Fixi.vn – Nghề Copywriter – họ là ai? Có phải công việc của họ chỉ là “sao chép” (copy) rồi “viết” (write)? Nếu thế thì chỗ nào chịu tuyển dụng những kẻ này? Có phải vì “việc nhẹ lương cao” mà giờ ai cũng đi làm copywriter không?
Mục Lục Bài Viết
Nghề Copywriter
Copy trong từ “Copywriter” thực chất không mang nghĩa sao chép, mà mang nghĩa là “đoạn văn”. Copywriter chính là những con người vô cùng sáng tạo cùng với rất nhiều ý tưởng để có được một bài quảng cáo hiệu quả. Copywriter được biết đến như các nhân viên chuyên viết lời quảng cáo như slogan, lời, kịch bản cho các đoạn quảng cáo phát trên các phương tiện thông tin đại chúng (tivi, báo chí, internet) nhằm thuyết phục công chúng mua một sản phẩm, dịch vụ. Theo truyền thống, công việc của một copywriter là để tạo ra các văn bản quảng cáo, tờ rơi quảng cáo, truyền thông và quan hệ công chúng khác. Tuy nhiên, hiện tại, công việc của một copywriter còn đa dạng hơn nhiều do các hình thức và phương tiện truyền thông đang tăng lên.
Nghề copywriter có thể hiểu một cách đơn giản là nghề của những người chuyên làm nội dung. J.R. Hafer trong bài viết “Copywriter chính xác là gì?” đưa ra định nghĩa:
“Copywriter là người phát triển nội dung viết cho các trang web, thư bán hàng, các bài báo, sách, và các sản phẩm khác cung cấp thông tin, giải trí, giáo dục và các lĩnh vực khác cho con người. Các sản phẩm của copywriter có mặt thường xuyên, liên tục trong cuộc sống con người.”
Theo Rachel Dealhl, “Trong một Công ty quảng cáo, copywriter được xem là người sáng tạo, là người tạo ra các khẩu hiêu, các nội dung trong vận hành một chiến dịch quảng cáo. Những câu slogan nổi tiếng như This Bud’s for You. BMW – The Ultimate Driving Machine. Just Do It đều là sản phẩm của copywriter”.
Do nhu cầu quảng bá của các doanh nghiệp ngày càng lớn, các chuyên gia trong ngành nhận định các copywriter sẽ ngày càng được “săn lùng”. Một người viết quảng cáo cho biết: Một ý tưởng được trả thù lao 1000 – 2000 USD là chuyện rất bình thường. Điển hình là câu slogan “Sức sống mới với viên sủi bọt Pluss” được trả hơn 30 triệu đồng, “Biti’s – Nâng niu bàn chân Việt” được trả gần 2000 USD. Thậm chí có ý tưởng được trả đến trăm ngàn USD như mẩu quảng cáo nước ngọt Coca Cola với câu slogan “Ăn bóng đá, ngủ bóng đá, uống Coca Cola” (tổng kinh phí đến 3 triệu USD). Hoặc ít nhất người viết ý tưởng cũng được trả hơn trăm triệu đồng như mẩu quảng cáo Nutifood có slogan “Vì trí tuệ Việt” (tổng kinh phí hơn 1 tỷ đồng). Với những con số được liệt kê ở trên, rõ ràng công việc sáng tạo ý tưởng hay slogan quảng cáo có thu nhập rất cao. Tuy nhiên mức thù lao này rất hy hữu, chí có những ý tưởng độc đáo nhất mà không phải ai cũng dễ dàng nghĩ ra.
Nghề Copywriter làm gì?
J.R. Hafer trong bài viết “Copywriter chính xác là gì?” đưa ra định nghĩa: “Copywriter là người phát triển nội dung viết cho các trang web, thư bán hàng, các bài báo, sách, và các sản phẩm khác cung cấp thông tin, giải trí, giáo dục và các lĩnh vực khác cho con người. Các sản phẩm của copywriter có mặt thường xuyên, liên tục trong cuộc sống con người.”
