Fixi.vn – Các doanh nghiệp cần nhà phân tích tài chính để đưa ra những lời khuyên chuyên môn về việc đầu tư, vay vốn hay các quyết định tài chính khác. Các nhà phân tích sẽ cung cấp thông tin chính xác về tình hình tài chính hiện tại cũng như dự báo dòng tiền trong tương tại, xu hướng nền kinh tế và nhu cầu của khách hàng.
Mục Lục Bài Viết
Nhà phân tích tài chính là ai?
Hãy tưởng tượng bạn có một số tiền tương đối trong tay và muốn dùng để đầu tư. Bạn sẽ phải lên kế hoạch thật chi tiết xem chính xác bạn đang có bao nhiêu tiền, muốn đầu tư vào lĩnh vực nào, phải bỏ ra bao nhiêu tiền vốn, tiền bán sản phẩm bạn thu về có thể là bao nhiêu, vân vân. Công việc này đòi hỏi bạn phải nghiên cứu thật kỹ về thị trường, hiểu được đối tượng khách hàng và nhu cầu của họ để từ đó đưa ra các kế hoạch chi tiêu cụ thể. Đây cũng chính là công việc của một nhà phân tích tài chính đấy nhé, chỉ khác ở chỗ số tiền mà họ quản lý lớn hơn rất nhiều và trách nhiệm của họ cũng vô cùng quan trọng khi phân tích tài chính cho một tổ chức lớn.
Vai trò của một nhà phân tích tài chính trong một doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Các doanh nghiệp cần họ để đưa ra những lời khuyên chuyên môn về việc đầu tư, vay vốn hay các quyết định tài chính khác. Để đưa ra các quyết định tài chính, chủ doanh nghiệp cần thông tin chính xác về tình hình tài chính hiện tại cũng như dự báo dòng tiền trong tương tại, xu hướng nền kinh tế và nhu cầu của khách hàng. Bằng cách đưa ra những thông tin như thế, những chuyên gia phân tích tài chính sẽ cung cấp các báo cáo phân tích tài chính, hỗ trợ kế toán và các cấp quản lý.
Đối với các nhà phân tích tài chính hiện nay, việc sử dụng công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ công việc của họ. Bên cạnh việc hiểu biết về hệ thống ERP (hệ thống lên kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp), nhà phân tích tài chính cũng cần có hiểu biết về Big data (hệ thống phân tích dữ liệu).
Mức lương cơ bản cho một chuyên viên phân tích có chứng chỉ CFA tại Mỹ với mức kinh nghiệm dưới 5 năm là khoảng 149.000 USD/năm (tức khoảng 273 triệu VND/tháng). Tại Việt Nam, một chuyên viên CFA đã qua 3 cấp độ có mức lương khoảng 100.000 USD/năm (khoảng 180 triệu/tháng).
Nhà phân tích tài chính làm gì?
Là một nhà phân tích tài chính , bạn cần làm những công việc cụ thể như sau:
- Phân tích thông tin và tình hình hoạt động tài chính hiện tại và quá khứ của công ty, chuẩn bị các báo cáo và dự báo dựa trên những phân tích tài chính;
- Phát hiện các cơ hội đầu tư tài chính, lập các kế hoạch và đánh giá khó khăn – thuận lợi, xác định xu hướng trong hoạt động tài chính và đưa ra những khuyến nghị;
- Phối hợp cùng các thành viên khác trong nhóm tài chính để đánh giá các thông tin tài chính và đưa ra dự báo, cung cấp, sử dụng các mô hình dự báo tài chính;
- Tăng năng suất bằng cách phát triển các ứng dụng kế toán tự động;
- Bảo mật các thông tin tài chính.
Nhà phân tích tài chính làm việc ở đâu?
Những nhà phân tích tài chính có xu hướng tập trung chuyên môn nghề nghiệp của mình tùy vào các tổ chức mà họ làm việc:
- Các ngân hàng, các công ty đầu tư, các công ty bảo hiểm, các ngân hàng đầu tư;
- Các công ty tư nhân, nhà nước, các nhà thầu;
- Các tổ chức chăm sóc y tế;
- Cơ quan chính phủ và hầu hết các tổ chức doanh nghiệp khác.
