầu, triển khai thiết kế, thi công, bàn giao nghiệm thu và thanh quyết toán công trình;
- Nghiên cứu khoa học và công tác quản lý ở các cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành và địa phương, các trường đại học, cao đẳng… trong lĩnh vực xây dựng;
- Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề xây dựng.
* thường một dự án bao gồm 3 công đoạn chính sau:
Lập kế hoạch dự án.
Theo dõi các thay đổi và quản lý dự án.
Kết thúc dự án.
Các bước này càng được thực hiện tốt bao nhiêu, khả năng thành công của dự án càng cao bấy nhiêu.
Quản lí xây dựng làm việc ở đâu?
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên theo học ở chuyên ngành Quản lý dự án xây dựng có thể làm những công việc sau :
- Làm quản lý xây dựng và quản lý xây dựng ở các cơ quan quản lý nhà nước như: Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, các cơ quan quản lý xây dựng và quản lý đô thị ở UBND các cấp: tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, các thành phố, các quận, huyện, thị xã trực thuộc tỉnh, các phường và thị trấn.
Học quản lý xây dựng ở đâu?
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực xây dựng nói chung và kinh tế xây dựng nói riêng, ngành Quản lý xây dựng hiện đang được đào tạo tại rất nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp với nhiều trình độ, chương trình khác nhau, trong đó có thể kể đến các trường đại học như :
Đại học xây dựng
Đại học thủy lợi
Đại học Công nghệ TP.HCM
Đại học Mở TP.HCM
Đại học Thái Nguyên
Người quản lý dự án giỏi là người có khả năng tập hợp những người giỏi về làm trong ban quản lý dự án của mình.
Những dự án lớn đòi hỏi rất nhiều đến quỹ tư vấn đầu tư xây dựng cũng như nhân lực. Do đó, việc lập một dự án với chi phí chi tiết và huy động vốn là điều rất quan trọng đối với một nhà quản trị. Không phải ai cũng có đủ tài và lý lẽ để thuyết phục hoặc xin tài trợ cho dự án. Không chỉ vấn đề vốn, kỹ năng làm việc theo nhóm cũng là điều kiện thiết yếu trong mỗi dự án.
Để tính toán được chi phí rủi ro, ngay từ đầu bạn phải thực hiện tốt khâu chuẩn bị. Các dự án luôn có những đặc thù riêng nhưng dự án có tính bất biến, người làm dự án không được phép thay đổi mục tiêu của dự án vì bất cứ lý do nào. Nếu bạn thay đổi mục tiêu ban đầu của dự án, thì dự án đó coi như thất bại và bạn phải chuyển sang dự án mới.
Khi làm dự án bạn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn: vấn đề tiến độ, quan hệ ngoại giao, rủi ro kỹ thuật, giới hạn vốn, nguồn lực, mức độ tích cực của nhân viên, áp lực thị trường, thái độ người tiêu dùng đối với mục tiêu của dự án… và người làm dự án cần phải biết cân bằng cuộc sống – công việc, nếu không sẽ rất dễ bị rơi vào trạng thái stress, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả dự án.
Ngoài những đòi hỏi khắt khe về trình độ chuyên môn như đã kể trên, người làm quản lý dự án tất nhiên phải là một người có sức khỏe tốt, nếu không có sức khỏe bạn sẽ không thể chịu được áp lực công việc và tham gia vào những chuyến công tác, khảo sát thị trường, dự án, tư vấn thiết kế kiến trúc… Trong cuộc sống chúng ta có rất nhiều dự án lớn nhỏ khác nhau. Hãy bắt đầu vai trò nhà quản lý ngay từ những dự án nhỏ, những kế hoạch nhỏ và phải luôn khắc cốt ghi tâm, dự án nào cũng có rủi ro, để hoàn thành tốt bạn phải luôn có dự án chống rủi ro trong từng dự án.
Quản lý dự án là một quá trình phức tạp, không có sự lặp lại, nó khác hoàn toàn so với việc quản lý công việc thường ngày của một nhà hàng, một công ty sản xuất hay một nhà máy – bởi tính lặp đi lặp lại, diễn ra theo các quy tắc chặt chẽ và được xác định rõ của công việc.
Trong khoảng một thập niên trở lại đây, cùng với xu hướng hội nhập khu vực hóa, toàn cầu hóa trong mọi lĩnh vực kinh tế và cả lĩnh vực đầu tư xây dựng. Công tác quản lý đầu tư xây dựng ngày càng trở nên phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đối tác và nhiều bộ môn liên quan. Do đó, công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng đòi hỏi phải có sự phát triển sâu rộng, và mang tính chuyên nghiệp hơn mới có thể đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng ở nước ta trong thời gian tới. Thực tiễn đó đã thúc đẩy sự ra đời một công việc mới mang tính chuyên nghiệp thực sự: Quản lý dự án – một nghề đòi hỏi tính tổng hợp và chuyên nghiệp từ các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động tư vấn, kể cả trong nước và nước ngoài.
Trước hết, cần phải hiểu Quản lý dự án (Project Management – PM) là công tác hoạch định, theo dõi và kiểm soát tất cả những khía cạnh của một dự án và kích thích mọi thành phần tham gia vào dự án đó nhằm đạt được những mục tiêu của dự án đúng thời hạn với các chi phí, chất lượng và thời gian dự kiến. Nói một cách khác, Quản lý dự án (QLDA) là công việc áp dụng các chức năng và hoạt động của quản lý vào suốt vòng đời của dự án nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Quản lý dự án là một quá trình phức tạp, không có sự lặp lại. Nó khác hoàn toàn so với việc quản lý công việc thường ngày của một nhà hàng, một công ty sản xuất hay một nhà máy – bởi tính lặp đi lặp lại, diễn ra theo các quy tắc chặt chẽ và được xác định rõ của công việc. Trong khi đó, công việc của quản lý dự án và những thay đổi của nó mang tính duy nhất, không lặp lại, không xác định rõ ràng và không có dự án nào giống dự án nào. Mỗi dự án có địa điểm khác nhau, không gian và thời gian khác nhau, thậm chí trong quá trình thực hiện dự án còn có sự thay đổi mục tiêu, ý tưởng từ chủ đầu tư. Cho nên việc điều hành quản lý dự án cũng luôn thay đổi linh hoạt, không có công thức nhất định.
Vòng đời của Dự án
Mỗi dự án đầu tư xây dựng đều có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc rõ ràng nên dự án có một vòng đời. Vòng đời của đự án (Project life cycle) bao gồm nhiều giai đoạn phát triển từ ý tưởng đến việc triển khai nhằm đạt được kết quả và đến khi kết thúc dự án.
Thông thường, các dự án đều có vòng đời bốn giai đoạn, bao gồm: Giai đoạn hình thành dự án; giai đoạn nghiên cứu phát triển; giai đoạn thực hiện & quản lý; giai đoạn kết thúc.
Tiến trình công việc chính như: Xây dựng ý tưởng ban đầu, xác định qui mô và mục tiêu, đánh giá các khả năng, tính khả thi của dự án, xác định các nhân tố và cơ sở thực hiện dự án;