Fixi.vn – Đại học chỉ là một trong rất nhiều con đường sau khi tốt nghiệp cấp 3. Bạn hoàn toàn có thể tham gia ngay các lớp đào tạo nghề và trở thành công nhân nhà máy để có kiếm thêm thu nhập từ lúc đó.
Mục Lục Bài Viết
Công nhân nhà máy là ai?
Công nhân nhà máy là những người làm trong các nhà máy công nghiệp, họ chịu trách nhiệm chính sản xuất ra các sản phẩm từ nguyên liệu đến sản phẩm hoàn chỉnh và trải qua nhiều công đoạn, nhiều quy trình khác nhau và được phân chia theo chuỗi quy trình và mọi người phối hợp ăn ý với nhau để tạo ra sản phẩm hoàn thiện nhằm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Công nhân nhà máy với đa dạng ngành nghề như công nhân nhà máy dệt, điện tử, may,chế biến thực phẩm,…
Công nhân đang chiếm số lượng lớn lực lượng lao động trong cả nước vì vậy Nhà nước cũng như các nhà máy liên tục tạo điều kiện, cơ hội cho công nhân không ngừng học hỏi, học tập nhằm nâng cao trình độ kĩ thuật cho công nhân đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó nhu cầu đời sống của công nhân đang được quan tâm chú trọng nhiều hơn. Vì vậy, lựa chọn làm nghề công nhân cũng đang là lựa chọn của nhiều đối tượng trẻ hiện nay.
Công nhân nhà máy có thể làm gì?
Công việc của một công nhân nhà máy phụ thuộc vào việc nhà máy đó làm việc trong lĩnh vực nào ( điện tử/ dệt may/ …) và công nhân làm việc ở vị trí nào trong dây chuyền. Nhưng có thể tóm gọn lại như sau:
- Thưc hiện công đoạn theo sự phân công của Tổ trưởng.
- Thường xuyên kiểm tra dầu trong máy/ngày.
- Kiểm tra dụng cụ bảo hộ lao động
- Khi làm việc, phải đúng vị trí, công đoạn do tổ trưởng sắp xếp, chú ý việc hướng dẫn kỹ thuật của kỹ thuật.
- Thường xuyên theo dõi số lượng hàng, báo cáo cho Tổ trưởng.
- Khi phát hiện ra các dạng lỗi phải báo ngay cho Tổ trưởng, Kỹ thuật giải quyết.
Công nhân nhà máy làm việc ở đâu?
Hiện nay nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa cùng với sự phát triển các nhà máy,khu công nghiệp ngày càng nhiều vì vậy nhu cầu tuyển công nhân ngày càng nhiều tạo nhiều cơ hội cho lao động trẻ.
Công nhân được làm việc trong các nhà máy với công nghệ kĩ thuật hiện đại, trong các dây chuyền nhà máy theo từng công đoạn và theo quy trình nhất định.
Công nhân có thể làm việc trong các nhà máy ở mọi ngành nghề lĩnh vực như công nhân nhà máy dệt, may mặc, dày da, điện, thủy điện, chế tạo ô tô, …
Học nghề công nhân ở đâu?
Đối với công nhân nhà máy sản xuất những mặt hàng không yêu cầu kĩ thuật cao như dệt may, thực phẩm,…thì công nhân được đào tạo ngay tại các nhà máy công nhân sau khi được xét tuyển vào làm việc thì sẽ vừa học vừa làm và được đào tạo cách làm nhằm mục đích cho công nhân biết việc và trong quá trình làm thì học hỏi và nâng cao tay nghề.
Đối với công nhân ở một số nhà máy yêu cầu kĩ thuật cao như điện tử,…thì công nhân được đào tạo qua các trường nghề,các trường cao đẳng,đại học và trong quá trình làm việc tại nhà máy được học hỏi và nâng cao kinh nghiệm bản thân.
Đối với công nhân một số nhà máy thì yêu cầu không cao về trình độ nhưng để làm công nhân bạn phải là người:
- Chăm chỉ
- Có tinh thần học hỏi
- Sáng tạo
- Trung thực trong công việc
- Có trách nhiệm
- Tỉ mỉ
- Chuyên nghiệp
Thông qua phong trào, xuất hiện ngày càng nhiều những tấm gương tiêu biểu trong lao động sản xuất, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp. Một trong những gương mặt xuất sắc đó là anh Trần Văn Lộc, công nhân Công ty Cổ phần May xuất khẩu Việt Thái.
