Mục Lục Bài Viết
Nghề Kỹ sư xây dựng là gì?
Nghề kỹ sư xây dựng là người quản lý các dự án xây dựng, đảm bảo lịch trình làm việc và xây dựng theo đúng kế hoạch. Kỹ sư xây dựng chịu trách nhiệm về thiết kế và an toàn của những cấu trúc tạm thời sử dụng trong xây dựng như giàn giáo. Dưới bàn tay tài hoa và khối óc tinh tế của những kỹ sư xây dựng, những công trình với sự kết hợp hài hòa của những phép tính toán chính xác và vẻ đẹp thẩm mĩ ra đời.
Nếu kiến trúc sư là người tạo ra bản vẽ thì kỹ sư xây dưng là người hiện thực hóa các bản vẽ đó.Bạn đã bao giờ tự hỏi quá trình biến những bãi đất trống, đồi trọc, những vùng đất hoang sơ trước đây thành những tòa nhà hiện đại, những khu đô thị sầm uất như ngày nay diễn ra như thế nào? Đó là một quá trình lao động cực khổ của các công nhân xây dựng nhưng cũng không thể thiếu bàn tay khéo léo và khối óc tinh tế của kỹ sư xây dựng – người biến những ý tưởng trên giấy vẽ thành hiện thực!
Kỹ sư xây dựng làm gì?
Công việc của một người làm nghề kỹ sư xây dựng chủ yếu bao gồm:
– Phân tích báo cáo điều tra, bản đồ và những dữ liệu khác để lên kế hoạch dự án.
– Xem xét giá trị xây dựng, quy định chính phủ và các mối nguy hiểm tiềm ẩn trong môi trường và những yếu tố khác trong giai đoạn lập kế hoạch và phân tích rủi ro.
– Thực hiện và theo dõi kiểm tra đất để xác định sự phù hợp và độ vững chắc của nền móng.
– Kiểm tra các chất liệu xây dựng như bê tông, nhựa đường hoặc sắt thép sử dụng trong những dự án cụ thể.
– Thực hiện và giám sát, khảo sát hoạt động để thiết lập các điểm tham chiếu, điểm số và độ cao để hướng dẫn xây dựng.
– Trình bày những phát hiện tới công chúng về các chủ đề như các đề xuất đặt thầu, báo cáo tác động của môi trường, mô tả tài sản…
– Quản lý những công việc như sửa chữa, bảo trì và thay thế các cơ sở hạ tầng.
Kỹ sư xây dựng bao gồm kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp, kỹ sư xây dựng công trình quân sự, kỹ sư cầu đường, kỹ sư xây dựng sân bay, kỹ sư xây dựng công trình thủy lợi (kỹ sư cảng – đường thủy, kỹ sư công trình thủy lợi – thủy điện), kỹ sư xây dựng công trình biển (kỹ sư công trình biển & dầu khí), kỹ sư xây dựng đô thị, kỹ sư tin học xây dựng, kỹ sư cơ khí xây dựng (máy xây dựng, kỹ sư vật liệu xây dựng,…)
Ngoài ra, người làm nghề kỹ sư xây dựng là người phải tốt nghiệp chuyên ngành xây dựng tại các Trường Đại học Xây dựng hay các trường đại học có chuyên ngành xây dựng. Thời gian học ít nhất là 4 hoặc 5 năm. Ở nhiều quốc gia, sau khi tốt nghiệp thì kỹ sư xây dựng cần phải có thời gian thực tập và phải có chứng chỉ hành nghề mới được thực hiện một số công việc xây dựng nhất định thuộc lĩnh vực xây dựng.
Nghề kỹ sư xây dựng làm việc ở đâu?
Theo TS. Lê Thị Thanh Mai, Trưởng Ban Công tác sinh viên (SV) – ĐH Quốc gia TP.HCM, công việc của nghề xây dựng có thể chia thành ba nhóm: ngoài công trường, trong công xưởng và trong văn phòng. Với nhóm làm việc ngoài công trường, công việc sẽ khó khăn hơn do những yếu tố về thời tiết hay những biến cố công trường. Đồng thời làm việc ngoài công trường thường ít ổn định hơn do phải di chuyển nhiều.
