Fixi.vn – Trong nhóm ngành kỹ sư, có một nghề với cái tên “trúc trắc” tưởng như lạ lẫm, nhưng lại là người hỗ trợ cho thiết bị thiết yếu nhất trong cuộc sống của ta hiện nay. Đó là nghề kỹ sư điện tử viễn thông.
[wpcc-iframe width=”900″ height=”506″ src=”https://web.archive.org/web/20161220063535if_/https://www.youtube.com/embed/wpbU9_2gEiI?feature=oembed” frameborder=”0″ allowfullscreen]
Mục Lục Bài Viết
1. Nghề kỹ sư điện tử viễn thông làm gì?
Nghềkỹ sư điện tử viễn thông là nghề điều khiển, sử dụng các công nghệ và thiết bị tiên tiến từ các thiết bị vệ tinh trên bầu khí quyển, cột anten truyền tín hiệu cao ngất trời, đường cáp ngầm xuyên đại dương cho tới chiếc máy thu hình, điện thoại cố định, di động… để phục vụ mục đích truy suất thông tin cho các tổ chức và cá nhân.
Các lĩnh vực của ngành Điện tử viễn thông:
- Lĩnh vực mạng viễn thông:
Ngòai việc cần nắm rõ hoạt động của các thiết bị định tuyến, chuyển mạch tổng đài, nối liền sợi dây liên lạc chính xác giữa hàng tỷ người trên toàn cầu, kỹ sư điện tử viễn thông còn phụ trách thiết kế, kiểm tra, bảo trì các hệ thống mạng, từ hệ thống mạng LAN trong gia đình, văn phòng tới hệ thống mạng trục tinh vi sao cho hệ thống này đơn giản, khoa học và không bị virus tấn công.
- Lĩnh vực định vị dẫn đường:
Đối với ngành hàng không, người làm nghềkỹ sư điện tử viễn thông làm việc trong các trạm kiểm soát không lưu đặt ở khắp nơi trên mặt đất. Thông qua hệ thống rađa như những con mắt vô hình luôn dõi theo các chuyến bay, chuyên viên trạm kiểm soát đưa ra những điều khiển, hướng dẫn chính xác, đảm bảo các chuyến bay cất cánh, hạ cánh an toàn, đúng tầm cao.
- Nghiên cứu, sáng tạo các thiết bị điện tử viễn thông mới:
Để đáp ứng nhu cầu phát triển các ứng dụng của xã hội ngày càng tăng cao, các Kỹ sư điện tử viễn thông luôn cần phải tìm tòi, nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới, ứng dụng mới hữu ích và đơn giản hơn cho mọi người. Việc phát triển lĩnh vực này sẽ giúp cho tòan ngành phát triển, đem lại những sáng tạo mới, những phương thức liên lạc mới cho xã hội.
2.Nghề Kỹ sư điện tử viễn thông làm việc ở đâu?
Kỹ sư điện tử viễn thông làm việc tại các công ty sản xuất, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ Internet như FPT, CMC, các công ty viễn thông truyền số liệu như VDC, các công ty điện thoại di động, các công ty truyền tin qua hệ thống vệ tinh, các công ty tư vấn giải pháp và kinh doanh các dịch vụ Điện tử Viễn thông như Viettel, Mobifone, Vinaphone, ….
Ở Việt Nam, ngành Điện tử viễn thông nói chung và nghề kỹ sư điện tử viễn thông nói riêng đóng vai trò quan trọng và tích cực trong toàn bộ sự phát triển kinh tế xã hội nên nhu cầu về nhân lực trong ngành rất lớn.
3. Học Kỹ sư điện tử viễn thông ở đâu?
Hiện nay, ngành Điện tử Viễn thông được đào tạo tại nhiều trường đại học, cao đẳng trong cả nước như: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông, Trường Đại học Bách khoa Tp.Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội).
Tố chất
- Có óc tư duy sáng tạo: Điện tử viễn thông đòi hỏi tư duy logic và óc sáng tạo không ngừng. Luôn phát triển, nghiên cứu và cho ra đời những sản phẩm mới để ứng dụng vào công nghệ cũng như đời sống.
