Fixi.vn– Nhà bảo tồn thiên nhiên là một công việc rất phù hợp nếu bạn là người yêu thiên nhiên và muốn hòa mình vào thiên.
Mục Lục Bài Viết
1. Nhà bảo tồn thiên nhiên là ai?
Bảo tồn thiên nhiên là bảo tồn các tài nguyên sống bao gồm việc duy trì các quá trình sinh thái cơ bản, giữ gìn tính đa dạng di truyền, sử dụng bền vững các loài và hệ sinh thái. Có thể nói bảo tồn là sử dụng khôn ngoan và quản lí thận trọng các tài nguyên thiên nhiên, sao cho từ đó đạt được lợi ích xã hội cao nhất cho các thế hệ hiện tại và tương lai.
Có thể hiểu một cách đơn giản về bảo tồn thiên nhiên như sau: Bảo là bảo vệ – Tồn là sự tồn tại, còn thiên nhiên là những sinh vật trong tự nhiên và môi trường sống của nó. Vậy “Bảo tồn thiên nhiên” là “bảo vệ sự tồn tại của thiên nhiên.”
Khái niệm khu bảo tồn thiên nhiên là vùng đất hay vùng biển đặc biệt được dành để bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với việc bảo vệ các tài nguyên văn hoá và được quản lí bằng pháp luật hoặc các phương thức hữu hiệu khác. Theo nghĩa hẹp, khu bảo tồn thiên nhiên còn gọi là khu dự trữ tự nhiên và khu bảo toàn loài sinh cảnh, là vùng đất tự nhiên được thành lập nhằm mục đích đảm bảo diễn thế tự nhiên.
2. Nhà bảo tồn thiên nhiên làm gì?
Những người làm việc tại các khu bảo tồn thiên nhiên là người bảo tồn thiên nhiên. Và sẽ thực hiện những mục đích sau:
- Nghiên cứu khoa học
- Bảo vệ các vùng hoang dã;
- Bảo vệ sự đa dạng loài và gen;
- Duy trì các lợi ích về môi trường từ thiên nhiên;
- Bảo vệ các cảnh quan đặc biệt về thiên nhiên và văn hoá;
- Sử dụng cho du lịch và giải trí;
- Giáo dục;
- Sử dụng hợp lí các tài nguyên từ các hệ sinh thái tự nhiên;
- Duy trì các biểu trưng văn hoá và truyền thống
Khu bảo tồn thiên nhiên là những khu được bảo vệ nghiêm ngặt, chỉ dành cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo và quan trắc môi trường. Các khu bảo tồn thiên nhiên này cho phép gìn giữ các quần thể của các loài cũng như các quá trình của hệ sinh thái không hoặc ít bị nhiễu loạn.
3. Nhà bảo tồn thiên nhiên làm việc ở đâu?
Bạn sẽ được làm việc tại:
· Khu dự trữ thiên nhiên nghiêm ngặt/ khu bảo vệ hoang dã: chủ yếu để nghiên cứu khoa học hay bảo vệ vùng hoang dã;
· Khu dự trữ thiên nhiên nghiêm ngặt (tiếngAnh: Strict Nature Reserve): chủ yếu cho nghiên cứu khoa học; vùng hoang dã (Wildeness Area): chủ yếu để bảo vệ sự nguyên vẹn của vùng chưa có sự tác động của con người;
· Vườn quốc gia (National Park): chủ yếu bảo tồn hệ sinh thái và giải trí, du lịch;
· Khu bảo tồn thắng cảnh tự nhiên (National Monument/Natural Landmark): chủ yếu bảo tồn các cảnh quan độc đáo, có giá trị;
· Khu bảo tồn loài/ sinh cảnh (Habitat/ Species Management Area): chủ yếu bảo tồn các hệ sinh thái hoặc các loài bằng cách quản lí có sự can thiệp tích cực;
· Khu bảo tồn cảnh quan đất liền/biển (Protected Landscape/Seascape): bảo tồn phong cảnh thiên nhiên đẹp chủ yếu cho giải trí, du lịch;
· Khu bảo tồn kết hợp sử dụng bền vững tài nguyên (Managed Resource Protected Area): khu bảo tồn được quản lí để sử dụng hợp lí các hệ sinh thái tự nhiên.