Công việc ngoài công trường bao gồm các vị trí như kỹ sư thi công (hướng dẫn thực hiện các khâu đọc hiểu bản vẽ thiết kế, tính toán khối lượng phải làm, hướng dẫn công nhân thực hiện, lập bản vẽ hoàn công khi làm xong, công tác trắc đạc), kỹ sư giám sát thi công, chỉ huy trưởng công trường…
Công việc trong công xưởng có kỹ sư giám sát nội bộ, kỹ sư quản lý chất lượng, chuyên viên phát triển sản phẩm…
Công việc trong văn phòng thì đa dạng hơn, gồm chuyên viên thiết kế và quản lý kế hoạch, dự án, chất lượng ở các đơn vị thi công xây dựng; chuyên viên tư vấn xây dựng; chuyên viên trắc đạc, khảo sát địa chất, thẩm định chất lượng công trình; chuyên viên lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ đấu thầu; chuyên viên kiểm toán xây dựng… Các vị trí đang khát nhân lực hiện nay thuộc mảng công việc này, bao gồm: chuyên viên quản lý dự án, giám sát viên, dự toán viên.
Với nghề kỹ sư xây dựng thể lựa chọn làm việc có làm trong các công ty xây dựng, các tập đoàn xây dựng và kiến trúc, các dự án xây dựng của chính phủ hoặc phi chính phủ hoặc trong các hội kiến trúc và xây dựng. Tùy vào sở thích và điểm mạnh của mình, mỗi kỹ sư sẽ lựa chọn nơi làm việc phù hợp nhất cho bản thân.
Học nghề kỹ sư xây dựng ở đâu?
Ở Việt Nam, trường Đại học Xây dựng, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh là những cơ sở đào tạo ngành nghề kỹ sư xây dựng lớn và có tiếng.
Ngoài các trường kể trên, với mỗi ngành nghề kỹ sư xây dựng đều có những cơ sở chuyên sâu đào tạo từng lĩnh vực.
Kỹ sư Xây dựng dân dụng và công nghiệp, các trường như Học viện Kỹ thuật quân sự, Trường Đại học Thủy lợi, Học viện Hậu cần, Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, Trường Đại học Kiến Trúc Đà Nẵng, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh,Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Ngô Quyền, Trường Đại học dân lập Phương Đông, Trường Đại học Dân lập Hải Phòng… là những cơ sở đào tạo có uy tín.
Kỹ sư Xây dựng công trình quân sự hiện sinh viên đang được đào tạo tại Học viện Kỹ thuật Quân sự, Trường Đại học Ngô Quyền.
Kỹ sư Cầu đường: là ngành khá thông dụng trong xây dựng, hiện được đào tạo tại các Trường Đại học Xây dựng, Trường Đại học Giao thông Vận tải, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Trường Đại học Thủy Lợi, Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Ngô Quyền, Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, Trường Đại học dân lập Phương Đông.
Kỹ sư Xây dựng sân bay: hiện nay được đào tạo là Học viện Kỹ thuật Quân sự, Trường Đại học Giao thông Vận tải.
Kỹ sư Xây dựng Công trình thủy (Kỹ sư Cảng – Đường thủy, Kỹ sư Công trình Thủy lợi – Thủy điện), hiện được đào tạo tại trường Đại học Thủy Lợi,Trường Đại học Xây dựng, trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh.
Kỹ sư Xây dựng công trình biển (Kỹ sư Công trình biển & Dầu khí). hiện được đào tạo tại Học viện Kỹ thuật quân sự, Trường Đại học Bách Khoa TP HCM, Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, Đại học Thủy Lợi, Trường Đại học Xây dựng và Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.
Kỹ sư Xây dựng đô thị: là những kỹ sư liên quan đến hạ tầng kỹ thuật đô thị. Ngành này được đào tạo ở Trường Đại học Xây dựng và các Trường Đại học Kiến trúc, Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, Trương Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh.