- Đam mê công nghệ: Đây là điều không thể thiếu cho sự thành công ở bất cứ ngành nghề hay lĩnh vực khoa học nào và không ngoại từ Điện tử Viễn thông. Bạn trước hết cần phải có niềm đam mê thật sự, quyết tâm theo đuổi trong công việc. Khi đó bạn mới có thể tự mình đề ra mục tiêu phấn đấu, định hướng rõ ràng, lên kế hoạch cụ thể cho công tác học tập và nghiên cứu của mình.
Thế giới khoa học nói chung và ngành Điện tử Viễn thông nói riêng có rất nhiều điều thú vị, có thể làm bạn bị phân tán khỏi mục tiêu chính, hoặc tệ hơn, khiến bản cảm thấy chán nản trước 1 kho kiến thức rộng lớn nếu như bạn không có niềm đam mê.
- Chính xác, tỉ mỉ: Công việc của một kỹ sư đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ đến từng chi tiết vì những vi mạch nhỏ tới từng nano met luôn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn cần khám phá.
- Kiên trì, nhẫn nại: Làm khoa học đòi hỏi đức tính kiên trì và nhẫn nại. Các công việc trong ngành Điện tử Viễn thông chịu ảnh hưởng rất nhiều của yếu tố khác quan bên ngoài. Vì vậy, nếu bạn không có tính kiên trì và nhẫn nại thì khi một hệ thống gặp khó khăn, bạn khó có thể giải quyết được sự cố xảy ra.
Kỹ năng:
- Kỹ năng làm việc nhóm: Điện tử Viễn thông là ngành công nghệ cao, khối lượng công việc cùng sự phức tạp của nó đòi hỏi sự chung sức của rất nhiều người. Những người tham gia, bên cạnh năng lực làm việc và nghiên cứu độc lập, phải có khả năng làm việc theo nhóm, thực hiện tốt phần công việc của mình, góp phần hoàn thành công việc chung. Đối với người Việt Nam nói chung, khả năng này còn yếu, do vậy bạn sẽ phải rèn luyện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để sau này có thể thích ứng ngay được với yêu cầu của công việc.
- Ngoại ngữ: tốt (đặc biệt là tiếng Anh)
Ngoài ra, có năng khiếu về toán học, vật lý, sự yêu thích với các thiết bị điện tử, thông minh và năng động, có kiến thức về vật lý học hiện đại, toán cao cấp và các kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn là sẽ bước đệm rất tốt để trở thành kỹ sư điện tử viễn thông tương lai.
Được coi là một ngành “vất vả”, vì vậy, mặc dù lợi thế về dễ có việc làm ổn định cùng với mức thu nhập khá nhưng ngành điện tử – điện lạnh vẫn chưa thực sự thu hút thí sinh.
Sinh viên tốt nghiệp ngành này thì trình độ phải giỏi. Ngành này chỉ có những người thật sự giỏi mới được đãi ngộ, còn nếu bình thường thì cũng vất vả mà ko được là bao. Đặc biệt, ngoại ngữ là yếu tố quan trọng để phân loại chất lượng sinh viên mới ra trường.
Một số bạn sinh viên khi mới ra trường vào làm trong các công ty VNPT, Vinaphone,… đôi khi phải đi công tác xa và làm nhiều công việc liên quan đến hạ tầng mạng, sửa cáp,…
Cuộc cách mạng trong ngành Viễn thông không dây bắt đầu vào thập niên 1900 với những phát triển tiên phong trong lĩnh vực vô tuyến và thông tin liên lạc không dây nhờ Nikola Tesla và Guglielmo Marconi. Marconi đã giành giải Nobel Vật lý năm 1909 cho những nỗ lực của ông. Các nhà phát minh và phát triển tiên phong đáng chú ý khác trong lĩnh vực điện và điện tử gồm Charles Wheatstone và Samuel Morse (điện báo), Alexander Graham Bell (điện thoại), Edwin Armstrong, và Lee de Forest (vô tuyến), cũng như John Logie Baird vàPhilo Farnsworth (truyền hình).