Một nhà phân tích cấp thấp như sinh viên mới ra trường có thể mất từ 3 đến 5 năm để trở thành một nhà phân tích cấp cao. Riêng đối với các nhà phân tích cấp cao đang tìm kiếm các cơ hội khác để mở mang nghề nghiệp, họ có thể chọn trở thành các nhà quản lý danh mục đầu tư, đối tác với các ngân hàng đầu tư hoặc trở thành thành viên quản lý cấp cao ở ngân hàng bán lẻ hoặc công ty bảo hiểm. Một vài nhà phân tích chọn con đường trở thành nhà tư vấn đầu tư hoặc nhà tư vấn tài chính để tiếp tục phát triển con đường nghề nghiệp của mình.
Học làm nhà phân tích tài chính ở đâu?
Nếu bạn đang còn là sinh viên và muốn trở thành nhà phân tích tài chính trong tương lai, cách tốt nhất là bạn nên tham gia vào các khóa học về kinh doanh, kinh tế học, kế toán và toán học.
Nhiều nhà phân tích ở cấp độ thấp mà các doanh nghiệp tuyển dụng có nền tảng kiến thức ở những lĩnh vực trên, bởi bản chất khi phân tích tài chính doanh nghiệp, người phân tích cần phải hiểu cốt lõi của việc kinh doanh, ngành mà doanh nghiệp đó đang hoạt động, trong khi các ứng viên có bằng MBA (Thạc sỹ quản trị kinh doanh) từ các trường kinh doanh thường được tuyển vào làm nhà phân tích ở cấp độ cao.
Bên cạnh đó, nhiều người còn theo học và lấy thêm các bằng cấp chuyên môn chuyên sâu như CFA Chart, tìm hiểu chương trình học CFA và thi các cấp (level) để trang bị thêm kiến thức tài chính đầu tư thực tế, phục vụ cho nghề nghiệp.
Nếu bạn muốn trở thành một chuyên gia phân tích tài chính trong tương lai, bạn phải học ngành Tài chính – Ngân hàng hoặc Tài chính – Kế toán, được đào tạo tại rất nhiều trường trên cả nước như:
- Tại miền Bắc: Đại học Tài chính Marketing, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Ngân Hàng, Viện Đại học Mở, Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Học viện Tài Chính, Đại học Ngoại thương, Đại học Điện lực;
- Tại miền Nam: Đại học Tốn Đức Thắng, Đại học Sài Gòn.
Tố chất
- Nhạy bén để nắm bắt được các xu hướng tài chính, nhanh nhạy với những biến động dù là lớn hay nhỏ của nền kinh tế, xã hội.
Kỹ năng/Kiến thức
- Khả năng về toán học, kinh tế học, khả năng thao tác trên máy tính và tư duy logic: đây được coi là tiêu chí đầu tiên khi bạn muốn trở thành một chuyên viên phân tích tài chính, bởi nó được coi là đặc thù của nghề. Bên cạnh đó, các kiến thức đa ngành cũng sẽ tạo ra rất nhiều thuận lợi khi làm việc với các khách hàng.
- Có những kỹ năng cơ bản quan trọng như hiểu biết về con người, giao tiếp, phân tích tổng hợp, kỹ năng sắp xếp, tổ chức công việc, kỹ năng quản lý thời gian…
- Dành nhiều thời gian và công sức để tham gia vào các sự kiện hay các hội thảo trong xã hội, từ đó phát triển khả năng giao tiếp và thuyết phục để có thể thuyết phục ban lãnh đạo hoặc khách hàng ủng hộ ý kiến và đồng ý với phương án của mình.
Yellen được xem là người phụ nữ quyền lực nhất thế giới khi các quyết định liên quan đến đồng đô la Mỹ của bà sẽ gây ảnh hưởng lên “sức khỏe” nền kinh tế toàn cầu. Hàng tỷ đô la có thể biến mất hoặc gia tăng chỉ sau một đêm, phản ánh động thái của các nhà đầu tư toàn cầu dựa vào mỗi lời nói, hành động của người phụ nữ nhỏ bé với mái tóc bạc trắng như cước, Janet Yellen.
