Fixi.vn – Nhà phát minh phát hiện ra các sự vật, các hiện tượng hoặc quy luật tồn tại khách quan của tự nhiên mà con người chưa từng biết tới rồi sau đó đưa ứng dụng vào thực tiễn. Các nhà phát minh chính là người tạo ra máy móc, các trang thiết bị điện, dây chuyền sản xuất…
Mục Lục Bài Viết
Nhà phát minh là ai?
Nhà phát minh là người phát hiện ra các sự vật, các hiện tượng hoặc quy luật tồn tại khách quan của tự nhiên mà con người chưa từng biết tới rồi sau đó đưa ứng dụng vào thực tiễn thông qua việc tạo nên những sản phẩm mới. Những sản phẩm mới này có thể là máy móc, các trang thiết bị điện, dây chuyền sản xuất, vân vân.
Nhiều nhà phát minh tạo ra những dụng cụ, thiết bị dựa trên những sản phẩm đã có sẵn, nhưng công năng sử dụng lại dựa theo một nguyên lí khác, tiện lợi hơn, tiết kiệm hơn. Chẳng hạn, nhiều nhà phát mình đã tìm ra cách tái tạo chiếc đồng hồ thành nhiều phiên bản khác nhau dựa trên chiếc đồng hồ chạy bằng năng lượng mặt trời nguyên thủy như đồng hồ chạy bằng năng lượng nước và cho đến ngày nay thì những chiếc đồng hồ xuất hiện trong nhà chúng ta chủ yếu đều chạy bằng pin hoặc điện.
Nhà phát minh làm gì?
Nói đến nghề phát minh, chúng ta vẫn những tưởng là công việc này chỉ đơn thuần là nghĩ ra ý tưởng mới, bắt tay vào lắp ráp, thử nghiệm là xong hết mọi công đoạn. Nhưng trên thực tế thì lại khác, công việc của một nhà phát minh nhiều hơn việc chỉ ngồi một chỗ để nghiên cứu.
Điều quan trọng nhất đối với một nhà phát minh đó là khả năng quan sát mọi sự vật, sự việc xảy ra xung quanh từ đó nảy ra các ý tưởng. Ý tưởng chính là khởi nguồn cho mọi phát minh. Nó đến đôi khi không hề do chủ ý. Đôi khi chỉ đơn giản trong lúc họ quan sát một hành động, một công việc hay một quá trình nào đó, họ đặt ra câu hỏi tại sao và tự trả lời nó, từ đó các ý tưởng được hình thành.
Ví dụ, vào năm 1895, một nhà vật lý người Đức tên là Wilhelm Roentgen đang làm việc với một ống phóng điện tử chân không thì nhận thấy một hiện tượng lạ lùng: trên bàn làm việc bắn ra một tia huỳnh quang màu xanh lục mặc dù ông đã dùng mảnh vải đen bọc kín ống phóng điện. Ông đưa tay chắn các tia. Tuy nhiên khi đưa tay đặt ở phía trước chắn ống kính, ông thấy xương của mình trong hình ảnh chiếu trên màn hình. Sau một thời gian dài thử nghiệm trên cơ thể bà vợ, ông đã đưa kỹ thuật này vào y học và được thông qua bởi các tổ chức y tế, cơ quan nghiên cứu.
Kết thúc công đoạn tìm ra ý tưởng, ngay sau đó, các nhà phát mình sẽ bắt tay ngay vào công đoạn thứ hai. Công đoạn này mất khá nhiều thời gian, bởi các nhà phát mình phải nghiên cứu, tìm hiểu nhiều tài liệu về các lĩnh vực khác nhau như cơ khí, vật lí, lắp ráp, vân vân. Rồi lại phác thảo công trình của mình lên giấy, tính toán các kích thước, các công đoạn một cách tỉ mẩn. Giai đoạn này được ví giống như khi chúng ta học lí thuyết vậy, hòan toàn dựa trên các con số rồi theo logic sách vở.
Nhưng công việc không dừng lại ở đấy. Người xưa vẫn nói “học đi đôi với hành”, vậy nên khi mọi thứ đã được tính toán kĩ lưỡng và trải trên mặt giấy rồi thì công đoạn khó khăn và vất vả nhất chính là đem những gì trên giấy ứng dụng vào thực tiễn. Sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn đôi khi rất lớn, nhà phát minh sẽ gặp không ít trở ngại trong công việc này. Nhiều thí nghiệm không thành công, phải làm đi làm lại nhiều lần, tốn không ít thời gian và cả chi phí trang trải cho hoạt động thí nghiệm.
Có nhiều thí nghiệm thành công nhưng cũng không ít những thí nghiệm đi vào ngõ cụt. Sau những thí nghiệm thành công, nhà phát mình vẫn còn một công việc vô cùng quan trọng nữa, đó chính là việc đăng kí bản quyền phát minh để xác minh việc sản phẩm mới là do chính mình tạo ra và được nhà nước bảo hộ.
