Fixi.vn – Nhà khoa học, theo nghĩa rộng, là người tham gia vào những hoạt động mang tính hệ thống nhằm thu được tri thức trong một lĩnh vực nào đó. Nhưng các nhà khoa học hoạt động cụ thể trong các lĩnh vực nào? Họ làm những gì và làm thế nào để được trở thành một nhà khoa học?
-
Mục Lục Bài Viết
Nhà khoa học là ai?
Khoa học là toàn bộ hoạt động có hệ thống nhằm xây dựng và tổ chức kiến thức dưới hình thức những lời giải thích và tiên đoán có thể kiểm tra được về vũ trụ.
Nhà khoa học, theo nghĩa rộng, là người tham gia vào những hoạt động mang tính hệ thống nhằm thu được tri thức trong một lĩnh vực nào đó. Theo nghĩa hẹp hơn, một nhà khoa học là người áp dụng các phương pháp khoa học trong nghề nghiệp của họ. Người này có thể là chuyên gia trong một lĩnh vực khoa học, đặc biệt trong khoa học tự nhiên, toán học và xã hội.
Trong bài này nói về nghĩa hẹp hơn của nhà khoa học. Họ thực hiện các nghiên cứu nhằm hiểu biết đầy đủ hơn về sự vận hành của tự nhiên và dựa vào những nguyên lý của tự nhiên để ứng dụng cho cuộc sống của con người.
Nhà khoa học (thông qua các phương pháp kiểm soát) sử dụng cách quan sát các dấu hiệu biểu hiện mang tính vật chất và bất thường của tự nhiên nhằm thu thập thông tin, rồi sắp xếp các thông tin đó thành dữ liệu để phân tích nhằm giải thích cách thức hoạt động, tồn tại của sự vật, hiện tượng. Một trong những cách thức đó là phương pháp thử nghiệm nhằm mô phỏng hiện tượng tự nhiên dưới điều kiện kiểm soát được và các ý tưởng thử nghiệm.
Tri thức trong khoa học là toàn bộ lượng thông tin mà các nghiên cứu đã tích lũy được. Định nghĩa về khoa học được chấp nhận phổ biến rằng khoa học là tri thức tích cực đã được hệ thống hóa.
2. Nhà khoa học làm gì?
Tùy thuộc vào lĩnh vực, đề tài như Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học,… mà mình đang nghiên cứu, mỗi nhà khoa học lại có những công việc cụ thể khác nhau nhưng nhìn chung công việc của họ sẽ bao gồm:
+ Xác định đề tài, lĩnh vực mà mình muốn nghiên cứu. Tìm hiểu kiến thức và thông tin liên quan đến đề tài đó.
+ Tiến hành thí nghiệm.
+ Phân tích kết quả và dữ liệu.
+ Trình bày kết quả, phương pháp nghiên cứu cho cộng đồng khoa học để được cấp giấy chứng nhận.
+ Phối hợp với các ngành công nghiệp, các bộ ngành để áp dụng các kết quả nghiên cứu và phát triển kỹ thuật tạo ra những sản phẩm mới.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng có thể tham gia giảng dạy, giám sát sinh viên và hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học.
3. Nhà khoa học làm việc ở đâu?
Nơi làm việc của các nhà khoa học có thể là trong phòng thí nghiệm hay ngoài trời hoặc là bất kì nơi đâu tùy thuộc vào lĩnh vực mà nhà khoa học nghiên cứu.
Họthường làm việc tại các viện nghiên cứu khoa học, các trường đại học hay các phòng thí nghiệm… Một số người có thể làm việc ngay tại phòng thí nghiệm của mình và thường không bị gò bó bởi thời gian.
4. Làm thế nào để trở thành một nhà khoa học?
Nếu đam mê nghiên cứu khoa học bạn nên theo học các chương trình đào tạo chuyên ngành Vật lý, Toán học, Hóa học, Lịch sử… tại các trường như Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn… Thông thường, các nhà khoa học khi mới bắt đầu sẽ thường làm việc cùng các giáo sư, các nhà khoa học khác để tích lũy kinh nghiệm sau đó mới tự mình nghiên cứu đề tài riêng.
Hamming đặt câu hỏi rất cơ bản: “Tại sao có một số nhà khoa học làm được những việc vĩ đại, phần còn lại thì thường là đi vào quên lãng?” Không thể chỉ do may mắn. Đúng hơn là không chỉ có may mắn. Pascal từng nói: “May mắn thích những bộ óc có chuẩn bị”. Chính vì vậy để trở thành một nhà khoa học thành công bạn cần có cho mình những tố chất và kỹ năng sau:
+ Có kiến thức nền tảng và chuyên sâu về lĩnh vực mà mình đang nghiên cứu.