Vì thế, Jannet thường chọn nói bằng một chất giọng đều đều và nhẹ nhàng về chính sách của FED (Ngân hàng dự trữ liên bang Hoa Kỳ), cố gắng tránh những từ hoặc ngữ điệu có thể “làm khủng hoảng” giới đầu tư, tài chính. Tính cách điềm tĩnh hiếm có của Yellen được hình thành và biết đến nhiều từ thời bà còn ngồi trên ghế trường trung học Brookyln, New York, với tấm bằng thủ khoa và được vinh dự đọc diễn văn vào ngày tốt nghiệp. Bà gây được ấn tượng mạnh không chỉ bởi sự thông minh, mà còn khả năng phân tích tài chính được bộc lộ sớm và có thể chịu được áp lực cao.
Bạn bè và đồng nghiệp của Yellen – hầu hết đều là các quan chức FED, cùng với một số chuyên gia kinh tế nhận xét bà có tính cách khiêm tốn, làm việc được với áp lực cao và luôn giữ được sự bình tĩnh dù phải đối mặt với nhiều bất ổn nghiêm trọng. Giáo sư Andrew Rose tại Trường kinh doanh Haas của Đại học California, Berkeley kể lại một thời điểm mà mọi người đối diện với trận động đất kinh khủng nhất trong lịch sử nước Mỹ vào ngày 17/10/1989.
Trận động đất mang tên Loma Prieta ấy đã làm chấn động cả bang San Francisco, khiến hàng chục người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương. Lúc đó, ông và bà Yellen là đồng nghiệp, đang trên giảng đường thuộc tầng 6 của trường. Khi các bức tường chao đảo và sàn nhà bắt đầu rung lắc mạnh, bà Yellen là người duy nhất không quan tâm đến chuyện gì đang xảy ra mà Rose nhìn thấy.
Trong không khí hoảng loạn, mọi người bỏ chạy cốt tìm cho mình sự an toàn, Rose thì tìm cho mình một nơi trú ẩn gần cửa sổ, còn Yellen vẫn thản nhiên ngồi ở bàn làm việc. “Gương mặt bà không có chút hoảng hốt nào, không khóc cũng không la hét. Và nếu như Yellen cũng hành động như thế khi đối mặt với các cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nếu như nó xảy ra, thì tôi nghĩ chúng ta sẽ ổn thôi”, ông Rose nhận định.
Glenn Khoury, bạn học cùng trường với Yellen thời trung học phổ thông ở Fort Hamilton, Brooklyn nhận xét bà là người rất minh bạch và thông minh trong lĩnh vực kinh tế. Yellen khiêm nhường và kín tiếng đến mức không ai trong số bạn bè quen biết có thể đoán trước được mục tiêu sự nghiệp sau này của bà, cho đến khi thấy bà xuất hiện trên truyền thông trong vai trò người đứng đầu một tổ chức tài chính lớn là FED.
Các chuyên gia tài chính kế toán có thể tìm được cơ hội nghề nghiệp trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào. Bất kể bạn muốn trở thanh một giám đốc tài chính hay kiểm soát viên, chuyên viên phân tích tài chính hay nhà hoạch định tài chính, quản lý hạng mục đầu tư hay cố vấn đầu tư, các điều kiện tiên quyết cho sơ yếu lý lịch là như nhau.
Khi viết sơ yếu lý lịch cho vị trí kế toán hoặc chuyên viên tài chính, nên tập trung vào các kỹ năng, lĩnh vực chuyên môn, các chứng chỉ và thành tích cụ thể của bạn. Sơ yếu lý lịch phải chuyển tải được những điều bạn muốn thực hiện cho công ty bạn nhắm đến, có thể bằng việc miêu tả cách bạn sẽ đóng góp cho tình trạng tài chính của công ty hay của khách hàng như thế nào.
