Fixi.vn – Khi một công ty, doanh nghiệp, cơ quan chính phủ có một khoản tiền và những dự án cần thực hiện, họ sẽ trăn trở cách phân chia sử dụng khoản tiền đó như thế nào để thực hiện nhiệm vụ một cách tiết kiệm mà hiệu quả nhất. Các nhà phân tích ngân sách sẽ giúp họ giải quyết vấn đề này.
Mục Lục Bài Viết
1. Nhà phân tích ngân sách là ai?
Trong hầu hết các tổ chức, nhiệm vụ quyết định phân bổ nguồn lực tài chính có giới hạn như thế nào cho hiệu quả luôn là một nhiệm vụ khó khăn và gần như không thể nếu không có những nhà phân tích ngân sách có chuyên môn. Nhà phân tích ngân sách đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của tổ chức, họ phân chia các nguồn tài chính hiện có cũng như ước tính những yêu cầu tài chính trong tương lai.
Các nhà phân tích ngân sách giúp các tổ chức đạt được những mục tiêu tài chính thông qua việc phát triển và theo dõi ngân sách, quản lí việc chi tiêu của tổ chức. Nhà phân tích ngân sách giúp các tổ chức luôn vững chắc về tài chính, sử dụng kiến thức chuyên môn để phân tích chi phí và lợi ích của các công việc, lựa chọn thu chi. Họ phân tích xu hướng, đề ra các khuyến nghị và đảm bảo rằng tổ chức luôn có những quyết định tài chính khôn ngoan.
Công việc của nhà phân tích ngân sách có thể thay đổi theo loại hình doanh nghiệp, tổ chức mà họ làm việc, nhưng về cơ bản, họ thiết lập mối quan hệ giữa các nguồn lực của tổ chức và các mục tiêu, nhiệm vụ của nó; suy nghĩ xem tận dụng các nguồn lực đó thế nào để đạt được mục tiêu đặt ra, hoàn thành sứ mệnh của tổ chức. Một trong những nhiệm vụ chính của họ là phân bổ các nguồn lực sao cho trang trải được hết các chi phí hiện tại, mang tính dài hạn và trong trường hợp khẩn cấp.
2. Nhà phân tích ngân sách làm gì?
Nhà phân tích ngân sách là những người tổng hợp dữ liệu về vấn đề ngân sách và đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của đơn vị. Nhiệm vụ của họ là lưu trữ hồ sơ kế toán và xác định các xu hướng tiềm ẩn có thể gây ảnh hưởng, tổn thất cho đơn vị. Bên cạnh đó, họ cũng phải kiểm tra độ đầy đủ, chính xác và tuân thủ các quy định hiện thời của mức ngân sách dự toán và phân tích các báo cáo ngân sách, báo cáo kế toán để có biện pháp kiểm soát chi phí. Những nhà quản lý trong tổ chức là người đưa ra quyết định cuối cùng về ngân sách nhưng họ cũng phải dựa trên đánh giá, phân tích của nhà phân tích tài chính để quyết định đưa ra chính xác và phù hợp.
Các nhà phân tích ngân sách sử dụng phân tích chi phí-lợi ích để đánh giá các đề nghị tài chính, việc đánh đổi nguồn lực này để thu về một lợi ích nào khác và tìm ra các phương thức tài trợ vốn. Họ cũng phân tích ngân sách trong quá khứ và nghiên cứu sự phát triển của nền kinh tế và tài chính có ảnh hưởng tới thu nhập và chi phí của tổ chức ra sao. Sau đó, họ sẽ đưa ra những khuyến nghị nhằm cắt giảm chi tiêu hay phân phối quỹ.
Nhà phân tích ngân sách làm việc trong chính phủ có thể phải tham gia các cuộc điều trần để giải trình những kiến nghị của mình tới các nhà lập pháp. Họ cũng đánh giá kết quả hoạt động của một số chương trình và đưa ra những phân tích về chính sách, thảo những luật có liên quan đến ngân sách.
Công việc cụ thể của nhà phân tích ngân sách thông thường gồm có:
- Tiếp nhận các báo cáo, dữ liệu thông tin về nguồn thu, các khoản lợi nhuận hay trợ cấp của đơn vị.
- Tiếp nhận các báo cáo, thông tin về các kế hoạch, công việc cần triển khai của tổ chức; các khoản mục cần chi tiêu, dự trù kinh phí của các phòng ban.