Nghĩ ý tưởng. Viết nó ra. Bán nó. Sửa nó theo phản hồi của khách hàng.
- Nghĩ ý tưởng: Nghiên cứu các xu hướng quảng cáo, khảo sát khách hàng và những dữ liệu khác để quyết định cách quảng bá sản phẩm tốt nhất; Trao đổi với đại diện bộ phận bán hàng, truyền thông và tiếp thị để hiểu thêm về sản phẩm;
- Viết ra nó: Sáng tạo tên sản phẩm và khẩu hiệu in trên bao bì, sách hướng dẫn, sách giới thiệu và các tài liệu quảng cáo khác; Viết lời quảng cáo được sử dụng trong xuất bản, phát thanh; Viết kịch bản Radio, TVC (các đoạn quảng cáo tivi); Viết nội dung cho website, facebook status, forum seeding; Viết các bài báo, bản tin, bài diễn văn, thư bán hàng và các tài liệu liên quan đến việc cung cấp thông tin, tiếp thị và quảng bá sản phẩm; v.v…
- Bán nó và Sửa: Trình bày các bản thảo và ý tưởng đến khách hàng; Thảo luận với khách hàng về sản phẩm, nội dung, phương thức quảng cáo, cũng như bất kì thay đổi nào trong lời quảng cáo;
Theo truyền thống, công việc của một copywriter là tạo ra các văn bản quảng cáo, tờ rơi quảng cáo, truyền thông và quan hệ công chúng khác. Tuy nhiên, hiện tại, công việc của một copywriter còn đa dạng hơn nhiều do các hình thức và phương tiện truyền thông đang tăng lên. Copywriter có thể làm việc với chỉ đạo nghệ thuật và chỉ đạo sáng tạo của một đại lí quảng cáo để phát triển các chiến dịch quảng cáo. Đôi khi họ sẽ phụ trách cả việc liên hệ, tuyển diễn viên đóng các TVC, chạy đi chạy lại giữa trường quay để đảm bảo đoạn quảng cáo theo đúng ý tưởng và kịch bản của mình.
Nghề Copywriter làm việc ở đâu?
Mảnh đất màu mỡ để một copywriter tỏa sáng chính là ở các agency truyền thông, quảng cáo (nơi chuyên cung cấp dịch vụ truyền thông, marketing cho các công ty). Đây là môi trường để sự sáng tạo của bạn thăng hoa nhưng cũng là thách thức mà chỉ những người có thực tài và đam mê với nghề mới có thể trụ lại. Nhìn chung nếu bạn muốn trở thành copywriter cho agency quảng cáo, cách tốt nhất để phát triển là làm việc cho các agency nước ngoài tại TP Hồ Chí Minh: Saatchi&Saatchi;, TBWA,… Ở Hà Nôi, bạn chỉ có thể làm copywriter (viết nội dung đơn thuần) cho các agency về digital marketing, hay tổ chức sự kiện; hoặc lên cấp cao (senior) tại các công ty về PR như Ogilvy để quản lý mảng copywriting, hoặc làm việc giống như một content marketer tại các công ty (client).
Hầu hết người viết quảng cáo làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu, mặc dù quá trình suy nghĩ sáng tạo khiến các copywriter hiếm khi được nghỉ ngơi hoàn toàn. Công việc thường kéo dài đến cả các buổi tối và những dịp cuối tuần. Cơ hội làm việc tự do (freelancer) thì khá phổ biến. Nhiều người sáng tạo nội dung có thể làm việc tại nhà mà không cần đến văn phòng, nhận công việc theo dự án hoặc nhận công việc ngoài giờ ở văn phòng. Môi trường nuôi dưỡng sáng tạo thường rất thoải mái. Tuy nhiên, chính bản chất công việc thường căng thẳng và đòi hỏi cao với sự cạnh tranh khốc liệt để tạo ra những sản phẩm thật sự độc đáo.
Làm thế nào để trở thành một Copywriter?
