Mục Lục Bài Viết
1. Giới thiệu tổng quan Nghề Kiểm lâm
Nghề kiểm lâm là gì? Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, có chức năng bảo vệ rừng, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Rừng là một tài nguyên thiên nhiên quan trọng, đặc biệt là với Việt Nam. Rừng không chỉ cung cấp nguyên liệu cho sản xuất mà còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, bảo vệ rừng là một nhiệm vụ quan trọng và công việc của người kiểm lâm càng ngày càng được quan tâm hơn bao giờ hết.
[wpcc-iframe width=”900″ height=”675″ src=”https://web.archive.org/web/20170408164547if_/https://www.youtube.com/embed/XK8YKwwl84U?feature=oembed” frameborder=”0″ allowfullscreen]
Cán bộ kiểm lâm thường phải đương đầu với những tình huống nguy hiểm trong công việc, đối phó với những kẻ lâm tặc liều lĩnh. Đây là công việc mang tính rủi ro khá cao, nhiều cán bộ tuần tra, chữa cháy rừng đã gặp tai nạn bị thương, hoặc bị lâm tặc tấn công.
Nghềkiểm lâm là một nghề đặc biệt, gian khổ và nguy hiểm không kém lực lượng vũ trang. Nhưng, cũng thật khó có thể hình dung một cán bộ kiểm lâm giữ hàng hàng ngàn ha rừng, mà thu nhập và phụ cấp cũng không cao.
Khó khăn, nguy hiểm là vậy nhưng nghề kiểm lâm hứa hẹn mang lại cho bạn những trải nghiệm về thiên nhiên, khám phá bao điều bí ẩn khác của rừng nhiệt đới và nó rất thích hợp với những bạn yêu thiên nhiên và muốn tránh xa cuộc sống xã hội phức tạp.
Viên chức kiểm lâm khi thừa hành nhiệm vụ quản lý rừng và bảo vệ rừng phải tuân theo pháp luật, thực hiện đúng chức năng, quyền hạn được giao; phải mặc đồng phục, mang phù hiệu, cấp hiệu và biển hiệu kiểm lâm.
2. Nghề kiểm lâm làm gì?
Kiểm tra việc khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản và bảo vệ rừng là công việc chính của cán bộ kiểm lâm. Cụ thể công việc của cán bộ làm nghề kiểm lâm bao gồm:
– Yêu cầu tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp tình hình, số liệu, tài liệu cần thiết có liên quan đến việc kiểm tra, thanh tra.
– Kiểm tra hiện trường (kể cả ở bến cảng, nhà ga, trên các phương tiện vận chuyển, nhà tư nhân, trong cơ quan, xí nghiệp, đơn vị) khi thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quản lý rừng bảo vệ rừng, quản lý lâm sản.
– Đình chỉ những hoạt động của tổ chức, cá nhân có nguy cơ trực tiếp gây cháy rừng, tàn phá rừng, gây ô nhiễm nặng môi trường rừng.
– Kiểm soát lâm sản các phương tiện vận tải đang chuyên chở lâm sản trên đường thuỷ, đường bộ.
– Tham gia chữa cháy, diệt trừ dịch sâu bệnh hại rừng, ngăn chặn các hành vi khác tàn phá, huỷ hoại tài nguyên rừng và xử lý kịp thời các vi phạm theo thẩm quyền được giao.
– Trong trường hợp cần thiết được sử dụng vũ khí và các phương tiện chuyên dùng theo quy định của pháp luật.
3. Nghề kiểm lâm làm việc ở đâu?
Cán bộ kiểm lâm làm việc tại cục kiểm lâm, các chi cục, hạt, trạm kiểm lâm. Họ có thể phải làm việc ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, nơi rừng thiêng nước độc với vô vàn khó khăn thử thách.
Công việc của người cán bộ kiểm lâm thường phải tiếp xúc nhiều với rừng tuy nhiên người kiểm lâm cũng dành một số thời gian làm việc tại trong các cục, trạm… để kiểm tra giấy tờ, xử lý vi phạm.