Nhà phát minh làm việc ở đâu?
Là một nhà phát minh, bạn có thể làm việc ở bất cứ đâu bạn muốn miễn sao không gian đó đem lại cho bạn sự thoải mái nhất cho bạn để “phóng tác” trí tuệ của mình. Bạn có thể đến làm việc tại các xưởng lắp ráp, các phòng thí nghiệm hoặc trong chính ngôi nhà của bạn.
Nhà phát minh có mặt trong tất cả các lĩnh vực. Nhiều nhà phát minh xuất phát chỉ là công nhân, kỹ sư hay nhân viên nhà xưởng. Quá trình làm việc tạo cho họ cơ hội để phát minh, sáng tạo. Như vậy, “nhà phát minh” cũng có thể là một công việc bán thời gian, một nghề phụ bên cạnh công việc chính của bạn.
Làm thế nào để trở thành nhà phát minh?
Như những gì bạn đã biết ở trên, có thể thấy rằng một nhà phát minh cần hội tụ đủ các kiến thức về khoa học, kĩ thuật, cơ khí, vân vân, nên việc lựa chọn nơi học tập để trở thành một nhà phát minh rất đa dạng. Bạn có thể lựa chọn cho mình học tập tại các khoa cơ khí, khoa hóa chất, vân vân, của các trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu cho bạn một số trường đại học bạn có thể học tập để trau dồi thêm kiến thức của mình:
- Tại miền Bắc: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội, Đại học Y Hà Nội, Đại học Điện lực;
- Tại miền Nam: Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh.
Đối với những nghề nghiệp khác, dù bạn không có đầy đủ các tố chất, năng lực cần thiết nhưng nếu bạn cố gắng “ép” bản thân thì thành công “có thể” vẫn xảy ra với bạn. Nhưng với một nhà phát minh thì không như vậy.
Tố chất:
- Khả năng bẩm sinh, họ quan sát cuộc sống với đôi mắt khác hẳn so với mọi người, luôn luôn có những câu hỏi xuất hiện trong đầu của họ: Tại sao?, Làm như thế nào?, vân vân, và họ bắt tay ngay vào việc thử nghiệm dù chẳng biết rồi nó sẽ đi đến đâu.
- Ham học hỏi, ham tìm tòi, sáng tạo hết cỡ và không bao giờ thỏa mãn với bản thân chính là nét tính cách chủ đạo ở những nhà sáng chế.
Kỹ năng/Kiến thức
Kiến thức về Toán học, Hóa học, Vật lý học, các kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nói chung.
Ngoài ra, công việc phát minh đòi hỏi bạn có kiến thức về Toán học, Hóa học, Vật lý học, các kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nói chung… có tính cần cù, chăm chỉ, không ngại khó, không ngại khổ chỉ để hoàn thành và mong muốn phát minh của mình thành công. Công việc phát minh không hề dễ dàng, nhiều lúc thiếu thốn đủ bề có thể làm gián đoạn công trình nghiên cứu của nhà phát minh.
Ngoài ra, dũng cảm là tốt chất không thể không đề cập đến. Khi làm việc với các loại chất hóa học, nhà phát minh phải đối mặt với những nguy hiểm có thể ảnh hướng đến tính mạng của mình.
Chúng ta đã nghe không ít những câu chuyện nghề nghiệp của các nhà phát minh lỗi lạc trên thế giới. Thế nhưng, Việt Nam chúng ta cũng không hề hiếm những nhà phát minh lỗi lạc đâu nhé. Dưới đây là câu chuyện của một nhà phát minh Việt Nam – người đã phát minh ra nhiều sản phẩm để đời cho đất nước, đó là nhà phát minh Đỗ Hồng Khánh.
Ông Khánh gắn sự nghiệp của mình với chiếc vành xe đạp cách đây khoảng 15 năm. Khi đó, Báo Nhân dân có bài viết: “Xe đạp Việt Nam đi về đâu?”. Bài báo nêu lên tình trạng xe đạp của Nhật và Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam.
Các doanh nghiệp trong nước khi đó cũng rục rịch đi vào lĩnh vực sản xuất xe đạp, tuy nhiên, sản phẩm trong nước không thể cạnh tranh nổi sản phẩm của nước ngoài cả về hình thức và chất lượng. Nhà nhà mua xe đạp Phượng Hoàng của Trung Quốc, người người sắm xe đạp mini của Nhật Bản. Ngành công nghiệp xe đạp trong nước vừa mới ra đời đã có nguy cơ phá sản, thất bại.
Đọc xong bài báo đó, ông Khánh rất buồn. Trong khi các nước Tây Âu đã sản xuất ra máy bay từ gần thế kỷ trước, đã sáng chế ra tàu vũ trụ, trong khi đất nước mình, với mấy chục triệu dân, lãnh thổ không phải là nhỏ, mà sao chiếc xe đạp cũng không làm nổi.
