Mục Lục Bài Viết
1. Nghề lập trình viên là gì?
Trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển và thay đổi như hiện nay, “thuyền trưởng” cho máy tính hay nghề lập trình viên đang là nghề thời thượng và hấp dẫn, đặc biệt là với những bạn trẻ đam mê công nghệ. Nó có sức hút đặc biệt bởi “hình ảnh những cô gái, chàng trai trí thức sáng sủa, ngồi trong phòng lạnh, lãnh lương cao và lướt net không tốn tiền”. Nhưng nhiều người còn khá mơ hồ về khái niệm lập trình viên. Hãy cùng tìm hiểu lập trình viên thực chất làm công việc gì?
Fixi.vn – Bạn có biết đến Nguyễn Hà Đông – tác giả trò chơi Flappy Bird nổi tiếng thế giới và đạt tới 3 triệu lượt tải/ngày? Đó chính là một lập trình viên xuất sắc đấy.
[wpcc-iframe width=”900″ height=”506″ src=”https://web.archive.org/web/20170507074841if_/https://www.youtube.com/embed/8PRLneH0E6Y?feature=oembed” frameborder=”0″ allowfullscreen]
Lập trình viên (người lập trình hay thảo chương viên điện toán) là người viết ra, thiết kế, xây dựng và bảo trì các chương trình máy tính (phần mềm). Bằng cách thao tác các đoạn mã (các ngôn ngữ) trên các công cụ lập trình, họ có thể tạo ra các chương trình mới, sửa lỗi hay nâng cấp chương trình đó để tăng tính hiệu quả của việc sử dụng máy tính.
Một số ngôn ngữ mà dân lập trình sử dụng phổ biến là C, C++, C#, Java, Python, Visual Basic, Lisp, PHP và Perl.
2. Nghề lập trình viên làm gì?
Công việc của người trong nghề lập trình viên được gọi là software engineering. Để làm ra một phần mềm, trước hết người ta phải tạo ra một “bản thiết kế”, mỗi người lập trình đảm nhiệm một phần việc, sau đó các phần được kết nối lại tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Một người lập trình được ví là những thợ “coding” (người ngồi gõ những dòng lệnh trên máy tính), làm ra các phần mềm hoặc chỉnh sửa, phát triển nó dựa trên các công cụ lập trình.
Lập trình viên được phân chia cụ thể theo các hình thức lập trình: lập trình web, lập trình hệ thống, lập trình Datab1ase, lập trình game, lập trình mobile.
Nhiệm vụ chính của người lập trình là:
- Xây dựng mới một ứng dụng
- Nâng cấp và sửa chữa các ứng dụng có sẵn
- Xây dựng các chức năng xử lý
- Nghiên cứu và phát triển công nghệ mới
Cụ thểngười trong nghề lập trình viên làm những công việc sau:
- Viết chương trình bằng nhiều ngôn ngữ như C++, Java.
- Cập nhật chương trình và mở rộng chương trình có sẵn: công việc của lập trình viên rất gần với công việc của những người phát triển phần mềm. Khi xảy ra vấn đề, lập trình viên có thể làm những công việc của người phát triển phần mềm như thiết kế chương trình…
- Gỡ rối cho các chương trình bằng cách kiểm tra lỗi và sửa lỗi sai.
- Xây dựng và sử dụng công cụ phần mềm hỗ trợ máy tính (CASE) để tự động mã hóa một đoạn mã.
- Sử dụng thư viện mã số để đơn giản hóa tài liệu.
3. Nghề lập trình viên làm việc ở đâu?
Người làm nghề lập trình có thể làm việc ở bất kì đâu trên thế giới trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay.
Lập trình viên thường làm trong văn phòng, hầu hết những người lập trình làm việc trong hệ thống máy tính, các công ty thiết kế phần mềm, công ty công nghệ và hoặc các công ty, doanh nghiệp có liên quan đến các dịch vụ công nghiệp. Cũng có một số lập trình viên lựa chọn làm việc độc lập tại nhà.
Lập trình viên có thể làm một mình nhưng cũng có thể làm theo dự án lớn. Hầu hết lập trình viên làm việc toàn thời gian. Ngoài ra, trong một số hoàn cảnh, người trong nghề lập trình viên phải làm thêm giờ để hoàn thành công việc.
4. Học nghề lập trình viên ở đâu?
Bạn có thể học nghề lập trình viên tại Aptech: một công ty giáo dục và đào tạo công nghệ thông tin với hơn 3500 trung tâm đào tạo tại 53 quốc gia (Theo nguồn thông tin của Aptech World Wide)
Ngoài ra, bạn cũng có thể theo học các chương trình đào tạo tại Trường Đại học FPT hoặc Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Khoa học Tự Nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội và Đại học Công Nghệ thông tin – Đại học Thành phố Hồ Chí Minh.