+ Sáng tạo ra ý tưởng mới hay phương pháp mới. Khi nhà khoa học có sáng kiến, phát kiến mới, hay tạo ra phương pháp mới, thì theo quy luật, sẽ có nhiều người theo đuổi, và do đó, nhà khoa học trở thành người đi tiên phong. Nếu chỉ lặp lại những người khác làm, hay lẽo đẽo theo dấu chân người khác thì rất khó thành công.
+ Mở rộng kiến thức và địa hạt nghiên cứu. Trong khi tập trung vào một vấn đề, nhà khoa học cũng cần nghĩ đến mở rộng địa hạt nghiên cứu (suy nghĩ đến khả năng ứng dụng của chuyên ngành mình đang theo đuổi), đọc nhiều để có thêm thông tin, tham gia nhiều dự án cùng một lúc, sử dụng nhiều phương pháp, tìm những cơ chế mới.
+ Kiên trì theo đuổi ý tưởng. Tập trung vào một vấn đề chính, không đầu hàng trước khó khăn, lúc nào cũng tìm cách đối phó với khó khăn.
+ Tỉnh táo và tập trung, ít bị chi phối bởi những yếu tố “nhiễu” chung quanh.
+ Lòng dũng cảm, táo bạo trong suy nghĩ để dám đi theo con đường mới, đưa ra những ý tưởng mà người khác chưa từng nghĩ tới và thực hiện nó.
Marie Curie, nhà vật lý và hóa học nổi tiếng với công trình nghiên cứu về phóng xạ, là phụ nữ đầu tiên và duy nhất nhận giải thưởng Nobel cao quý ở hai lĩnh vực vật lý và hóa học.
Marie Sklodowska sinh ngày 7-11-1867 tại thủ đô Warsaw, Ba Lan, là con gái út trong một gia đình có 5 người con. Khi còn nhỏ, Marie được đánh giá là một bé gái tò mò, sáng dạ và xuất sắc ở trường học.
Marie luôn giữ vị trí đứng đầu ở trường trong những năm tháng đi học. Mặc dù vậy, điều đó cũng không thể giúp Marie được nhận vào học ở Đại học Warsaw, ngôi trường chỉ dành cho nam sinh. Marie tiếp tục sự nghiệp học hành ở một “trường đại học chui” có các lớp bí mật dưới lòng đất.
Năm 1891, Marie hiện thực hóa giấc mơ đến Paris, nơi cô theo học tại Đại học Sorbonne. Hai năm sau, Marie nhận bằng thạc sĩ vật lý và tiếp tục hoàn thành chương trình hóa học. Cô được người quen giới thiệu với nhà vật lý học người Pháp Pierre Curie khi đang tìm kiếm một địa điểm thích hợp để thực hiện thí nghiệm. Khoa học trở thành cây cầu nối bén duyên cho hai nhà nghiên cứu. Không lâu sau đó, Marie chấp thuận lời cầu hôn và bắt đầu được gọi bằng tên Marie Curie.
Không chỉ cống hiến và tận tâm cho nghiên cứu khoa học, Marie hay Pierre đều hết lòng vì người còn lại. Marie tham gia nghiên cứu cùng Henri Becquerel, một nhà vật lý học người Pháp, và bắt đầu tự tiến hành các thí nghiệm riêng về tia urani. Bà phát hiện ra rằng, các tia sẽ không thay đổi bất kể điều kiện hay hình dạng của urani, và các tia này xuất phát từ cấu trúc nguyên tử của nguyên tố. Phát hiện mang tính đột phá ấy đã mở đường cho lĩnh vực vật lý nguyên tử.
Những năm sau, Pierre tạm gác công việc sang một bên và cùng hỗ trợ Marie trong các nghiên cứu về phóng xạ. Phân tích khoáng vật pitchblende, họ phát hiện một nguyên tố phóng xạ mới và đặt tên là polonium, theo tên quê hương Ba Lan của Marie, vào năm 1898. Nguyên tố còn lại được gọi là radium. Năm 1902, Marie cùng chồng công bố kết quả lọc radium tinh khiết, đánh dấu sự tồn tại của nguyên tố quý này.
Marie Curie đi vào lịch sử khoa học thế giới vào năm 1903 khi trở thành người phụ nữ đầu tiên nhận giải Nobel Vật lý. Cùng với chồng và nhà nghiên cứu Henri Becquerel, bà được vinh danh vì những cống hiến cho nghiên cứu phóng xạ.
Năm 1906, Pierre qua đời vì bị một chiếc xe ngựa kéo đè lên khi đang đi trên phố. Vượt qua nỗi đau mất mát, Marie bắt đầu sự nghiệp giảng dạy tại trường Sorbonne và trở thành nữ giáo sư đầu tiên của trường đại học này.
