Fixi.vn – Nếu bạn yêu thiên nhiên, có hứng thú với sinh học, đặc biệt là các loại cây, nhà bảo vệ thực vật có thể là sự lựa chọn phù hợp cho bạn.
Mục Lục Bài Viết
Nhà bảo vệ thực vật – Họ là ai?
Nhà bảo vệ thực vật là người xác định, đánh giá và đưa ra giải pháp kỹ thuật cho các vấn đề bảo vệ thực vật trong sản xuất cây trồng nhằm cải thiện thu nhập của nông dân và sản xuất những giống cây trồng bền vững.
Nhà bảo vệ thực vật cũng là người phát hiện, phát triển, ứng dụng và chuyển giao kỹ thuật trồng trọt mới, phòng trừ các loại dịch bệnh trên cây trồng, quản lý sản xuất cơ bản, tiếp thị và mua bán nông sản, nông dược. Đồng thời, họ cũng điều tra, phát hiện và xây dựng quy trình phòng trừ các loài sinh vật gây hại trên các loại cây trồng phổ biến trong khu vực…
Nhà bảo vệ thực vật làm gì?
Công việc chính thường bao gồm:
- Thực hiện được những công tác chuyên môn của nghề bảo vệ thực vật nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất cây trồng và nông sản;
- Xây dựng và thực hiện quy trình phòng trừ sâu bệnh;
- Bảo vệ những loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng;
- Thực hiện việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chuyên môn cho các cán bộ có chuyên môn thấp hơn, hoặc nông dân;
- Quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực đảm bảo tuân thủ pháp luật, an toàn và vệ sinh môi trường.
Ngoài ra, cũng có thể tham gia giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng cùng lĩnh vực.
Nhà bảo vệ thực vật làm việc ở đâu ?
Là một ngành nghề cần nhiều nhân lực, cơ hội việc làm cho nghề này khá cao. Những bạn trẻ theo đuổi nghề này có thể lựa chọn công tác tại một số cơ quan tổ chức như:
- Cơ quan hành chính, quản lý chuyên ngành Bảo vệ thực vật như: Sở nông nghiệp, Chi cục, Trung tâm khuyến nông, Phòng nông nghiệp;
- Các Viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật, môi trường;
- Các tổ chức sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật;
- Làm việc tại các cơ sở, cơ quan chuyên ngành Nông nghiệp hoặc các hợp tác xã, trang trại, tại các hộ gia đình, tham gia phục vụ nghiên cứu trong các cơ sở nghiên cứu và có thể tổ chức kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ở qui mô hợp lý.
Ngoài ra, nhà bảo vệ thực vật có thể tham gia giảng dạy các môn trong chuyên ngành tại các trường Trung cấp, Cao đẳng và Đại học; hay giảng dạy môn kỹ thuật nông nghiệp tại các trường phổ thông trung học.
Làm thế nào để trở thành nhà bảo vệ thực vật?
Bạn có thể lựa chọn theo học tại các trường Đại học như Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Hồng Đức, Trường Đại học Tây Bắc, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Dân lập Lương Thế Vinh, Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế, Trường Đại học Tây Nguyên, Trường Đại học An Giang, Trường Đại học Cần Thơ.
Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn một số trường Cao đẳng phù hợp với khả năng của bản thân như Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây, Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Cần Thơ, Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ.
Để trở thành một kỹ sư bảo vệ thực vật thành công, bạn cũng cần có một số kiến thức và kỹ năng như sau:
- Vận dụng được kiến thức đã học trong việc điều tra, phát hiện, dự báo và xây dựng quy trình phòng trừ các loài sinh vật gây hại, bệnh dịch trên các loại cây trồng phổ biến.
- Biết tổ chức, chỉ đạo sản xuất các loại cây trồng trong hợp tác xã trang trại, và nông hộ.
- Giao tiếp, làm việc nhóm và làm việc độc lập: Đây là những kỹ năng làm việc cơ bản, giúp người kỹ sư bảo vệ thực vật có tể nghiên cứu và làm việc tốt.
- Quản lý, tổ chức: Kỹ năng này sẽ giúp nhà bảo vệ thực vật làm việc logic, hiệu quả, quản lý thời gian hiệu quả.
“Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và nhân giống, bảo tồn thủy tùng tại Việt Nam” do Thạc sĩ Trần Vinh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên làm chủ nhiệm được thực hiện từ năm 2007 đã giúp tìm ra phương pháp bảo vệ loài thủy tùng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
Các nhà khoa học đã thực hiện các phương pháp nhân giống vô tính là: giâm hom, nuôi cấy mô và ghép gốc trên dòng cây cùng loài. Kết quả là cả 3 phương pháp trên đều có thể cho thủy tùng sinh sản được.