Hiện nay tại Việt Nam, gần như chưa có một khóa học nào chuyên nghiệp về nghề copywriter. Tuy nhiên, bạn có thể bắt đầu bằng cách theo học ngành truyền thông marketing, quan hệ công chúng, thương mại tại rất nhiều trường đại học thuộc khối ngành kinh tế – quản trị kinh doanh như ĐH Ngoại thương Hà Nội, ĐH Ngoại thương TP. HCM, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Khoa học xã hội nhân văn, Đại học Thương Mạị Hà Nội, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh… hoặc ngành Văn học tại các trường đào tạo Khoa học xã hội nhân văn. Đây sẽ là nền tảng quan trọng để bạn đặt những bước đầu tiên vào nghề.
Ngoài ra, bạn có thể tham gia một số khóa học về kỹ năng viết như:
- Khóa học “Viết cho truyền thông”
Trường đào tạo Truyền thông Ứng dụng IAMS. 19 Nguyễn Công Trứ – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
SDT: 0996 966 966
- Khóa học “Copywriting”
Trường đạo tạo nghiệp vụ Marketing: Markus Marketing School – Hà Nội
- Khóa học “Creative Writing”
Học viện AIIM. 152 Nguyễn Văn Thủ – Đa Kao – Hồ Chí Minh
SDT: 098 466 80 68
- Khóa học “Copywriter – Ngôn sứ thương hiệu”
Chương trình thực hiện nhờ sự kết hợp tổ chức giữa Khoa Thương mại – Du lịch Marketing Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Công ty truyền thông tiếp thị (Vietnam Marcom) cùng sự tư vấn, hỗ trợ thông tin của Hiệp hội Quảng cáo Quốc tế.
Trường VietnamMarcom. 8b Nguyễn Trung Trực – Q1 – TP.HCM.
SDT: 3 8.239.718
Ngoài ra, nghề copywriter là một nghề có thể rèn luyện, tích lũy qua quá trình làm việc và trải nghiệm. Môi trường làm việc năng động trong ngành công nghiệp truyền thông chính là trường học tốt nhất để hoàn thiện kỹ năng của bạn. Khi đã quyết định theo nghề copywriter, bạn nên bắt đầu từ bây giờ việc trau dồi thêm kiến thức thông quan làm việc với các công ty về quảng cáo. Nhìn chung nếu bạn muốn trở thành copywriter cho agency quảng cáo, cách tốt nhất để phát triển là làm việc cho các agency nước ngoài tại TP Hồ Chí Minh: Saatchi&Saatchi;, TBWA,… Ở Hà Nôi, bạn chỉ có thể làm copywriter (viết nội dung đơn thuần) cho các agency về digital marketing, hay tổ chức sự kiện; hoặc lên cấp cao (senior) tại các công ty về PR như Ogilvy để quản lý mảng copywriting, hoặc làm việc giống như một content marketer tại các công ty (client).
Những người viết nội dung, cũng như những vận động viên chạy, có 3 loại. Những người chạy nước rút viết những quảng cáo ngắn để in hoặc phát thanh. Những người viết như những người chạy trung bình thì trực tiếp sáng tạo những chiến dịch tiếp thị, sách giới thiệu sản phẩm, nội dung website hay những tình huống để nghiên cứu. Những người chạy đường dài là những người viết những tạp chí cho khách hàng hay những tài liệu kĩ thuật.
Hầu hết mọi người đều có thể học viết lời quảng cáo nếu muốn. Dưới đây là những tính cách cá nhân phù hợp với nghề sáng tạo nội dung.
Sáng tạo
Sáng tạo là kĩ năng thiết yếu đối với những người làm nghề viết lời quảng cáo. Bạn sẽ có một kịch bản để bám theo nhưng đồng thời bạn sẽ phải nghĩ ra những ý tưởng mới lạ. Bạn cần nghĩ ra những cách thức truyền tải nội dung kịch bản mới mẻ mang tính đột phá để thu hút những khách hàng tiềm năng và khuyến khích họ mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ. Viết những lời quảng cáo vừa độc đáo vừa cung cấp lợi ích đòi hỏi một tư duy sáng tạo. Bạn có thể phát triển khả năng này bằng cách nghĩ ra những cách giải quyết mới mẻ cho những vấn đề thực tiễn.