4. Học nghề kiểm lâm ở đâu?
Bạn có thể lựa chọn học các chuyên ngành của lâm nghiệp tại: Trường Đại học Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông – Lâm Thái Nguyên, Trường Đại học Nông – Lâm Huế, Trường Đại học Tây Nguyên, Trường Đại học Nông – Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Tây Bắc…
Nghề kiểm lâm là nghề gian nan, vất vả và luôn phải đối mặt với rất nhiều hiểm nguy vì vậy người cán bộ kiểm lâm thường yêu cầu có những tố chất, kỹ năng sau:
+ Có kiến thức chuyên môn về rừng, lâm sản, nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn: Những kiến thức này sẽ giúp người kiểm lâm hoàn thành tốt công việc bảo vệ rừng cũng như giúp đỡ đời sống của nhân dân.
+ Có kiến thức về luật, đặc biệt là các luật về rừng, về nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm lâm nắm bắt được tình hình, có những biện pháp xử lý phù hợp, bảo đảm an toàn.
+ Có kỹ năng ứng dụng công nghệ, kỹ thuật áp dụng vào công việc kiểm lâm.
+ Có kỹ năng giao tiếp, xử lý việc hiệu quả.
+ Không chỉ có tình yêu thiên nhiên, yêu rừng và giới động thực vật nói chung người kiểm lâm còn cần có một trái tim và tinh thần thép, có đạo đức nghề nghiệp để chiến đấu với lâm tạc và những kẻ có ý đồ phá hoại rừng.
+ Có thể chất, sức khỏe tốt bởi đây là công việc nặng nhọc và nguy hiểm.
Tháng 7/2012, nhiếp ảnh gia Phil Moore đã đăng tải bức ảnh ghi lại nỗi đau mất mẹ của khỉ đột con và lòng cảm thương sâu sắc của nhân viên kiểm lâm chụp tại công viên quốc gia Virunga nằm ở phía đông Cộng hòa Dân chủ Congo, công viên lâu đời nhất châu Phi và đã gây xúc động mạnh với cộng đồng và nhận được nhiều lời tán dương.
Trong ảnh, nhân viên kiểm lâm Patrick Karabaranga an ủi chú khỉ đột mất mẹ bằng cách choàng tay qua vai ôm con khỉ và nắm tay nó. Giống như ba con khỉ mồ côi khác đang sống trong khu bảo tồn, con khỉ đột này trở nên bơ vơ sau khi mẹ nó bị những tay săn trộm bắn chết.
Công viên Virunga hiện nuôi hơn 200 con khỉ đột núi, chiếm khoảng 1/4 số lượng khỉ đột núi trên thế giới. Khỉ đột núi trở thành động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao do tác động từ con người.
Nạn phá rừng hàng loạt làm mất đi môi trường sống của khỉ đột núi và nhiều loài động vật ở rừng mưa khác. Mỗi ngày, hơn 300.000 m2 rừng mưa bị phá hủy bởi ngành công nghiệp khai thác gỗ, nông nghiệp và khai mỏ
Khi xây dựng cơ sở hạ tầng để vận chuyển hàng hóa từ những cánh rừng mưa, các công ty khai thác gỗ vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho nạn săn trộm phát triển. Thợ săn sử dụng những con đường mới làm để tiếp cận nơi khỉ đột sinh sống và vận chuyển thịt khỉ săn bắn được.
Hành động của Patrick Karabaranga cho thấy tình yêu của một nhân viên kiểm lâm với động vật và rừng. Các nhân viên kiểm lâm không chỉ đấu tranh bảo vệ rừng mà còn bảo vệ những cuộc sống của những “cư dân” trong rừng.
Việt Nam nằm ở Đông Nam Á, diện tích tự nhiên 33.019km2, trong đó 3/4 diện tích lãnh thổ trên đất liền là đất lâm nghiệp. Tính đến 31/12/2006 cả nước có 12.530.201ha rừng các loại, độ che phủ của rừng là 37,7%. Rừng và đất lâm nghiệp giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống của người dân và dân tộc Việt Nam. Rừng và nghề rừng là một bộ phận không thể tách rời trong cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam.