Cả đêm trằn trọc suy nghĩ, sớm hôm sau, ông ra chợ Sắt mua một chiếc xe đạp mini bãi của Nhật đem về nghiên cứu. Ông tháo tung các bộ phận để xem xét. Với đầu óc của ông, việc sản xuất ra một chiếc xe đạp không có gì khó khăn lắm, tuy nhiên, nếu làm nguyên một chiếc xe đạp thì hiệu quả lại không cao.
So sánh các bộ phận của một chiếc xe đạp, ông Khánh tính toán giá trị như sau: Khung nặng 7kg mà chỉ có giá 100 ngàn đồng, vành inox chỉ nặng 1,4kg mà có giá tới 240 ngàn đồng.
Tính toán thiệt hơn, ông thấy việc sản xuất chiếc vành xe đạp sẽ mang lại lợi nhuận lớn. Hơn nữa, trong chiếc xe đạp, thứ rất hay hỏng chính là chiếc vành. Những chiếc xe đạp của Trung Quốc cứ đâm vào đâu là méo vành ở đó. Xe dùng chỉ được vài năm, là vành han gỉ, bởi vành là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với nước. Do đó, nếu sản xuất được vành xe đạp không gỉ, thì chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Nghĩ là làm, làm là say mê quên mình. Ông Khánh bỏ bê mọi công việc lên quan đến các xưởng sản xuất đồ nhựa, dày tâm nghiên cứu việc sản xuất vành xe đạp.
Sau nhiều ngày đêm miệt mài trong công xưởng, những chiếc vành inox đầu tiên cũng xuất hiện với chất lượng và kiểu dáng tương đương với vành inox của Nhật Bản.
Chỉ là một chiếc vành đơn giản, song người Nhật đã làm mưa làm gió trên thị trường thế giới.
Đem những chiếc vành xe đạp bằng inox đi dự thi ở Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp Việt Nam tại Giảng Võ, ông Khánh đã rinh ngay một chiếc huy chương Vàng.
Chiếc huy chương Vàng đặt trong tủ kính, chiếc bằng chứng nhận treo trên tường, đã thể hiện sự thành công và nỗ lực của ông Vũ Hồng Khánh.
Từ thuyết tương đối, hình học tọa độ đến chiếc lò vi sóng hay miếng giấy ghi nhớ đều mang trong nó một câu chuyện thú vị về hành trình “tìm ra rồi” của các nhà khoa học.
Giấy ghi nhớ
Cố phát minh ra một loại chất dính tốt nhưng lại chỉ tìm ra loại keo có độ dính yếu, Spencer Silver cho phát minh của mình là vô dụng. Tuy nhiên, đồng nghiệp của ông tại công ty 3M là Arthur Fry đã chứng minh điều ngược lại, ông dùng loại keo đó để dính mẩu giấy đánh dấu các trang sách. Trong một lần đi nhà thờ, cách làm của Fry đã thu hút sự chú ý của nhiều người, từ đó giấy ghi nhớ đã trở nên phổ biến.
Khóa dính Velcro
Một ngày đẹp trời, nhà phát minh George de Mestral đi dạo cùng chú chó của mình trong một cánh rừng gần nhà. Khi quay về, quần áo ông bị dính đầy những bông hoa cỏ. George tự hỏi điều gì khiến chúng dính quá chặt vào quần áo như thế. Đặt một bông hoa dưới kính hiển vi, ông thấy mỗi bông cỏ đều có sợi tua hình cái móc, nhờ thế đã khiến chúng dễ dàng dính chặt vào quần áo. Ý tưởng về chiếc khoá dính Velcro đã ra đời từ đó và được ứng dụng rất nhiều trong thời trang.
Lò vi sóng
Lò vi sóng ra đời rất tình cờ khi nhà phát minh Spenser nhận thấy thanh kẹo của ông bị chảy ra khi ông đứng gần một đài radar. Với kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật, ông hiểu rằng chính luồng sóng điện từ của cỗ máy đã làm tan chảy thanh kẹo. Từ đó, ý tưởng về một chiếc máy làm nóng thức ăn bằng các sóng điện từ đã nhen nhóm trong đầu của Spenser. Năm 1947, lò vi sóng lần đầu tiên chính thức ra đời.
Ti vi
Philo Farnswort nảy sinh ý tưởng về vô tuyến truyền hình khi làm việc trên cánh đồng táo. Những luống cày trên ruộng làm ông nghĩ tới một cỗ máy có thể ghi lại hình ảnh và hiện tín hiệu điện tử có thể quét được hình ảnh. Năm 1927, ông nghiên cứu và tạo ra chiếc vô tuyến truyền hình điện tử đầu tiên.