Mặt dày
Nếu bạn muốn là một người viết nội dung quảng cáo, một điều quan trọng là bạn phải có khả năng tiếp nhận những lời phê bình trong công việc một cách tích cực. Việc tức giận bực mình và cãi nhau với khách hàng về những bài viết thì không có ích gì cả. Suy cho cùng, họ là những người trả tiền cho bạn, vì vậy bạn cần làm họ hài lòng. Thêm nữa, bạn có lẽ học được điều gì đó thực sự thú vị trong quá trình làm việc.
Thấu hiểu và khao khát thông tin
Như một nhà báo kiên trì, bạn phải theo đuổi những sự thật một cách miệt mài ráo riết không ngừng nghỉ. Bạn không thể bỏ cuộc khi chưa hiểu rõ sản phẩm hay dịch vụ bạn đang quảng cáo cùng khách hàng mục tiêu mà bạn đang cố gắng thuyết phục. Bạn phải nhúng tay vào và đào sâu đến tận những thứ nhàm chán nhất như các thông tin nền, thông số kĩ thuật, thông tin phát triển sản phẩm và bất cứ thứ gì liên quan. Đó là việc bạn phải làm. Bạn phải bền bỉ để thu thập mọi thông tin bạn có thể có trong cuộc cạnh tranh. Nó sẽ mở ra cho bạn cơ hội nói những thứ mà người khác không nói đến, và điều này đem lại chỗ đứng và lợi thế cạnh tranh cho bạn trên thị trường.
Kĩ năng viết rất tốt
Không cần là một người viết hoàn hảo nhưng bạn không thể là một người cẩu thả về ngữ pháp. Trông có vẻ dễ nhưng thật ra là không hề đơn giản. Hầu hết những người viết lời quảng cáo có xu hướng tập trung quá nhiều để thể hiện sự khôn ngoan và thông thái. Nhưng theo kinh nghiệm của những người đã viết lời quảng cáo lâu năm và huấn luyện hàng nghìn người viết nội dung quảng cáo, các trang bán hàng hay bất cứ nội dung gì, thách thức lớn nhất là nhận ra rằng những bài bán hàng tốt nhất truyền tải thông điệp chính một cách rõ ràng và dễ hiểu.
Các copywriter phải viết một cách có trọng tâm. Những người viết nội dung tập trung vào những thông tin có ý nghĩa. Họ chắt lọc một khối lượng thông tin lớn sẵn có thành những câu ngắn gọn, có sức mạnh ảnh hưởng để thuyết phục người đọc hành động. Điều này đặc biệt quan trọng với những người viết quảng cáo, họ chỉ có vài giây để quảng bá sản phẩm trên một trang giấy hoặc màn hình. Những người viết quảng cáo cho những sách giới thiệu dài cũng phải hệ thống hóa thông tin thành những phần rõ ràng, có trình tự logic hợp lí đẻ hướng người đọc đến một quyết định tích cực.
Bán hàng giỏi
Dù bạn có nghĩ thế nào về nghề này thì sáng tạo nội dung thực chất cũng là bán hàng. Bất cứ nơi nào bạn viết một cái gì đó thậm chí nhỏ như một quảng cáo facebook cũng là cố gắng thu hút khách hàng và bán hàng. Khi bạn cố gắng bán một cái gì đó cho một ai đó, dù nó là cái gì, hãy nhớ một điều quan trọng: Cốt lõi của bán hàng là nhấn mạnh những vấn đề, nhu cầu, mong muốn của họ một cách thấu hiểu và sau đó nêu ra sản phẩm/ dịch vụ của bạn là cách giải quyết các vấn đề đó. Tất cả là việc khuyến khích cong người, khuyến khích họ sử dụng sản phẩm/ dịch vụ và đưa cho họ lí do để phải mua hàng.