8 năm sau, vinh dự tiếp tục đến với nhà nghiên cứu khi bà nhận được giải Nobel thứ hai, trở thành nhà khoa học đầu tiên nhận hai giải thưởng cao quý. Giải Nobel Hóa học ghi nhận những khám phá của Marie trong việc tìm ra hai nguyên tố hóa học Radium và Polonium.
Ngày nay, nhiều viện nghiên cứu và cơ sở giáo dục, trung tâm y tế trên thế giới được đặt theo tên của Marie Curie.
Các nhà khoa học bằng những cống hiến tâm huyết cả cuộc đời mình đã góp phần mang lại sự tiến bộ vượt bậc cho cả nhân loại. Trong hàng nghìn thành tựu khoa học đã được cả thế giới ghi nhận, có những công trình được đánh giá là tiêu biểu và được xem là nền tảng quan trọng trong sự phát triển của nhân loại.
Bóng đèn điện
Phát minh ấn tượng này ra đời trong một phòng thí nghiệm nhỏ của Thomas Edison nằm trên một con phố ở New Jersey (Mỹ) vào năm 1879. Có thể nói, đèn điện là một trong những phát minh quan trọng và ấn tượng nhất đối với cả nhân loại. Chính phát minh này của Edison đã mang lại ánh sáng và sự văn minh cho cả thế giới loài người, đồng thời đã khai sinh cho ngành công nghiệp điện của thế giới.
Các dây chuyền công nghiệp
Người đi tiên phong trong việc đổi mới cách thức sản xuất, thay thế việc sản xuất thủ công bằng sản xuất trên các dây truyền công nghiệp chính là Henry Ford. Ông đã phát hiện ra ưu điểm và hiệu quả năng suất, chất lượng của việc sản xuất bằng dây chuyền và nhanh chóng đưa vào ứng dụng cho xưởng sản xuất xe hơi của mình từ năm 1908.
Chất bán dẫn
Việc phát minh ra điện có lẽ sẽ mất đi phần nào ý nghĩa của nó đối với cuộc sống nếu như không có chất bán dẫn – công trình của nhóm 3 nhà khoa học Mỹ. Loại vật liệu này ngay từ khi ra đời đã được dùng để chế tạo các thiết bị bên trong các loại máy móc như ti vi, máy tính… và mang lại hiệu quả ứng dụng tuyệt vời.
Vệ tinh thông tin
Là phát minh đã góp phần quan trọng vào sự bùng nổ của công nghệ thông tin toàn cầu. Trên thực tế, công trình vệ tinh thông tin đầu tiên được phát triển bởi quân đội Mỹ và vệ tinh thông tin này đã được đưa lên quỹ đạo trái đất từ năm 1958. Chính nhờ vào phát minh này, mà công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và trở thành lĩnh vực mang lại lợi nhuận khổng lồ như ngày nay.
Máy quét cộng hưởng từ trường
Sự ra đời của cỗ máy quét ảnh cộng hưởng từ trường là một trong những phát minh quan trọng trong lĩnh vực y học của nhân loại. Nhờ vào việc quét cộng hưởng này mà nhiều bệnh nhân đã được chẩn đoán đúng bệnh, phát hiện sớm bệnh và được cứu sống. Máy quét cộng hưởng từ trường bắt đầu được chính thức đưa vào sử dụng rộng rãi trên thế giới vào năm 1977.
Internet
Là phát minh bắt nguồn từ một công trình nghiên cứu của quân đội Mỹ. Internet xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới tại một trung tâm nghiên cứu của quân đội Mỹ vào năm 1960. Internet ra đời đã làm cho văn minh nhân loại phát triển vượt bậc.
Công nghệ laser
Là một trong những công nghệ mang lại nhiều ứng dụng và mang lại giá trị lên tới hàng tỉ đô la trong lĩnh vực thương mại. Phát minh ra laser là một trong những phát minh quan trọng nhất của giới khoa học Mỹ trong thế kỷ 20.
Bom nguyên tử
Được xem là một trong những phát minh đã gây ra nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử. Song, sự xuất hiện của nguyên tử đã mở đầu cho sự phát triển của ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân của cả nhân loại.
Máy bay
Vào ngày 17-12-1903, hai anh em nhà Wright sống tại Dayton, bang Ohio, Mỹ đã làm thay đổi lịch sử thế giới bằng sự phát minh ra chiếc máy bay đầu tiên. Cỗ máy do Wilbur và Orville Wright chế tạo đã thực hiện thành công chuyến bay kéo dài 12 giây của nó, và chứng minh cho cả nhân loại thấy rằng: Một cỗ máy với trọng lượng nặng gấp nhiều lần so với không khí vẫn có thể bay được trong không khí.