4. Nhà bảo tồn thiên nhiên đào tạo ở đâu?
Để trở thành nhà bảo tồn thiên nhiên, bạn có thể theo học tại các trường có khoa, ngành Lâm nghiệp hoặc Môi trường, chẳng hạn như Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Đại học nông lâm (Bắc Giang, Huế, Thái Nguyên, Hồ Chí Minh) ,Đại học Tài nguyên và Môi trường,….
Yêu cầu về phẩm chất
– Có tinh thần dũng cảm, mưu trí.
– Có trách nhiệm cao, luôn tuân thủ pháp luật và thận trọng trong thực thi công vụ.
– Không lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân.
– Nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan để hoàn thành nhiệm vụ.
– Có tinh thần chí công vô tư, trung thực; có thái độ niềm nở, lễ độ, khiêm tốn khi tiếp xúc với nhân dân.
Yêu cầu về năng lực
– Chủ trì và triển khai có hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
– Tổ chức phối hợp hiệu quả với các cơ quan hữu quan khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
– Thực hiện được việc hướng dẫn và kiểm tra công tác nghiệp vụ kiểm lâm cho các thành viên khác trong cơ quan.
– Có năng lực tổng hợp, khái quát các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn của ngành Kiểm lâm để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng.
– Có khả năng độc lập nghiên cứu khoa học phục vụcông tác bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
Cô gái Đà Nẵng lọt top 10 ứng viên cho giải thưởng toàn cầu về bảo tồn thiên nhiên
Với Chiến dịch bảo tồn loài voọc chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus), một loài linh trưởng đẹp nhất trên thế giới, nằm trong Sách đỏ có nguy cơ diệt chủng cao tại bán đảo Sơn Trà, Lê Thị Trang – cô gái Đà Nẵng với tuổi đời còn rất trẻ (28 tuổi) – là một trong số những nhà bảo tồn trẻ lọt top 10 ứng viên vinh dự đạt giải thưởng lần này.
Để đạt thành tích đáng ghi nhận đó, phải kể đến hành trình bền bỉ mà Trang đã theo đuổi bằng tất cả tình yêu, đam mê và nỗ lực. Dự án đăng ký cho giải thưởng lần này của Trang được cho là đầy tính thực thi, hướng vào 4 mục tiêu lớn trong hành động bảo tồn loài chà vá chân nâu tại bán đảo Sơn Trà, đó là: Nghiên cứu lại toàn bộ số liệu về loài voọc chà vá chân nâu. Từ kết quả nghiên cứu đó sẽ đưa thông tin đến những nhà bảo tồn để vận động chính sách, giúp chính quyền thành phố có những cân nhắc và tính toán hợp lý trong quy hoạch, đảm bảo không phá vỡ hệ sinh thái; đẩy mạnh truyền thông giáo dục đến với người dân; hướng tới đến năm 2020, loài voọc chà vá chân nâu sẽ trở thành biểu tượng đầy thân thiện của thành phố Đà Nẵng.
Khi là sinh viên khoa Môi trường – Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Trang đã tự đứng ra thành lập một câu lạc bộ về môi trường và là một tình nguyện viên tích cực trong việc điều tra hoạt động săn bắn động vật hoang dã. Sau khi tốt nghiệp, Trang làm việc trong nhóm dự án Mac Arthur khu vực miền Trung – Tây Nguyên của Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV), phụ trách khu vực từ Quảng Trị đến Gia Lai, nghiên cứu các hoạt động săn bắt, buôn bán động vật hoang dã, và kết hợp với cơ quan chức năng tổ chức các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng.