Kĩ năng sử dụng máy tính là một điều bắt buộc
Nếu muốn là một người viết quảng cáo, bạn phải thông thạo máy tính và biết ử dụng Internet. Tối thiểu bạn phải biết sử dụng những chương trình như Microsoft Word hay Open Office Writer. Bạn cần biết cách soạn thảo, gửi và trả lời một email. Bạn cũng cần biết cách tra cứu trên mạng để tìm kiếm thông tin trong quá trình nghiên cứu.
Kĩ năng nghiên cứu
Những người sáng tạo nội dung là những nhà nghiên cứu giỏi. Họ tò mò về chủ đề họ đang làm nội dung và nghiên cứu các báo cáo, đọc các tạp chí, xem lại các quảng cáo và theo dõi các mạng xã hội để có cái nhìn tổng thể về khách hàng mà họ hướng tới. Những người viết quảng cáo về hàng tiêu dùng tạo nên một hồ sơ thông tin về tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, nơi ở của khách hàng tiềm năng, thấu hiểu mong muốn và động cơ khiến một người trở thành khách hàng tiềm năng của họ. Những người sáng tạo nội dung kinh doanh hiểu vai trò và trách nhiệm của những người đưa ra quyết định mua hàng, những thách thức và cơ hội họ phải đối mặt.
Hướng tới kết quả
Những người sáng tạo nội dung giỏi đưa ra những kết quả có thể đo lường được. Trong một chiến dịch email, họ nhắm tới mục đích thuyết phục một tỉ lệ người đọc truy cập vào website để tìm hiểu thông tin sản phẩm. Trong một quảng cáo trên radio địa phương, họ muốn thuyết phục người nghe ghé qua cửa hàng để thử một sản phẩm mới. Những người viết sách giới thiệu sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc thuyết phục những khách hàng tiềm năng đưa ra quyết định mua hàng. Một người phát triển nội dung cho một báo cáo hàng năm có thể giúp công ty thu hút nhiều nhà đầu tư hơn.
Khả năng làm việc nhóm
Những người viết nội dung nhận ra tầm quan trọng của việc hợp tác với những nhà thiết kế và những người chỉ đạo sáng tạo để phát triển tốt truyền thông. Những người sáng tạo nội dung giỏi biết rằng họ không thể làm việc một cách riêng lẻ. Nếu họ có một kịch bản cho một quảng cáo, họ làm việc với người chỉ đạo sáng tạo để phát triển một concept trước khi viết lời quảng cáo. Những người viết nội dung cho website phải thảo luận cấu trúc và độ nhất quán trên site với những người thiết kế web để phát triển một cái khung cho bài quảng cáo.Những người viết tài liệu kĩ thuật cho khách hàng phải làm việc với những người thiết kế thông tin để đảm bảo rằng nội dung thì rõ ràng và dễ hiểu.
John Caples (1900-1990) là cố phó chủ tịch của công ty Batten, Barton, Dustine & Osborn (BBDO) – một công ty quảng cáo lâu đời nổi tiếng của Mỹ, hiện có đến 289 văn phòng ở 80 quốc gia với khoảng 15000 nhân viên.
Caples là một copywriter nổi bật trong lịch sử ngành quảng cáo với những thành tựu đáng nể trong lĩnh vực quảng cáo bằng thư từ. Ngay đến ông hoàng quảng cáoDavid Ogilvy cũng phải vinh danh Caples là “một trong những copywriter vĩ đại nhất mọi thời.”
Tên tuổi của ông trở nên bất hủ với mẩu quảng cáo kinh điển “Họ cười nhạo khi tôi ngồi bên cây đàn piano, nhưng khi tôi bắt đầu chơi thì họ không cưới được nữa…” ( They Laughed when I Sat Down At the Piano But When I Started to Play) được viết cho Trường Âm Nhạc Hoa Kỳ vào năm 1926. Khi mẩu quảng cáo này được đăng lần đầu tiên trên tạp chí Physical Culture, nó đã phá vỡ mọi kỷ lục về phản hồi độc giả. Câu chuyện quảng cáo thôi miên của Caples trong đó thành công đến nỗi mẩu quảng cáo tiếp tục được cho chạy trên hàng tá ấn phẩm báo chí và tạp chí khác suốt nhiều năm trời và được giới copywriter học hỏi và bắt chước.