- Dựa trên cơ sở dữ liệu về ngân sách hiện có và các khoản mục cần chi tiêu của từng phòng ban, tổng hợp và cân nhắc đề xuất dự trù tài chính, cách phân bổ nguồn lực tài chính hiệu quả cho từng hạng mục.
- Đánh giá mối quan hệ giữa quy mô các chương trình, dự án và tình trạng tài chính của tổ chức xem có cân xứng không, nguồn ngân sách đó có khả thi để thực hiện các dự án đề ra hay không.
- Thực hiện các phân tích chi phí- lợi ích xem hạng mục nào thực sự cần chi, chi nhiều hay ít, cân nhắc giữa các lựa chọn thu chi.Đánh giá các điều kiện, tình trạng kinh tế có thể ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu.Phát triển các lập luận để ủng hộ hoặc bác bỏ các đề xuất chi tiêu, dựa trên việc thực hiện các tổng hợp và dự trù ngân sách.
- Quản lí và điều chỉnh ngân sách trong cả năm.Sử dụng các trang tính cùng các phần mềm cơ sở dữ liệu, phân tích thống kê và hoạch định ngân sách để tìm hiểu các lựa chọn thu chi và cung cấp các thông tin chính xác, mới cập nhật.
- Phân tích các báo cáo thu chi, kế toán hàng tháng để duy trì các kiểm soát về chi tiêu.
- Trao đổi với quản lí dự án để đảm bảo những điều chỉnh trong ngân sách thống nhất với những thay đổi trong dự án.
- Rà soát, đánh giá đảm bảo đề xuất ngân sách chính xác, đầy đủ và tuân thủ theo các luật, quy định hiện hành.
- Tổng hợp các chương trình, ngân sách của từng bộ phận để lập nên bảng ngân sách hợp nhất của cả tổ chức.
- Giải trình kiến nghị của mình về yêu cầu tài trợ với các tổ chức, nhà lập pháp hay công chúng.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động của chương trình và điều chỉnh ngân sách nếu cần. Đánh giá ngân sách trong quá khứ xem đã sử dụng các nguồn lực tài chính hiệu quả chưa, các vấn đề phát sinh và từ đó rút kinh nghiệm.
- Dự toán nhu cầu tài chính trong tương lai.
4. Nhà phân tích ngân sách làm việc ở đâu?
Nhà phân tích ngân sách có thể làm việc ở rất nhiều nơi khác nhau từ các tổ chức chính phủ, phi chính phủ cho tới các học viện, đại học, doanh nghiệp hay bất kì một tổ chức nào phải làm việc với dòng tài chính.
Hầu hết các nhà phân tích ngân sách làm việc toàn thời gian, và thỉnh thoảng còn làm thêm giờ khi đánh giá ngân sách cuối kỳ. Áp lực về thời hạn nhiều khi cũng rất căng thẳng.
5. NHững cơ sở đào tạo nhà phân tích ngân sách.
Để trở thành nhà phân tích ngân sách, bạn có thể theo học ngành Quản trị kinh doanh, Tài chính kế toán, Tài chính ngân hàng hoặc các ngành có liên quan khác về kinh tế. Những ngành này được đào tạo tại khá nhiều trường và bạn cũng có thể lựa chọn những bậc học phù hợp với khả năng của mình. Có thể kể ra một số trường như Đại học Ngoại thương, Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thương mại, Đại học Hải Phòng, Đại học Hồng Đức, , Đại học Công nghệ Vạn Xuân, Đại học Tây Bắc, Đại học Tây Đô, Đại học Đông Đô…
- Kỹ năng phân tích: Nhà phân tích ngân sách cần phải xử lý một loạt thông tin, đánh giá chi phí, lợi ích, cân nhắc giữa các lựa chọn, tính toán rủi ro, hoạch định ngân sách dự trù và giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan tới các con số, do đó kỹ năng phân tích, tư duy toán học, tư duy phản biện, khả năng phân tích các lựa chọn và giải quyết vấn đề nhanh nhạy, linh hoạt là rất quan trọng. Trong quá trình phân tích, ngoài khả năng tư duy nhạy bén, logic, có tầm nhìn xa, các nhà phân tích ngân sách cũng cần phải chú ý đến tiểu tiết, phải cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác và chi tiết trên từng hạng mục ngân sách.