Người lập trình viên cần những kỹ năng sau đây:
- Kỹ năng phân tích: lập trình viên cần hiểu những hướng dẫn phức tạp để tạo mã số cho máy tính.
- Tập trung: lập trình viên phải làm việc với máy tính, viết các dòng mã số trong một khoảng thời gian dài.
- Quan sát chi tiết: Lập trình viên phải kiểm tra mã đã được viết vì chỉ cần một lỗi sai nhỏ cũng ảnh hưởng đến chương trình máy tính.
- Kỹ năng giải quyết rắc rối: một phần quan trọng của nghề lập trình là kiểm tra các lỗi và sửa các lỗi đó.
- Khả năng ngôn ngữ: Lập trình viên phải tiếp xúc với các sản phẩm công nghệ từ nước ngoài vì vậy người làm nghề này cần có khả năng ngoại ngữ tốt.
Ngoài ra, để trở thành một lập trình viên giỏi, bạn cũng cần có những phẩm chất như:
- Tính cần cù: Đây là phẩm chất cần có ở bất kì nghề nào đặc biệt là đối với lập trình viên.
- Nhanh nhẹn: Sự nhanh nhẹn sẽ giúp người lập trình viên nắm bắt được những xu hướng, những tiến bộ công nghệ mới để áp dụng vào sản phẩm của mình.
- Sáng tạo: Tố chất này sẽ giúp phân biệt người lập trình viên giỏi với những ứng viên thông thường khác.
- Làm việc nhóm: Đa số, công việc lập trình đều làm việc theo nhóm. Khả năng để bạn thích ứng, và chia sẻ những ý kiến của bạn tại công ty chiếm vị trí rất quan trọng. Bạn phải biết cách phối hợp công việc với cộng sự, khả năng thuyết trình, giao tiếp, ứng xử của bạn sẽ được sử dụng tối đa trong môi trường làm việc này.
Vì vậy một số doanh nghiệp lớn về Công nghệ thông tin khi thi tuyển đầu vào thường Test về: Tiếng Anh (Cần cù), GMAT(nhanh nhẹn) và IQ(Sáng tạo).
Ngoài ra, người lập trình viên cũng cần có cho mình kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp để hoàn thành công việc một cách hiệu quả.
Nick D’Aloisio là một trong những người trẻ được hâm mộ nhất hiện nay. Khi chỉ mới 19 tuổi, cậu đã là chủ sở hữu của ứng dụng dành cho Yahoo trị giá đến 30 triệu USD.
Nick D’Aloisio (1/11/1995) hiện nổi tiếng khắp thế giới và là thần tượng của không ít bạn trẻ. Thậm chí, Nick còn được mệnh danh là thần đồng công nghệ và được các công ty lớn không ngừng săn đón.
Nick D’Aloisio là chủ nhân của Summly – ứng dụng tóm tắt tin tức cho Yahoo. Thực tế, Nick không theo học một trường lớp cụ thể nào về máy tính, mà chủ yếu học hỏi qua những video hướng dẫn trên mạng. Năm 12 tuổi, Nick đã có thể lập trình thành thạo và cho ra mắt ứng dụng đầu tay. Kể từ đó, mỗi kỳ nghỉ hè, cậu lại giới thiệu đến mọi người một ứng dụng mới. Theo Nick, vào thời điểm đó, Summly chỉ được thực hiện nhằm phục vụ cho việc học tại London (Anh).
Ít ai biết rằng, để có được thành công như ngày hôm nay, chàng trai 18 tuổi đã phải trải qua cả một quá trình sáng tạo, tập trung nghiên cứu. Năm 2011, lúc 15 tuổi, Nick phát triển ứng dụng Trimit có khả năng tóm tắt những bài báo dài một cách cô đọng nhất, chỉ trong khoảng 140 đến 1.000 ký tự. Chính nhờ điều này đã khiến cậu bé mới chập chững vào nghề ngày nào nhanh chóng lọt vào “mắt xanh” của tỷ phú người Hong Kong – Li Ka Shing.
Summly được chính thức công bố trên mạng vào tháng 11/2012. Thần đồng công nghệ đã hợp tác với Yahoo và thu về 30 triệu USD cùng cơ hội làm việc với vai trò là một lập trình viên cao cấp tại đây. Thực tế, trước khi đi đến thỏa thuận với Yahoo, Summly đã có hơn 1 triệu lượt tải về trên App Store nhờ tính năng giúp tổng hợp những nội dung quan trọng trên các trang mạng và tích hợp nó thành một bài báo hoàn chỉnh.