Thời điểm John Caples tỏa sáng với mẩu quảng cáo “Họ cười nhạo…” là khi ông đang khởi đầu sự nghiệp viết quảng cáo ở công ty Ruthrauf & Ryan. Năm 1927, ông đầu quân cho BBDO, nỗ lực làm việc chăm chỉ và từng bước đạt đến vị trí phó chủ tịch vào năm 1941. Trong suốt 52 năm sự nghiệp làm quảng cáo, Caples đã sáng tạo ra nhiều phương pháp quảng cáo thực nghiệm mới bằng những kỹ thuật bài bản và khoa học được trình bày trong những cuốn sách để đời của ông như Các Phương Pháp Quảng Cáo Thực Nghiệm, Ý Tưởng Quảng Cáo,… Ông cũng chính là nhà tiên phong trong việc chứng minh được sức mạnh thuyết phục chỉ từ những con chữ đơn giản, là người đầu tiên khẳng định tầm quan trọng của tiêu đề và sự thẳng thắn trong quảng cáo thành công.
Trong số những thể loại viết quảng cáo mà Caples từng làm qua, quảng cáo bằng thư từ chính là thể loại mà ông yêu thích và tâm đắc nhất. Ông tin rằng quảng cáo bằng thư từ chính là thể loại khó và đầy thử thách nhất với phương châm:
“Là nhà quảng cáo, bạn sẽ luôn muốn đánh bại được những mẩu quảng cáo thành công nhất, lật đổ những kẻ chiến thắng đang hả hê trên ngôi cao.”
Để luôn viết hay nói giỏi, hãy dẹp cái tôi của mình sang một bên
Có hai tiếp thị viên cùng đến gặp bạn để chào hàng một sản phẩm. Tiếp thị viên A nói rằng: “Đây là sản phẩm mới nhất của công ty X. Công ty X của chúng tôi được thành lập năm Y và có Z năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này…”. Tiếp thị viên B nói rằng: “Đây là sản phẩm mới nhất của công ty X. Sản phẩm này sẽ giúp anh/chị giải quyết vấn đề khó khăn mà anh/chị đang gặp phải một cách nhanh chóng và dễ dàng…”
Bạn sẽ chọn hoặc mua sản phẩm từ tiếp thị viên nào?
Nếu là tôi, tôi sẽ chọn người B, và tôi tin phần lớn các bạn cũng sẽ ưng ý với B hơn A giống như tôi. Tiếp thị viên B thực sự trò chuyện với bạn và cho bạn cảm giác được quan tâm, chăm sóc và trân trọng – điều mà mọi khách hàng đều muốn. Trong khi đó, người A chỉ chăm chăm nói về bản thân hoặc công ty của họ.
(Trong một số trường hợp nhất định, câu chào hàng của người A cũng phát huy tác dụng nếu X là một công ty nổi tiếng, có uy tín hoặc tên tuổi lớn trên thị trường. Tuy nhiên, trường hợp này thực sự không nhiều, và sẽ không giúp các bạn – đặc biệt là những nhà kinh doanh nhỏ lẻ hoặc mới khởi nghiệp – rút ra được những kinh nghiệm quý báu để phát triển công tác quảng bá và marketing của mình.)
Con người chúng ta luôn nghĩ đến bản thân mình trước tiên, và chính quy luật bất biến này khiến cho “Dẹp cái tôi của bạn sang một bên” trở thành một bí kíp vượt thời gian để viết hay và giao tiếp hiệu quả.
Nguồn tham khảo: https://nghethuatcopywriting.wordpress.com/2014/07/28/john-caples-copywriter-vi-dai-nhat-moi-thoi/https://nghethuatcopywriting.wordpress.com/2013/11/06/10-thu-thuat-don-gian-de-luon-viet-hay-noi-gioi-ky-9/