Fixi – Đằng sau mỗi vũ đạo hào nhoáng trên sân khấu đều có sự trợ giúp của một biên đạo múa xuất sắc. Đối với nghề biên đạo múa , ngoài khả năng, sự bền bỉ, đam mê là thứ không thể bị phai nhạt trong nghề này.
[wpcc-iframe width=”900″ height=”675″ src=”https://web.archive.org/web/20170328182014if_/https://www.youtube.com/embed/WTiu9Ojt9mU?feature=oembed” frameborder=”0″ allowfullscreen]
Mục Lục Bài Viết
Nghề biên đạo múa là ai?
Nghềbiên đạo múa là người dàn dựng, sắp xếp vị trí cho các nghệ sĩ biểu diễn múa trong buổi tập, chỉ cho họ các động tác phải thực hiện thế nào cho đẹp và liên tục. Làm nghề biên đạọ múa, bạn còn có cơ hội được đi lưu diễn khắp các nơi trên thế giới sẽ có nhiều cơ hội học hỏi thêm kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp từ các bạn đồng diễn trên khắp thế giới.
Nghề biên đạo múa làm gì?
- Sáng tác vũ điệu: Những biên đạo múa phải dành phần lớn thời gian của mình để sáng tác, chỉnh sửa để cho ra đời các tác phẩm chất lượng, những bước nhảy mới, rồi sau đó chỉnh sửa và hoàn thiện.
- Chỉ đạo nghệ thuật cho vũ công: Biên đạo múa phải phối hợp chặt chẽ với các vũ công, đưa ra định hướng và khích lệ các vũ công, đồng thời làm mẫu cho họ và hướng dẫn họ một cách tỉ mỉ để truyền tải hết thần thái của tiết mục.
- Dàn dựng các tiết mục sân khấu: Ngoài ra, nghề này cũng có thể làm các công việc như dàn dựng sân khấu, truyền hình hoặc các màn trình diễn, video âm nhạc, thậm chí còn dàn dựng cả các buổi biểu diễn thời trang hay các sự kiện lớn nhỏ của các công ty. Hoặc đơn giản hơn là một huấn luyện viên cho một diễn viên cụ thể nào đó. Với một số người có năng lực, họ dành thời gian để tiếp thị bản thân, thành lập công ty múa của riêng mình và làm chủ công việc của mình.
Nghề biên đạo múa làm việc ở đâu?
Nói chung, những người làm trong nghề biên đạo múa đảm nhận công việc biên đạo múa ở các nhà hát, các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp; Tổ chức các dự án thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, sự kiện, lễ hội hoặc có thể tham gia vào công tác giảng dạy tại các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp của trung ương và địa phương có đào tạo ngành múa; giáo viên chuyên ngành múa các trung tâm văn hoá nghệ thuật trên toàn quốc.
Làm thế nào để trở thành một nhà biên đạo múa?
Nếu tâm đắc với nghề biên đạo múa và muốn theo học một cách chuyên nghiệp thì đây sẽ là những địa điểm hàng đầu để bạn lựa chọn:
Bên cạnh các khóa học diễn xuất, đạo diễn, biên kịch, trường ĐH Sân khấu điện ảnh Hà Nội còn rất nổi tiếng với kinh nghiệm dạy múa tại khoa Múa được thành lập từ năm 1980.
Cao đẳng múa Việt Nam là một trong những trường dạy múa uy tín và hàng đầu tại Việt Nam, vì thế các bạn có thể hoàn toàn yên tâm, tin tưởng khi theo học tại trường.
Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc đã có nhiều năm kinh nghiệm về đào tạo cán bộ văn hóa, nghệ sĩ, diễn viên, giáo viên sư phạm nhạc, múa có chuyên môn cao.
Với những bạn ở Thái Nguyên cũng như các tỉnh lân cận yêu thích múa, hát, nghệ thuật thì trường CĐ Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc sẽ là địa điểm vô cùng thuận lợi cho việc học và nuôi dưỡng ước mơ.
Trường Múa TP.HCM
Từ lâu trường Múa thành phố Hồ Chí Minh đã là ngôi trường quen thuộc với những ai yêu thích và muốn gắn bó trọn đời với bộ môn nghệ thuật tinh tế này.
Để trở thành một biên đạo múa, bạn phải là người yêu nghệ thật và muốn cống hiến cho nghệ thuật, am hiểu nghệ thuật và có tư duy sáng tạo.
- Kỹ năng chuyên môn và khả năng sáng tạo: Nắm vững phương pháp, quy trình thực hiện và các kiến thức chuyên ngành để thực hiện biên đạo tác phẩm múa. Nắm vững các phương pháp sáng tác, các cấu trúc xây dựng tác phẩm. Sáng tạo những cách thể hiện mới trong biên đạo tác phẩm múa
- Năng lực thực hành nghề nghiệp: Có năng lực tham gia vào tổ chức các chương trình nghệ thuật, sự kiện, lễ hội. chuyên nghiệp; có khả năng chịu được áp lực công việc cao ở nhiều vai trò khác nhau. Có khả năng độc lập trong việc nghiên cứu, sáng tạo, thể nghiệm các hình thức nghệ thuật, phương thức thể hiện mới áp dụng vào nghệ thuật múa.
- Kỹ năng làm việc theo nhóm và quản lý thời gian: Biết cách tổ chức, quản lý, phối hợp, tôn trọng và lắng nghe các thành viên khác trong nhóm. Nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc và biết cách sắp xếp thời gian làm việc khoa học để đạt được hiệu quả cao nhất.