Khái niệm viễn thông được chính thức sử dụng khi cha đẻ của máy điện báo Samuel Finley Breese Morse sau bao ngày đêm nghiên cứu vất vả, ông đã sáng chế chiếc máy điện báo đầu tiên. Bức điện báo đầu tiên dùng mã Morse được truyền đi trên trái đất từ Nhà Quốc Hội Mỹ tới Baltimore cách đó 64 km đã đánh dấu kỷ nguyên mới của viễn thông. Trong bức thông điệp đầu tiên này Morse đã viết “Thượng Đế sáng tạo nên những kỳ tích”.
Nói đến lịch sử của Viễn thông, không thể không nhắc đến Alexander Graham Bell, ông là người đầu tiên sáng chế ra điện thoại. Để tưởng nhớ ông, ngày 7 tháng 8 năm 1922 mọi máy điện thoại trên nước Mỹ đều ngừng hoạt động để tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn nhà khoa học xuất sắc A.G Bell (1847 – 1922).
Trên quy mô xã hội, nếu điện tín (1884), điện thoại (1876), radio (1895) và vô tuyến truyền hình (1925) đã làm thay đổi cách giao tiếp trong quan hệ con người thì sự xuất hiện của vệ tinh viễn thông (1960) sợi quang học (1977), công nghệ không dây đã làm nên một hệ thần kinh thông minh nhạy bén trên trái đất. Có thể nói lĩnh vực viễn thông đã làm thay đổi bộ mặt, tính cách của trái đất, đã hiện thực hóa khả năng liên kết của mỗi người của mỗi quốc gia, gắn kết mọi người với nhau nhờ một mạng lưới viễn thông vô hình và hữu hình trên khắp trái đất và vũ trụ. Sự hội tụ trong lĩnh vực viễn thông Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu sử dụng và truyền dữ liệu của con người cũng tăng lên theo hàm số mũ.
Ngành Viễn thông đóng góp vai trò lớn lao trong việc vận chuyển đưa tri thức của loài người đến mỗi người, thúc đẩy quá trình sáng tạo đưa thông tin khắp nơi về các ngành lĩnh vực khoa học, các thông tin giải trí cũng như thời sự khác. Viễn thông đem lại sự hội tụ, hay sự thống nhất về các loại hình dịch vụ truyền dữ liệu dịch vụ như thoại,video (truyền hình quảng bá và truyền hình theo yêu cầu), và dữ liệu Internet băng rộng thúc đẩy ngành Công nghệ thông tin phát triển lên một mức cao hơn với đa dạng các loại hình dịch vụ và chi phí rẻ hơn. Mạng viễn thông giúp người sử dụng có thể gọi điện thoại qua mạng Internet, có thể xem hình ảnh của bạn bè trên khắp thế giới, có thể chia sẻ nguồn dữ liệu, có thể thực hiện những giao dịch mua bán tới mọi nơi trên thế giới một cách đơn giản. Viễn thông ngày càng tạo nên một thế giới gần hơn hội tụ cho tất cả mọi người.
Dung lượng hiệu dụng của thế giới để trao đổi thông tin qua mạng viễn thông hai chiều đã tăng từ 281 petab1yte thông tin (đã nén tối ưu) năm 1986 lên 471 petab1yte vào năm 1993, và tới 2,2 exabyte (đã nén tối ưu) vào năm 2000, cho đến năm 2007 thì lên tới 65 exabyte(đã nén tối ưu). Lượng thông tin này tương đương với 2 trang báo cho mỗi người trong một ngày vào năm 1986 và toàn bộ 6 tờ báo cho mỗi người một ngày vào năm 2007. Với sự tăng trưởng này, viễn thông đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới và doanh thu của ngành công nghiệp viễn thông toàn thế giới ước tính đạt 3,85 nghìn tỷ USD vào năm 2008. Doanh thu dịch vụ của ngành công nghiệp viễn thông toàn cầu ước tính đạt 1,7 nghìn tỷ USD năm 2008 và dự kiến đạt 2,7 nghìn tỷ USD vào năm 2013.