Fixi.vn – Nhà khảo cổ học – người đi ngược về quá khứ, tìm những dấu vết của lịch sử còn dư lại. Nếu bạn đã từng ước mơ tìm ra những kho báu khổng lồ dưới lòng đất, hay một bộ hóa thạch khủng long thời tiền cổ, vậy thì bạn nên chọn nhà khảo cổ học là nghề nghiệp của cuộc đời mình.
[wpcc-iframe width=”900″ height=”506″ src=”https://web.archive.org/web/20190213212427if_/https://www.youtube.com/embed/WiGefp2m6WA?feature=oembed” frameborder=”0″ allowfullscreen]
Mục Lục Bài Viết
Nhà Khảo cổ học là ai?
Nhà khảo cổ học nghiên cứu lịch sử bằng việc khai quật, tính niên đại và lí giải những dấu tích, hiện vật còn sót lại. Từ đó vẽ lên những giả thiết về lịch sử, chứng minh quá trình lịch sử phát triển của loài người. Phần lớn các dự án nghiên cứu đều trải qua 3 giai đoạn: đầu tiên là tìm kiếm, khai quật, thu thập di chỉ; sau đó là quá trình nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm, phân tích mẫu vật,… Cuối cùng là công bố, xuất bản các tài liệu, báo cáo kết luận được.
Đối với các nhà khảo cổ, hiện vật cổ họ tìm được là những gì quý báu nhất. Nó không chỉ đơn giản là một vật cổ, mà nó là bằng chứng của lịch sử xa xưa.
Nghề khảo cổ làm gì?
Mỗi nhà khảo cổ học sẽ chuyên sâu vào những lĩnh vực nhất định, công việc vì vậy cũng đa dạng và có những khác biệt riêng. Tuy vậy, nhìn chung, nhiệm vụ cơ bản của một nhà khảo cổ học bao gồm:
- Triển khai và tham gia vào các nhóm dự án đi tìm kiếm, khảo sát, khai quật các di chỉ khảo cổ
- Nghiên cứu các hiện vật thu nhận được: tính niên đại, xem xét chất liệu, hình dáng, đặc điểm, nguồn gốc, đối chiếu với các nguồn tư liệu lịch sử, đưa ra các kết luận (có phát hiện gì mới về lịch sử hay văn hóa, ý nghĩa và giá trị của hiện vật, đưa ra các giả thuyết mới về nguồn gốc hoặc diễn biến phát triển trong lịch sử để nghiên cứu và kiểm chứng trong tương lai)
- Phân loại và lưu trữ, bảo quản hiện vật
- Viết báo cáo, công bố các tài liệu
- Đánh giá và xếp loại các di chỉ khảo cổ, các khu di tích,…
- Tư vấn quản lý và bảo tồn các hiện vật và di tích
- Giảng dạy lịch sử và các bộ môn liên quan đến khảo cổ trong các trường đại học
Từ những hoa văn trên vật cổ khai quật được để phác họa ra những hình thức sinh hoạt, vẻ đẹp văn hóa của cuộc sống cách đây mấy nghìn năm, khai quật những ngôi mộ cổ để hiểu thấu được tín ngưỡng tâm linh của những con người xưa, các nhà khảo cổ học không ngừng tò mò, thu nhặt từng phần mảnh ghép của lịch sử. Nếu muốn theo đuổi con đường này, truy tìm những câu chuyện đã bị chôn vùi, bạn sẽ cần đến sự quyết tâm và hơn thế nữa.
Nhà khảo cổ làm việc ở đâu?
Là một nhà khảo cổ học, bạn có thể công tác tại các viện nghiên cứu, tham gia các đề tài nghiên cứu hay bảo tồn di tích, hay trực tiếp làm việc tại các bảo tàng, giảng dạy tại các trường đại học.
Thông thường, sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể trở thành nhà khảo cổ học, tuy nhiên không phải ai cũng có thể làm được công việc này vì số lượng tuyển dụng của ngành này không cao.