Những biên đạo múa xuất sắc của Việt Nam
Biên đạo múa Trần Ly Ly
Cô sinh năm 1978, là con nhà nòi về múa (bố là hiệu trưởng Trường Cao đẳng Múa Việt Nam, mẹ từng là diễn viên ballet múa đơn của Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam). Múa đã ngấm vào máu thịt Trần Ly Ly từ khi sinh ra.
Ly Ly học múa từ khi học trung học cơ sở, từng đoạt hai giải tài năng múa trẻ toàn quốc vào năm 1992, 1994. Sau khi tốt nghiệp trung cấp, Ly Ly được giữ lại trường để tiếp tục bồi dưỡng rồi gửi lên bậc đại học. Biên đạo múa Trần Ly Ly đã có thời gian học múa tại Học viện công nghệ Boxhill (Úc) và rong ruổi học múa một năm tại Pháp…
Trở về nước, với những tác phẩm của mình, Trần Ly Ly nổi lên như một gương mặt xuất sắc, cá tính của múa đương đại. NSND Chu Thúy Quỳnh cho rằng, Trần Ly Ly đang là một trong những biên đạo múa nổi bật của múa đương đại.
Biên đạo Tuyết Minh
Cô sinh năm 1981, đã theo đuổi nghiệp múa 17 năm, hiện là chuyên viên của Cục Nghệ thuật Biểu diễn. Nói về biên đạo múa Tuyết Minh, NSND Chu Thúy Quỳnh nhận xét, “Cùng với Trần Ly Ly, Tuyết Minh là một biên đạo trẻ xuất sắc của múa hiện tại. Tuyết Minh tài năng, có nhiều tác phẩm giá trị, có đóng góp lớn với ngành múa. Tuyết Minh hiện là thành viên BCH Hội nghệ sĩ Múa Việt Nam. Tuổi còn trẻ, nhưng Tuyết Minh đã thể hiện là một biên đạo giỏi với một niềm say mê, nhiệt thành với nghề múa”.
Biên đạo múa Nguyễn Tấn Lộc
Tốt nghiệp Trường Văn hóa – Nghệ thuật Sài Gòn năm 1998, Tấn Lộc từng làm diễn viên kịch, diễn viên múa và biên đạo múa tại Nhà hát Rối TP.HCM và Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TP.HCM. Năm 2001, anh tốt nghiệp Trường Ballet Fujisato và Trường JDS-Kawasaki tại Nhật Bản và trở về làm biên đạo cho rất nhiều chương trình của các nhà hát ở TP.HCM.
Biên đạo múa trẻ – Vững bước kế thừa
Nghệ thuật múa đương đại được xem như là một phương tiện mới tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các biên đạo trẻ sáng tạo. Từ đó, các biên đạo múa trẻ đã khéo vận dụng ngôn ngữ, mảng miếng, thủ pháp, kỹ thuật múa đương đại vào trong những tác phẩm dân gian dân tộc, balet cổ điển… giúp các tác phẩm múa truyền thống trở nên tươi mới, dễ hiểu, lôi cuốn.
Tại Liên hoan Múa TPHCM mở rộng năn 2013 và Cuộc thi Tài năng trẻ biên đạo múa toàn quốc đợt 1 tổ chức tại TPHCM liên hoan và cuộc thi, hơn 100 tác phẩm múa chuyên nghiệp được các biên đạo múa trẻ đầu tư dàn dựng công phu, hấp dẫn. Đặc biệt, 40 tác phẩm dự thi của 34 biên đạo múa đã phản ánh được năng lực sáng tạo của biên đạo trẻ từ việc lựa chọn ý tưởng, đề tài, đề cương kịch bản, bố cục, cấu trúc, mối quan hệ giữa âm nhạc và ngôn ngữ múa, kỹ thuật, kỹ xảo… Và mỗi tác phẩm được xây dựng như một tấm gương phản chiếu thế giới nhân sinh của tác giả, phản ánh nhiều vấn đề trong đời sống xã hội, từ đề tài lịch sử, đấu tranh cách mạng, đề tài tình yêu quê hương và đôi lứa, vẻ đẹp phong tục tập quán của các dân tộc, tâm tư tình cảm của người lao động bình dị.
Lực lượng biên đạo trẻ hiện nay rất đông. Đây là đội ngũ làm nghệ thuật năng động, nhanh nhạy tiếp thu cái mới của thời đại, thích tìm tòi, khám phá, chịu khó học hỏi, nhiệt huyết, yêu nghề. Tuy nhiên, nếu không có sự quản lý, định hướng chặt chẽ thì con đường phát triển của các biên đạo múa trẻ cũng rất dễ lệch hướng, dẫn đến sự ra đời của các tác phẩm kém chất, sai quan điểm thẩm mỹ, lai căng, vô bổ.
Không thể phủ nhận, ngoại trừ các tác phẩm chất lượng được đầu tư dàn dựng để tham gia các cuộc thi, liên hoan múa thì trên thực tế, trong nhiều chương trình ca múa nhạc ở các sân khấu, trên truyền hình, nghệ thuật múa vẫn chưa được đầu tư chăm chút. Vẫn còn hàng loạt tiết mục múa được các biên đạo dàn dựng qua loa, kém chất, chỉ đáp ứng cho nhu cầu “mì ăn liền” của không ít ca sĩ, ông bầu, chương trình… khiến khán giả nhàm chán, biên đạo múa trẻ không có nhiều cơ hội phát huy tay nghề, nghệ thuật múa cũng vì thế mà thiếu những dấu ấn cần thiết trong quá trình hoạt động, phát triển.
Vậy nên, công tác bồi dưỡng, quản lý, định hướng phát triển cho đội ngũ các biên đạo múa trẻ hiện nay cần phải được quan tâm và có sự đầu tư nhiều hơn, để lực lượng này có thêm nhiều điều kiện phát huy tài năng, phát triển đúng định hướng.