Nhờ khoản thu về 30 triệu USD, Nick nhanh chóng đứng vào hàng ngũ những người trẻ tự lập giàu có nhất hiện nay. Nick còn được tạp chí danh tiếng Time đưa vào danh sách 100 thanh thiếu niên có ảnh hưởng nhất thế giới và sẽ là một nhân vật trong cuốn sách Secrets of Genius do Time xuất bản. Không chỉ có thế, thần đồng người Úc từng xuất hiện trong top 30 người trẻ tài năng (dưới 30 tuổi) của tạp chí Forbes, top 100 đàn ông giỏi công nghệ do tạp chí GQ bình chọn cùng không ít giải thưởng khác…
Với người lập trình viên, ngôn ngữ lập trình là phương tiện thiết yếu trong công việc. Thực tế trong lịch sử, ngôn ngữ lập trình đã có nhiều những thay đổi tiến bộ.
- Ngôn ngữ lập trình C
Ngôn ngữ lập trình C là một ngôn ngữ mệnh lệnh được phát triển từ đầu thập niên 1970 bởi Ken Thompson và Dennis Ritchie để dùng trong hệ điều hành UNIX. C là ngôn ngữ rất có hiệu quả và được ưa chuộng nhất để viết các phần mềm hệ thống, mặc dù nó cũng được dùng cho việc viết các ứng dụng. Ngoài ra, C cũng thường được dùng làm phương tiện giảng dạy trong khoa học máy tính mặc dù ngôn ngữ này không dược thiết kế dành cho người nhập môn.
- Ngôn ngữ lập trình C++
C++ là một dạng ngôn ngữ đa mẫu hình tự do có kiểu tĩnh và hỗ trợ lập trình thủ tục, dữ liệu trừu trượng, lập trình hướng đối tượng, và lập trình đa hình được phát triển bởi Bjarne Stroustrup.
- Ngôn ngữ lập trình C#
C# là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được phát triển bởi Microsoft, là phần khởi đầu cho kế hoạch .NET của họ. Microsoft phát triển C# dựa trên C++ và Java. C# được miêu tả là ngôn ngữ có được sự cân bằng giữa C++, Visual Basic, Delphi và Java.
- Ngôn ngữ lập trình Java
Java là một ngôn ngữ lập trình dạng lập trình hướng đối tượng (OOP), được khởi đầu bởi James Gosling và bạn đồng nghiệp ở Sun Microsystems năm 1991. Khác với phần lớn ngôn ngữ lập trình thông thường, thay vì biên dịch mã nguồn thành mã máy hoặc thông dịch mã nguồn khi chạy, Java được thiết kế để biên dịch mã nguồn thành bytecode, bytecode sau đó sẽ được môi trường thực thi.
- Ngôn ngữ lập trình Basic
BASIC là một ngôn ngữ lập trình bậc cao, đơn giản, dễ sử dụng, nhằm đơn giản hóa quá trình lập trình. BASIC được phát minh vào năm 1963 bởi các giáo sư John George Kemeny và Thomas Eugene Kurtz thuộc viện Đại học Dartmouth (Dartmouth College).
- Ngôn ngữ lập trình Pascal
Pascal là một ngôn ngữ lập trình cho máy tính thuộc dạng mệnh lệnh, được Niklaus Wirth phát triển vào năm 1970 là ngôn ngữ đặc biệt thích hợp cho kiểu lập trình có cấu trúc. Ban đầu, Pascal là một ngôn ngữ được hướng để dùng trong giảng dạy về lập trình có cấu trúc, và nhiều thế hệ sinh viên đã “vào đời” thông qua việc học Pascal như ngôn ngữ vỡ lòng trong các chương trình học đại cương.
- Ngôn ngữ lập trình Perl
Perl được Larry Wall xây dựng từ năm 1987, với mục đích chính là tạo ra một ngôn ngữ lập trình có khả năng chắt lọc một lượng lớn dữ liệu và cho phép xử lí dữ liệu nhằm thu được kết quả cần tìm.
- Ngôn ngữ lập trình PHP
PHP là một ngôn ngữ lập trình kịch bản hay một loại mã lệnh chủ yếu được dùng để phát triển các ứng dụng viết cho máy chủ, mã nguồn mở, dùng cho mục đích tổng quát. Do được tối ưu hóa cho các ứng dụng web, tốc độ nhanh nên PHP đã nhanh chóng trở thành một ngôn ngữ lập trình web phổ biến nhất thế giới.