Kỹ sư Tin học xây dựng: hiện được đào tạo tại Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, Trường Đại học Xây dựng.
Kỹ sư Cơ khí xây dựng: hiện được đào tạo tại Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng,Trường Đại học Bách Khoa TP HCM, Trường Đại học Xây dựng, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Trường Đại học Giao thông Vận tải, Trường Đại học Ngô Quyền.
Kỹ sư Vật liệu xây dựng: hiện được đào tạo tại Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh
Để trở thành một kỹ sư xây dựng, Bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau:
+ Niềm đam mê với với ngành xây dựng
+ Hứng thú tìm hiểu, học hỏi các kĩ thuật xây dựng: để bắt kịp với sự vận động không ngừng của khoa học công nghệ và những xu hướng mới trong ngành.
+ Nắm vững kiến thức các môn tự nhiên, đặc biệt là Toán học và Vật lý học: Tố chất này giúp người kỹ sư nắm bắt và xử lý thông tin từ đó dễ dàng dự toán, thiết kế và thẩm tra các công trình.
+ Am hiểu về lịch sử, địa lý và văn hóa: Đây là một tố chất thiết yếu với người kỹ sư xây dựng, giúp người kỹ sư không chỉ cho ra đời những tác phẩm đảm bảo kỹ thuật mà còn mang cái “hồn” của văn hóa, dân tộc.
+ Tinh thần trách nhiệm và đạo đức giỏi: bởi đây là công việc liên quan trực tiếp đến tính mạng của hàng tăm, hàng nghìn con người.
Kỹ sư xây dựng không chỉ cần có đầu óc mà còn cần những kỹ năng mềm khác như khả năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, khả năng làm việc với máy tính. Nghề kỹ sư xây dựng cũng đòi hỏi người làm nghề này phải có khả năng chịu áp lực cao cũng như vốn hiểu biết xã hội, khả năng sáng tạo để mỗi công trình ra đời không chỉ an toàn mà còn là một tác phẩm nghệ thuật.
Người làm nghề kĩ sư xây dựng thường phải đi công tác xa hay đi khảo sát công trình, ít ổn định nên nữ giới thường chiếm số lượng nhỏ hơn so với nam giới. Với những người có tính lãng mạn thường làm tư vấn thiết kế, người ngăn nắp, chặt chẽ nên làm tư vấn thầu còn người quyết đoán, muốn làm giàu nên lựa chọn làm nhà thầu.
Cuộc đối đầu thú vị
Liệu có ai nhầm tưởng giữa kiến trúc sư và kĩ sư xây dựng không? Họ đều là những người tham gia vào nhiệm vụ hình thành nên những công trình, tuy nhiên, mỗi nghề lại có những điểm hay ho lắm đấy. nCungf xem cuộc đối đầu thú vị giữa họ nhé.
[wpcc-iframe width=”900″ height=”506″ src=”https://web.archive.org/web/20170117043048if_/https://www.youtube.com/embed/-pXNvLoIa4Q?feature=oembed” frameborder=”0″ allowfullscreen]
Nhân vật ngành nghề
Clarence Mabin, tốt nghiệp năm 1961 chuyên ngành kỹ sư xây trường Đại học Missouri, là cựu chủ tịch của Custom Engineering, Inc., một công ty kỹ thuật cơ khí và điện tử với doanh thu hàng năm là 1.5 đến 2 triệu USD. Ông là sinh viên Mỹ gốc Phi đầu tiên tốt nghiệp ngành Kỹ sư xây dựng.
Sau khi tốt nghiệp trung học vào năm 1949, Mabin làm việc cho Burlington Railroad như một người bồi bàn trong chiếc xe ăn riêng. Tình cờ, một kỹ sư trưởng ngành đường sắt đã nhận thấy niềm say mê của Mabin với xây dựng và gợi ý ông theo học kỹ sư.
Nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, Mabin đã nhập học trường Missouri Western State- bây giờ MWSU – ở St. Joseph, Missouri, và hoàn tốt khóa học. Sau đó, Mabin nhập học Đại học Missouri chuyên ngành kỹ sư xây dựng.
Sau khi tốt nghiệp năm 1961, ông trở thành thành viên của đội ngũ thiết kế cầu của NDOT. Ông tiếp tục làm việc cho O.K. Electric và cuối cùng chuyển sang kinh doanh các sản phẩm thép hình ống cho Valmont Industries.
Trong quá trình làm việc, Mabin trở thành một chuyên gia trong thiết kế kết cấu đường xá, chiếu sáng ngoài trời, đèn giao thông và đường cao tốc biển báo. Năm 1993, Mabin mua Engineering Custom và biến công ty từ bờ vực phá sản trở thành công ty thành công hàng đầu.
Ước muốn của Mabin là giúp cho nhiều người da đen đến với ngành kỹ sư đặc biệt là kỹ sư xây dựng. Ông chia sẻ “đây không phải là một chuyện dễ dàng nhưng lại là một trải nghiệm tuyệt vời”.
Rất khó để xác định ngành kỹ sư xây dựng bắt nguồn từ khi nào. Nhưng có thể khẳng định rằng xây dựng là tấm gương phản chiếu quá trình phát triển của loài người từ khi còn trú ẩn trong các hang đá thô sơ đến nay. Công trình sớm nhất được cho là khoảng 4000 – 2000 năm trước Công nguyên ở Ai Cập cổ đại và Lưỡng Hà khi con người bắt đầu di cư và phát sinh nhu cầu về nơi trú ẩn.
Vào khoảng 2550 năm trước Công nguyên, Imhotep – kĩ sư đầu tiên được ghi chép lại đã xây dựng Kim tự tháp nổi tiếng cho Hoàng đế Djoser ở Saqqara Necropolis. Trải qua hàng nghìn năm dưới sự thay đổi của thời tiết và thiên tai, kim tự tháp vẫn đứng vững uy nghi dù chỉ được xây dựng bằng những vật liệu thô sơ. Cống hiến lớn nhất của Imhotep là đã khám phá ra nghệ thuật xây dựng với đá có hình dạng.
Các công trình cổ đại nổi tiếng có thể kể đến như hệ thống quản lý nước ở Qanat dài hơn 71 km và được xây dựng sớm nhất từ hơn 3000 năm trước Công Nguyên, đền Panthenon ở Hi Lạp (447-438 năm trước Công Nguyên), Vạn Lý Trường thành ở Trung Quốc (220 năm trước Công Nguyên), hầm Sennacherib ở Jerwan được xây dựng vào năm 691 trước Công nguyên, Cầu Julius Caesar qua sông Rhine được xây dựng năm 55 trước Công Nguyên.
Hệ thống đường cao tốc của những người La Mã cũng được xây dựng để tạo thuận lợi cho thương mại quân đội, hệ thống tưới tiêu được xây dựng bởi người da đỏ Hohokam tên sông Salt khoảng 600 năm sau Công Nguyên; hệ thống đê đầu tiên bảo vệ chống nước cao ở Friesland, Hà Lan được xây dựng vào khoảng năm 1000 sau Công Nguyên.
Machu Picchu, Peru, được xây dựng vào khoảng năm 1450 đế chế Inca được coi là một tuyệt tác kỹ thuật. Công trình được xây dựng ở vùng núi Andes dưới sự hỗ trợ của một số kỹ sư khéo léo nhất trong lịch sử.
Một trong những ví dụ sớm nhất về các ứng dụng vật lý và toán học áp cho công trình xây dựng là công trình của Archimedes trong thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên từ đó giúp người đời sau hiểu về sức nổi và các giải pháp thiết thực như ốc vít Archimedes. Ngoài ra, Brahmagupta, một nhà toán học Ấn Độ, đã sử dụng số học dựa trên chữ số Hindu-Arabic, cho khai quật (khối lượng) tính toán.