Rừng được ví như lá phổi xanh của trái đất, có vai trò quan trọng hấp thu khí các-bon-níc, sản sinh ra khí ôxy cần thiết cho sự sống. Rừng giữ vai trò trong việc chống biến đổi khí hậu toàn cầu, cung cấp ôxy cho khí quyển và hấp thụ lượng khí cacbonnic.
Chính vì vậy, ngay từ xa xưa, vấn đề quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã được nhân dân ta chú trọng. Rừng là nơi che chở cho người Việt cổ, phân bố rộng khắp từ thượng nguồn tới cửa biển. Thời kỳ đầu, do rừng và động vật rừng hoang dã có rất nhiều nên mọi tác động của con người vào rừng là không đáng kể, vấn đề bảo vệ rừng chưa đề cập đến, thời kỳ đó cũng không có số liệu về tài nguyên rừng.
Việc tiết kiệm trong sử dụng tài nguyên rừng chỉ được đề cập đến từ thế kỷ 19. Theo tài liệu còn lưu trữ, có một số tư liệu chứng minh như năm 1836 vua Minh Mạng xuống chỉ trồng cây dừa ven biển Thừa Thiên Huế; năm 1870 vua Tự Đức đã sắc cho các quan trong triều phải trồng cây trên đồi.
Đến thời kỳ Pháp thuộc công tác nghiên cứu, quản lý bảo vệ rừng đã được chú trọng nhằm mục đích khai thác tối đa tài nguyên rừng. Thực dân Pháp đã quy định về thể lệ quản lý và khai thác rừng. Theo đó có rừng cấm khai thác và rừng được phép khai thác. Năm 1894, thành lập 3 khu rừng cấm đầu tiên tại Thủ Dầu Một. Năm 1901 thành lập Sở Lâm nghiệp Đông Dương, ngành lâm nghiệp trong đó có công tác bảo vệ rừng được tổ chức thành hệ thống.
Thời kỳ sau cách mạng tháng 8/1945, Nhà nước đã quan tâm, thiết lập một cơ quan quản lý lâm chính thống nhất trong toàn quốc và hình thành các cấp quản lý từ Nha lâm chính, Hạt lâm chính, Đồn lâm chính, Chi lâm chính. Thời kỳ này cả nước có 12 quận lâm chính, 109 hạt lâm chính. Các cán bộ phụ trách từng cấp của hệ thống lâm chính được quy định tiêu chuẩn rõ ràng.
Sau gần 20 năm đổi mới, đất nước có nhiều chuyển biến, để đáp ứng yêu cầu này, cơ cấu của Chính phủ có nhiều thay đổi. Tính đến 31-12-2007, cả nước có 60 tỉnh có tổ chức kiểm lâm (4 tỉnh không có lực lượng kiểm lâm là Thái Bình, Tiền Giang, Vĩnh Long và TP Cần Thơ); 6 vườn quốc gia trực thuộc Cục Kiểm lâm, 24 vườn quốc gia trực thuộc các tỉnh, thành phố, 430 hạt kiểm lâm, 36 hạt phúc kiểm lâm sản, 72 đội kiểm lâm cơ động, 103 hạt kiểm lâm rừng đặc dụng.
Nhìn lại trong những năm qua, lực lượng kiểm lâm cả nước đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh, vượt qua muôn vàn khó khăn và thử thách để giữ gìn màu xanh cho đất nước. Trước thực tế là tài nguyên rừng ngày càng suy giảm, tệ nạn phá rừng, cháy rừng, khai thác và buôn bán trái phép động vật hoang dã vẫn xảy ra, có lúc, có nơi khá nghiêm trọng, chưa kiểm soát được. Trước tình hình và nhiệm vụ mới đòi hỏi lực lượng kiểm lâm phải thực sự đổi mới về chất, từ tổ chức và xây dựng lực lượng đến tư duy và phương pháp hoạt động để mãi mãi xứng đáng là người chiến sỹ tiên phong trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ rừng.