- Khả năng giao tiếp: Nhà phân tích ngân sách cần giải trình, bảo vệ các kiến nghị của mình trước các nhà lập pháp, các nhà lãnh đạo hay công chúng, trong các buổi điều trần… nên khả năng giao tiếp, trình bày và thuyết phục đối với họ là rất quan trọng. Họ phải thể hiện lập luận, phân tích xác đáng, có tầm nhìn xa của mình qua các bản báo cáo ngân sách, bản đề xuất sử dụng ngân sách hay các buổi diễn thuyết, điều trần.
Money Lover – một ứng dụng di động hoạt động như một nhà phân tích ngân sách
Money Lover là một ứng dụng quản lý chi tiêu thuần Việt được phát triển bởi Ngô Xuân Huy, một lập trình viên người Việt Nam còn khá trẻ. Ngay khi có mặt trên Google Play, Money Lover đã nhận được rất nhiều lời khen cùng đánh giá 5 sao.
Money Lover mang đến cho bạn khả năng quản lý chi tiêu theo tài khoản. Theo đó, trên thanh status bar của điện thoại sẽ xuất hiện biểu tượng nhập nhanh, giúo cho bạn cập nhật những khoản thu nhập hay chi tiêu một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất. Mỗi nguồn tiền đều được chia làm nhiều thể loại, giúp bạn theo dõi khá chi tiết và hợp lý. Cùng với đó là chế độ xem theo ngày, tháng, năm giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn.
Đặc biệt, vào cuối mỗi tháng, với tỉ lệ phần trăm số tiều chi tiêu của bạn trong từng mục, Money Lover sẽ đưa ra một thông báo nhắc nhở bạn, ví dụ như “bạn là một tín đồ mua sắm, hãy cân đối lại các khoản chi tiêu”. Còn nữa, Money Lover sẽ nhắc nhở bạn những khoản nợ liên tục và có sự xác định về thời gian.
Với nhiều ưu điểm như vậy, Money Lover đang đứng vào top các ứng dụng nên có trên smartphone.
Một điểm mới trong hoạch định ngân sách của Barack Obama
Trong đề xuất ngân sách năm 2016 tương đương 4 ngàn tỉ USD của mình, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thêm vào Đạo luật An sinh xã hội dành cho các đôi bạn đời cùng giới lớn tuổi hiện đang sinh sống tại các tiểu bang chưa hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới.
Nhiều cặp đôi đồng tính tại Mỹ sau khi đăng ký kết hôn ở những tiểu bang hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới đã chuyển về sinh sống tại 1 trong 14 tiểu bang còn lại. Chính vì thế, mối quan hệ hợp pháp của họ hoàn toàn không có hiệu lực trong việc tiếp cận với các lợi ích an ninh xã hội, nếu xét theo luật pháp liên bang. Điều này đã gây ra không ít khó khăn cho hàng ngàn hộ gia đình đồng tính trên khắp nước Mỹ.
Xuất phát từ lý do đó, trong đề xuất ngân sách cho năm 2016 của Tổng thống Barack Obama, ông đã kiến nghị cho thêm vào Đạo luật An ninh xã hội dành cho các cặp đôi đồng tính rơi vào trường hợp trên. Theo đó, họ sẽ được hưởng những quyền lợi tương đương cho dù sinh sống ở bất kỳ tiểu bang nào.
“Hiện tại, nếu những cặp đôi đồng tính hợp pháp sinh sống tại một tiểu bang không công nhận hôn nhân của họ thì các lợi ích an sinh xã hội là không thể tiếp cận được do luật pháp liên bang”, trích trong đề xuất của Tổng thống Obama, “Trong bản đề xuất lần này của Tổng thống, những đôi bạn đời đã kết hôn hợp pháp trên phải có quyền được hưởng những lợi ích thuộc về họ”.
Đề xuất sẽ được đưa lên Thượng viện duyệt, vốn là nơi đảng Cộng hòa đang nắm thế đa số.
Hiện tại, 36 tiểu bang của Mỹ, bao gồm quận Colombia, đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Câu hỏi liệu khi nào hôn nhân đồng giới được hợp pháp trên toàn quốc đã được đưa lên Tòa án Tối cao liên bang vào tháng trước và câu trả lời sẽ được đưa ra vào cuối mùa hè năm nay.