Phương pháp giâm hom đã cho ra rễ với tỷ lệ 17%, tuy nhiên do chưa tìm được thổ nhưỡng phù hợp nên khi chuyển từ bầu thí nghiệm ra trồng ở môi trường tự nhiên thì tỷ lệ chết rất cao (khoảng 99%).
Đối với phương pháp cấy mô, đến nay đã tìm được một số công thức khử trùng mô và xác định được phương pháp tạo chồi hiệu quả, hiện đang thực hiện giai đoạn tìm phương pháp tạo rễ trong phòng thí nghiệm. Các nhà khoa học đã chọn gốc cây bụt mọc – là loại cây được cho là có họ hàng gần gũi nhất với thủy tùng được ươm từ hạt nhập khẩu ở Mỹ về để thực hiện ghép chồi thủy tùng, kết quả tỷ lệ sống đạt trên 70% và sau khi di thực ra môi trường tự nhiên vẫn phát triển tốt.
Được biết thủy tùng còn gọi là thông nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis, xuất hiện cách đây khoảng 10 triệu năm; là loài cây gỗ lớn, cao tới 25m, đường kính nhiều cây trên 1,3m. Thủy tùng được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới thuộc nhóm IA, có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường. Hiện trên thế giới chỉ còn tồn tại 2 quần thể thủy tùng mọc tự nhiên với gần 150 cây còn sót lại.
Từ khi những người Việt cổ sống trên đất nước Việt Nam ngày nay biết trồng cây, cách đây hàng nghìn năm, họ đã thường xuyên đấu tranh với sâu bệnh hại cây để bảo vệ mùa màng. Họ đã chú ý đến những hiện tượng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng trong đó có sâu bệnh hại cây và đã tìm ra nhiều cách khác nhau để ngăn ngừa và hạn chế tác hại của chúng.
Vào thời kỳ này người nông dân chưa biết gì về các nguyên nhân gây hại cho cây trồng. Nhiều người cho đó là những trừng phạt của Thánh Thần về những tội lỗi do con người đã phạm phải trong cuộc sống. Vì vậy, để tránh sự trừng phạt của Thánh Thần cần tu nhân tích đức, ăn chay niệm Phật. Có người lại cho rằng cây cối bị gây hại là do sự quấy nhiễu của ma quái. Giải pháp để ngăn ngừa là phải cúng bái, mời thầy cúng về trừ tà đuổi ma. Cúng bái, trừ tà ma với mục đích là làm cho cây trồng không bị gây hại, tồn tại rất lâu dài trong nông thôn Việt Nam.
Một số nông dân giải thích hiện tượng cây trồng bị hại là do giống xấu, do nước ruộng lúa lạnh hoặc quá nóng, do đất đai khô kiệt, do khí hậu thời tiết không thuận hòa. Những nông dân này, không tin ở sự phá hoại của các lực lượng thần bí, mà từ những quan sát thực tế, gắn các hiện tượng xẩy ra với nhau và tìm đến những nguyên nhân vật chất. Tuy nhiên, do có nhiều hạn chế về hiểu biết, do những quan sát các hiện tượng thiên nhiên còn mang tính ngẫu nhiên, sự phân tích hiện tượng còn quá đơn giản, thô sơ, cho nên chỉ ghi nhận được những mối liên hệ bên ngoài của các hiện tượng, mà chưa thể đi sâu vào các mối liên hệ bên trong, vì vậy chưa tìm đúng được nguyên nhân của việc cây trồng bị hại, và có những nhầm lẫn trong việc tìm ra các biện pháp khắc phục hiện tượng cây trồng bị hại.
Tuy hiểu biết các đối tượng gây hại của nông dân còn đơn sơ nhưng nhiều nông dân đã tìm nhiều cách để ngăn ngừa và loại trừ tác hại của chúng gây ra cho cây trồng như luân canh cây trồng, rắc vôi, tro vào ruộng v.v… Đặc biệt trong nghề làm vườn, nông dân Giao Chỉ đã có những biện pháp rất có ý nghĩa, như quét vôi lên thân cây, gốc cây v.v… Sách “Huyền bí ở Nam Trung Quốc” do tác giả Coppen viết có nói: “Xưa kia những người Giao Chỉ đã mua bán loài kiến vống chân dài ở các chợ để bảo vệ cây cam khỏi bị “sùng” quả”.
Nhiều kinh nghiệm khác trừ sâu bệnh trong nhân dân còn được truyền lại cho đến ngày nay như: dùng tỏi tươi để bảo quản thóc giống (xua đuổi mọt), dùng lá xoan, lá ngải cứu để lót cót thóc khi bảo quản…