Ở Việt Nam, người có bằng Thạc sĩ Khảo cổ học cũng có cơ hội làm công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử ở tại trường đại học, cao đẳng, các trung tâm nghiên cứu đoàn thể xã hội có liên quan và sử dụng đến kiến thức lịch sử. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tìm tới những công việc tương tự, chẳng hạn như làm giáo viên lịch sử, nhân viên bảo tàng…
Với những kĩ năng đã được “tôi luyện”, đặc biệt là về phân tích dữ liệu, sinh viên khảo cổ thường tìm được việc làm yêu cầu phân tích dữ liệu và viết báo cáo như Báo chí, Văn thư.
4. Học ngành Khảo cổ ở đâu?
Trong nước, để trở thành một nhà khảo cổ học, bạn có thể theo học tại Khoa Lịch sử của các trường đại học, cao đẳng như: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh), Đại học Huế, Trường Đại học Quy Nhơn v.v…
- Kiến thức rộng về khoa học: Lịch sử, văn hóa, địa lý
- Tư duy logic, phương pháp nghiên cứu hợp lý, khoa học
- Khả năng đọc hiểu, ghi nhớ các dữ liệu lịch sử, các tư liệu khoa học liên quan
- Chủ động học hỏi, nâng cao hiểu biết
- Kỹ năng viết, diễn đạt rõ ràng
- Sức khỏe, sự bền bỉ, dẻo dai
- Tính cẩn thận, tỉ mỉ
Nishimura Masanari – một nhà khảo cổ Nhật rất Việt Nam
Ông là tiến sĩ Nishimura Masanari, sinh năm 1965, làm cộng tác viên tại Viện Khảo cổ học Việt Nam. Tiến sĩ Nishimura Masanari học về khoa khảo cổ học ở Đại học Tokyo. Năm 1990, ông đến Việt Nam trong khuôn khổ dự án giữa khoa học Nhật Bản và Viện Khảo cổ học Việt Nam để nghiên cứu khảo sát một số ngôi mộ cổ ở làng Vạc, thuộc huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An.
Cũng từ đây, ông bắt đầu yêu thích nghiên cứu văn hóa tiền sử và một số ngành khác của Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu bảo vệ luận án thạc sĩ, tiến sĩ, ông vẫn thường xuyên liên kết với các nhà khoa học Việt để nghiên cứu. Sau này, khi gắn bó và cảm thấy không thể rời xa Việt Nam, Masanari xin làm cộng tác tại Viện Khảo cổ, và xem Việt Nam như quê hương thứ hai.
Trước khi đến Việt Nam, Masanari từng làm việc ở Thái Lan, Trung Quốc và nhiều nước phát triển trên thế giới. Tại đó, ông đều học tiếng và am hiểu sâu sắc văn hóa lịch sử của mỗi nước. Với tài năng và nhiệt huyết, Masanari có thể chọn một đất nước tốt hơn với kỹ thuật tiên tiến như Thái Lan, Trung Quốc, hoặc ở lại Nhật, nhưng ông lại chọn Việt Nam. “Dường như đó là duyên phận, chỉ một lần sang Việt Nam đã khiến ông quyết định gắn bó lâu dài với đất nước chúng ta”, Tiến sĩ Bùi Văn Liêm – một người đồng nghiệp của Masanari nói.
Nói về lý do ở lại Việt Nam, Masanari từng cho biết: “Việt Nam còn khó khăn, nhưng khó khăn lại có cái hay. Tôi thích khó khăn, và ngay từ đầu đến Việt Nam, tôi cảm thấy có cái gì đó thân thuộc gần gũi với người Việt”.
Suốt hơn 20 năm, tiến sĩ Masanari có nhiều cống hiến cho ngành khảo cổ Việt Nam bằng tài năng và nhiệt huyết.
Ông Tống Trung Tín, Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam, nói rằng không có “điểm nóng” nào về khảo cổ ở Việt Nam mà không có dấu chân Masanari. Ông là người có công lớn trong việc đem không khí học thuật sống động vào Việt Nam. Masanari đã phát hiện ra mảnh khuôn đúc trống đồng đầu tiên ở Việt Nam. “Đây là phát hiện rất có ý nghĩa, vì lâu nay, nhiều người cho rằng, trống đồng Đông Sơn không phải phát tích ở Việt Nam”, tiến sĩ Tín nói.