Từ tháng 4 năm 2013, Trang về với GreenViet (Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học nước Việt xanh) với mong muốn góp công sức và kinh nghiệm để phát triển các chiến lược truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học trong khu vực, mở đầu với Chiến dịch bảo tồn loài voọc chà vá chân nâu tại bán đảo Sơn Trà. Hai năm qua, hàng loạt các chương trình truyền thông và giáo dục hiệu quả đã được Trang cùng nhóm GreenViet thực hiện như: Chương trình “Hiệp sĩ rừng Sơn Trà” triển khai thí điểm tại các trường học thuộc vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà như: Trường tiểu học Trần Quốc Toản, Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương; Trường THCS Lý Tự Trọng, Trường THCS Nguyễn Chí Thanh, với những bài học trực quan và sinh động nhằm giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ động vật hoang dã cho học sinh…
Thời gian cuối tuần của nhà bảo tồn trẻ dường như cũng trở nên khá bận bịu với những chuyến đi rừng. Chương trình “Tôi yêu Sơn Trà” được Trang và anh em GreenViet tổ chức vào mỗi Chủ nhật hằng tuần với các hoạt động như lên Sơn Trà ngắm Voọc, dọn rác thải… đã thu hút sự tham gia đông đảo của các bạn trẻ Đà Nẵng trong suốt gần 2 năm qua.
Trang nói, qua những chuyến đi dã ngoại này, thông điệp mà nhóm muốn truyền đến các bạn trẻ không chỉ dừng lại ở chuyện vui chơi mà giúp các bạn nhận ra bán đảo Sơn Trà có giá trị như thế nào về đa dạng sinh học. Sơn Trà chỉ đẹp khi những giống loài động vật hoang dã được bảo vệ, hệ sinh thái được giữ gìn.
Bộ tộc Bishnoi – nhà bảo tồn thiên nhiên đầu tiên của nhân loại
Những cư dân của bộ tộc này được coi là những nhà bảo tồn thiên nhiên đầu tiên của nhân loại… Ít ai biết rằng, trên thế giới hiện nay còn tồn tại một cộng đồng người không ăn thịt động vật, sống trong sự hài hòa và luôn bảo vệ thiên nhiên… Họ được coi là những nhà bảo vệ môi trường đầu tiên trên Trái đất. Cộng đồng người đó mang tên Bishnoi. Với dân số khoảng 300.000 người, tập trung sinh sống chủ yếu ở vùng sa mạc Thar (bang Rajasthan, miền Tây Ấn Độ), bộ tộc này luôn coi việc bảo vệ cây xanh và muông thú là một điều luật. Con người không có quyền chặt cây và càng không được sát hại động vật, những người anh em, đồng loại của mình.
Cho tới ngày nay, người Bishnoi vẫn kiên quyết giữ vững các đạo lý và nguyên tắc sống của mình. Họ sống trong tình thương với muôn loài, luôn có mối liên hệ khăng khít, tràn đầy lòng trắc ẩn với các động vật và rừng xanh.
Một trong những truyền thống của gia đình người Bishnoi là mang thức ăn và nước uống đến cho các loài động vật hoang dã. Đôi lúc, các loài động vật hoang dã bị thương sẽ tự tìm đến vùng đất của người Bishnoi vì chúng biết rằng, khi vào khu vực của họ, chúng sẽ có thức ăn và nước uống.
Cộng đồng người Bishnoi sống bằng nghề nông và chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên, họ chỉ nuôi bò để lấy sữa bán hoặc trao đổi hàng hóa. Những con gia súc nào đã già yếu đều được họ chăm sóc cho đến khi chúng chết đi một cách tự nhiên.
Xung quanh nhà của người Bishnoi có rất nhiều những loài động vật hoang dã, trong đó có linh dương Chinkara – một loài động vật vô cùng quý hiếm. Người Bishnoi xem chúng là con vật linh thiêng bởi theo truyền thuyết, linh dương Chinkara mang linh hồn của Jambheshwar Bhagwan.
Trong thời đại hiện nay, các ngành công nghiệp ngày càng phát triển, kéo theo đó là sự cạn kiệt về tài nguyên, ô nhiễm môi trường tăng cao. Đây cũng là nguyên nhân của sự đói nghèo, gây mất cân bằng sinh thái, làm tăng nguy cơ biến mất của nhiều loại động thực vật hoang dã… Vì lẽ đó, sự tồn tại của người Bishnoi như một minh chứng cho việc, con người chúng ta hoàn toàn có thể sống tốt mà không cần giết hại động vật, đó là một cuộc sống hài hòa, được nuôi dưỡng bởi thiên nhiên và tình yêu muôn loài.