Xác định mục tiêu của bạn
Trước khi viết đơn xin việc, bạn phải có một mục tiêu về công việc kế toán hay tài chính rõ ràng. Hãy làm một số nghiên cứu sơ bộ về các vị trí mà công ty đang thuê, và tìm hiểu rõ về các loại bằng cấp/trình độ chuyên môn mà công ty mong muốn . Nghiên cứu này sẽ giúp bạn xác định những kỹ năng và kinh nghiệm bạn nên nhấn mạnh vào lý lịch của mình.
Tóm tắt trình độ chuyên môn chính của bạn
Khi xây dựng một sơ yếu lý lịch kế toán hoặc tài chính, tổng hợp điểm mạnh và trình độ chuyên môn chính trong nửa trên của trang đầu tiên. Dưới đây là một ví dụ về phần mở đầu cho một ứng viên tìm kiếm vị trí giám đốc tài chính:
“Giám đốc tài chính với 15 năm kinh nghiệm làm quản lý và kế toán doanh nghiệp. Áp dụng phương pháp quản lý chuyên môn trong việc phát triển hệ thống kế toán, quản lý tài khóa và báo cáo tài chính. Qua đó, tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty được kiểm soát và phát triển, lợi nhuận và vị thế cạnh tranh của công ty được cải thiện.”
Khi đọc đoạn này, một nhà tuyển dụng tương lai sẽ nắm ngay được phạm vi kinh nghiệm chuyên môn của ứng viên trên. Tiếp theo là phần lĩnh vực chuyên môn của bạn, một danh sách các từ khóa thích hợp với lựa chọn nghề nghiệp kế toán/tài chính của bạn. Trong trường hợp ứng viên kể trên, phần này có thể bao gồm: kế hoạch chiến lược và kế hoạch tài chính, quản lý lợi nhuận, kiểm toán và tuân thủ, các chuẩn mực kế toán, vốn lưu động và vốn kinh doanh, quản lý và phát triển ngân sách, các cuộc đàm phán sáp nhập và mua lại, mô hình hóa và quản lý dòng tiền, thẩm định doanh nghiệp.
Các lĩnh vực chuyên môn nên nêu bật kiến thức và kỹ năng cụ thể của bạn. Bạn cũng nên đưa cả các giấy phép và chứng chỉ ngành kế toán và tài chính như CPA, CFA hay ACCA.
Nhấn mạnh những thanh tựu của bạn
Phần còn lại của hồ sơ đào sâu vào nền tảng chuyên môn về kế toán/tài chính của bạn. Theo từng đối tượng sử dụng lao động, giới thiệu một đoạn ngắn mô tả các trách nhiệm công việc cơ bản của bạn, sau đó là một danh sách liệt kê các thanh tựu bạn đạt được. Ví dụ: góp phần làm tăng trưởng 76% doanh thu và lợi nhuận trong 15 tháng nhờ thúc đẩy tăng trưởng hữu cơ và mua lại; tăng lưu lượng tiền mặt lên 15 triệu nhờ củng cố các chức năng phân tích tín dụng, giảm các khoản phải thu nợ từ 48 ngày xuống còn 15 ngày và giảm thiểu rủi ro nợ xấu.
Nguồn tham khảo:
http://advice.vietnamworks.com/vi/career/dinh-huong-nghe-nghiep/nghe-phan-tich-tai-chinh.html
http://www.ftmsglobal.edu.vn/nhan-su-phan-tich-tai-chinh-chuyen-nghiep-hai-sao-tren-troi
http://cafef.vn/doanh-nghiep/ban-can-lam-gi-de-tro-thanh-nha-phan-tich-tai-chinh-xuat-sac-2015010614475434315.chn
http://www.doanhnhansaigon.vn/chan-dung-doanh-nhan/janet-yellen-bong-hong-quyen-luc-nhat-the-gioi/1091693/
http://www.nghenghiep.org/thong-tin-ve-chuyen-vien-phan-tich-tai-chinh-tu-bo-thong-ke-lao-dong-my/