Từ năm 17 tuổi anh Trần Văn Lộc đã học nghề may, từng làm thợ may tại nhà và làm công nhân tại một nhà máy trước khi vào làm tại Công ty Cổ phần May xuất khẩu Việt Thái năm 2004. Hiện anh đang là công nhân bậc 4, thuộc tổ 2, bộ phận phụ trách hoàn thiện sản phẩm. Hơn 10 năm gắn bó với Công ty, bằng niềm đam mê sáng tạo, ham học hỏi và hết lòng với công việc, anh không ngừng phát huy kinh nghiệm, tìm tòi, sáng tạo, đưa ra nhiều sáng kiến có giá trị thiết thực, mang lại lợi nhuận cho Công ty. Anh tâm sự: “Khi làm bất cứ việc gì, dù trong cuộc sống hàng ngày hay trong công việc, tôi luôn suy nghĩ làm cách nào để hoàn thành công việc nhanh nhất, hiệu quả nhất. Ở Công ty, mỗi khi được giao một mã hàng mới, tôi đều vừa làm vừa học hỏi, tìm phương pháp cải tiến sao cho vừa rút ngắn công đoạn, quy trình, vừa tạo ra sản phẩm chất lượng hơn”.
Vừa qua, anh Lộc đã có sáng kiến cải tiến từ những kỹ thuật phức tạp, khó làm chuyển thành những dụng cụ kỹ thuật phổ thông để mọi công nhân dù mới vào Công ty cũng làm được mà không phải qua đào tạo dài ngày. Đó là thay thế ke cữ phức tạp thành ke cữ đơn giản, dễ làm, giảm thao tác, giảm giờ làm, giá thành hạ, chất lượng sản phẩm tốt, làm lợi cho Công ty hàng trăm triệu đồng, giúp tăng thu nhập cho người lao động.
Anh Lộc cho biết: “Trong Công ty, từng người, từng tổ cạnh tranh với nhau tạo thành một khí thế thi đua lao động hăng say, hào hứng. Mọi người sôi nổi phấn đấu nâng cao tay nghề, phát huy sáng kiến tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho chính mình. Ai cũng hiểu rõ làm lợi cho Công ty cũng chính là làm lợi cho bản thân. Chúng tôi chẳng có mong ước gì hơn là nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống gia đình”.
Tháng 5 này, anh Trần Văn Lộc sẽ bước vào một thử thách mới. Ban Giám đốc Công ty đã quyết định chuyển anh lên Phòng Kỹ thuật, giao cho anh nhiệm vụ nghiên cứu thao tác làm việc của công nhân, từ đó tìm ra phương pháp cải tiến công đoạn, trình tự sản xuất để nâng cao năng suất lao động. Người công nhân không ngừng sáng tạo vươn lên chia sẻ về con đường phía trước: “Được Công ty ghi nhận năng lực, giao cho trọng trách, tôi cảm thấy vui, tự hào, nhưng cũng thấy áp lực. Trên hết, tôi coi đây là cơ hội phát huy hết khả năng sáng tạo của mình, đồng thời rèn luyện, học hỏi nâng cao trình độ để có nhiều đóng góp hơn nữa, không phụ sự tin tưởng của Lãnh đạo Công ty”.
Đồng hành vì người lao động
Đánh giá vai trò của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN Trần Thanh Hải cho rằng, bên cạnh nhiều yếu tố quan trọng, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn nhân lực.
Phó Chủ tịch Trần Thanh Hải giải thích: “Doanh nghiệp muốn phát triển, trước hết người lao động phải yêu quý đơn vị và cảm thấy hạnh phúc khi làm việc, cảm thấy luôn tự hào khi sản phẩm của mình ngày càng có chất lượng hơn, trên cơ sở đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, làm việc hiệu quả càng cao hơn”.
Phân tích khái niệm “đồng hành” của tổ chức công đoàn, vị đại diện ngành công đoàn Việt Nam cho biết, công đoàn phải động viên người lao động nỗ lực làm việc tốt hơn, gắn bó với doanh nghiệp. Đặc biệt, công đoàn mong muốn ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm, chăm lo tốt hơn tới người lao động của mình. Công việc của người lao động có ổn định được hay không là nhờ sự phát triển của doanh nghiệp.
“Trong tháng công nhân 2015, Tổng LĐLĐ VN hy vọng các cấp công đoàn căn cứ vào tình hình thực tiễn để tổ chức các hoạt động phù hợp, hướng vào các hoạt động thiết thực cho sự phát triển của doanh nghiệp, chăm lo thiết thực đến đời sống của người lao động” – Phó Chủ tịch thường trực Trần Thanh Hải cho biết. Theo Tổng LĐLĐ VN, một điểm mới trong tháng công nhân 2015 là chủ trương được thực hiện xuyên suốt tại các cấp công đoàn là “Ở đâu công nhân khó, ở đó có công đoàn”.