Không những vậy, ông cùng đồng nghiệp phát hiện ra khuôn đúc mũi tên, khẳng định các mũi tên của Việt Nam thời kỳ An Dương Vương được sản xuất tại chỗ. Bên cạnh đó, ông đã tham gia nhiều chương trình khác như phát hiện, giám sát khai quật xây dựng bảo tàng gốm sứ tại xã Kim Lan, Gia Lâm Hà Nội; nghiên cứu địa điểm 18 Hoàng Diệu, Hà Nội, tham gia nghiên cứu thành nhà Hồ, trống đồng Đông Sơn, và nhiều địa điểm khác. Ông cũng là người góp phần giới thiệu phương pháp “khảo cổ học bình dân” cho mọi người biết cách bảo tồn lưu giữ di chỉ khảo cổ. Tiến sĩ Masanari còn tham gia đào tạo và hướng dẫn các nghiên cứu trẻ của Viện khảo cổ học và các địa phương. “Với lượng kiến thức tiếp thu từ nhiều nước khác trên thế giới, ông đã mang nhiều kiến thức mới đến Việt Nam”, tiến sĩ Tín nói.
91 năm phát hiện khảo cổ vĩ đại tại Thung lũng các vị Vua
Vào ngày này cách đây 91 năm, ngày 4-11-1922, nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter tìm thấy lối vào ngôi mộ của Pharaoh Tutankhamun trong Thung lũng các vị Vua, nơi yên nghỉ của rất nhiều vị Pharaoh nổi tiếng trong lịch sử Ai Cập. Phát hiện này đã vén bức màn bí ẩn về các nền văn minh Ai Cập cổ đại mà con người chưa từng được biết tới. Đây được xem là thành tựu vĩ đại nhất trong lịch sử ngành khảo cổ học ở thế kỷ 20.
Hoàng đế thiếu niên Tutankhamun, vị vua đời thứ 18 thuộc Vương triều Ai Cập, lên ngôi năm 1332 trước Công nguyên lúc vừa tròn 9 tuổi, là vị Hoàng đế trẻ tuổi nhất trong lịch sử Ai Cập cổ đại. Triều đại vua Tutankhamun được coi là thời kỳ hoàng kim rực rỡ nhất trong mọi triều đại Pharaoh. Trải qua qua mấy nghìn năm, trong khi các ngôi mộ Hoàng gia Ai Cập đều đã bị đào bới gần hết và tất cả các hiện vật trong các lăng mộ này đều đã bị lấy trộm hết, thì riêng lăng tẩm của vua Tutankhamun lại không tìm thấy dấu tích. Chính điều này đã thu hút nhiều sự quan tâm chú ý của giới khoa học.
Sau nhiều năm khảo cứu, với niềm tin rằng lăng mộ của Vua Tutankhamun nằm ẩn mình đâu đó ở Thung lũng các vị Vua ở Ai Cập, ngày 4-11-1922, nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter và nhà tài trợ Lord Carnarvon đã tìm thấy ngôi mộ của vua Tutankhamun ở một góc khuất tại Thung lũng các vị Vua, thành phố Luxor, cách thủ đô Cairo 700km ngược dòng sông Nile. Cho đến lúc nhóm khai quật của Carter tìm thấy các bước dẫn đến ngôi mộ của Tutankhamun, thì ngôi mộ Pharaoh này vẫn là ngôi mộ nguyên vẹn nhất trong số những ngôi mộ từng được tìm thấy trong Thung lũng các vị Vua.
Khi bắt đầu tiến hành khai quật, nhóm khảo cổ của Howard Carter đã khám phá ra một kho tàng vô giá vượt ngoài sức tưởng tượng của họ. Đó là những đồ vật bằng vàng khối, những bảo thạch, những đồ dát ngọc tập trung nơi chiếc quan tài rực rỡ có thi thể Vua Tutankhamun. Thi thể của Vua Tutankhamun được ướp trong một cái quách trang trí công phu và úp lên mặt ông là chiếc mặt nạ vàng có nạm những viên đá quý.
Kể từ khi lăng mộ Tutankhamun được phát hiện với các hiện vật còn gần như nguyên vẹn, Thung lũng các vị Vua của Ai Cập trở nên nổi tiếng. Thung lũng này trở thành di sản thế giới năm 1979 và cho đến giờ, các hoạt động thăm dò, khai quật, bảo tồn vẫn đang được tiếp tục.