Fixi.vn – Các nhà sinh học là những người nghiên cứu về các cơ thể sống, quá trình vận động và phát triển của chúng. Đặc biệt, đây là công việc để tìm ra những cơ sở chữa bệnh, phát triển thực vật và nần cao đời sống của con người.
Mục Lục Bài Viết
Nhà sinh học là ai?
Nhà sinh học là một nhà khoa học chuyên nghiên cứu về các sinh vật sống ở các mức độ từ cấu trúc, chức năng các phân tử sinh học trong tế bào cho tới tác động qua lại của sinh vật và môi trường sống. Các nhà sinh học tham gia vào nỗ lực nghiên cứu cơ bản để khám phá và giải thích thêm các cơ chế cơ bản chi phối các hoạt động của sinh vật. Các nhà sinh học tham gia vào nỗ lực nghiên cứu ứng dụng để phát triển hoặc cải thiện các quy trình cụ thể, tăng cường sự hiểu biết trong các lĩnh vực như y tế, công nghiệp và nông nghiệp.
Nhà sinh học làm gì?
Là một nhà sinh học, những công việc cụ thể sẽ gắn bó với bạn như sau:
- Thu mẫu và phân tích các dữ liệu sinh học về các mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường xung quanh, nghiên cứu những nguyên tắc cơ bản của động vật, thực vật như nguồn gốc, mối liên hệ, giải phẫu, chức năng.
- Nhận biết, xác định và nghiên cứu cấu trúc, phản ứng, hình thái, sinh lý, chất dinh dưỡng, sự nuôi cấy và thành phần cấu tạo nên các loài động – thực vật.
- Chuẩn bị các báo cáo về mức độ ảnh hưởng của khu công nghiệp và cộng đồng dân cư xung quanh đối với động thực vật, hoạch định và điều phối các nghiên cứu khoa học cho chính phủ, dự án công ty, khu công nghiệp, khu điều trị, và khu sản xuất.
- Nghiên cứu tác động môi trường và các tiềm năng của một vùng đất và nước nào đó, từ đó đưa ra giải pháp để cải thiện môi trường như trồng trọt hay canh tác, hay môi trường sống của các loài thủy sinh cũng như ảnh hưởng của môi trường xung quanh như phóng xạ, ô nhiễm, vân vân.
- Vận dụng quy luật và phương pháp khoa học để giải quyết vấn đề sinh vật và môi trường.
Nhà sinh học làm việc ở đâu?
Những nhà khoa học sinh học chủ yếu làm việc trong:
- Chính phủ, các trường đại học, các phòng thí nghiệm và doanh nghiệp tư nhân. Công việc của một nhà sinh học chủ yếu là nghiên cứu về sinh vật, nên họ cần những công cụ, trang thiết bị, máy móc cần thiết cho việc nghiên cứu của mình.
- Công tác giảng dạy và nghiên cứu ở các trường từ Trung học đến Cao đẳng, Đại học, Viên nghiên cứu hoặc làm việc trong các lĩnh vực công nghệ của các cơ quan nhà nước, tư nhân hoặc liên doanh với nước ngoài như các công ty nuôi dưỡng và gây giống những loài động, thực vật quý hiếm, công ty giống cây trồng, cấy ghép mô, Sở môi trường – Địa chính, Sở Thủy sản…
- Một số nghiên cứu sinh học cũng xảy ra bên ngoài phòng thí nghiệm và có thể bao gồm quan sát tự nhiên chứ không phải là thử nghiệm.
- Sẵn có các công cụ trong tay, các nhà sinh học có thể làm việc tại bất cứ nơi đâu.
Ở đâu đào tạo một nhà sinh học?
Khi theo học ngành sinh học, bạn sẽ được trang bị các kiến thức về các quy luật khác nhau của hệ sống và các kỹ năng tối thiểu để nghiên cứu hệ sống, có khả năng vận dụng các kiến thức để tiếp cận các vấn đề liên quan đề sinh học. Hiện nay, ngành sinh học bao gồm các chuyên ngành: sinh học động vật, sinh học thực vật, tài nguyên môi trường, vi sinh – sinh học phân tử và sinh hóa, vân vân.
Bạn có thể tham khảo học ngành sinh học tại các cơ sở như:
- Tại miền Bắc: Đại học Y Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Lâm nghiệp, Đại học Nông lâm (Thái Nguyên, Bắc Giang, Huế), Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà, Cao đẳng Thủy sản, Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, Đại học Thủy lợi,
- Tại miền Nam: Đại học nông lâm TPHCM, Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM
Tố chất
- Tình yêu với việc tìm hiểu về khoa học và tự nhiên;
- Năng lực tập trung cao;
- Sự kiên nhẫn và bền bỉ do tính chất của công việc nghiên cứu.
Kỹ năng/Kiến thức
- Nền tảng kiến thức về sinh học, hóa học, toán học, vân vân, vững chắc, phục vụ cho việc việc nhận biết các dấu hiệu xung quanh sinh vật, cho đến việc giải phẫu, phân tích các tế bào
- Kỹ năng quan sát của bạn phải cực kỳ tốt, trong cả môi trường tự nhiên lẫn dưới ống kính hiển vi trong phòng thí nghiệm.
- Khả năng giao tiếp, khả năng thuyết trình tốt về các đề tài nghiên cứu của mình để có được sự ủng hộ về tài chính, thiết bị và nguồn lực.
!
Giải Nobel Y Sinh học năm 2015: hành trình về bệnh do ký sinh trùng
Giải thưởng Nobel Y Sinh học 2015 vừa được trao cho ba nhà khoa học: ông William C. Campbell (Đại học Drew, New Jersey, Mỹ), ông Satoshi Omura (Đại học Kitasato, Tokyo, Nhật Bản) và bà Tu Youyou – Đồ U U (Học viện y học cổ truyền Trung Quốc), những người có công chinh phục hai căn bệnh rất quen với người Việt chúng ta: bệnh sốt rét và bệnh “mù sông”. Giải thưởng này vừa là sự vinh danh cho những “anh hùng thầm lặng”, vừa là một nhắc nhở về gánh nặng bệnh truyền nhiễm trên thế giới vẫn còn tồn tại.
Những ai từng theo dõi những nỗ lực của giáo sư Fred Hollow (người Úc) có lẽ sẽ chú ý đến bệnh có tên hơi lạ là bệnh “mù sông”, mà thuật ngữ y khoa tiếng Anh gọi là “onchocerciasis”. Bệnh “mù sông” do một loại giun chỉ làm viêm mắt và dẫn đến mù vĩnh viễn. Giun chỉ còn làm bệnh nhân ngứa da và làm biến dạng da của bệnh nhân. Những người sống gần sông có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người sống xa sông do phơi nhiễm ruồi đen, do đó có tên là “mù sông”.
Theo một ước tính từ năm 1995, có khoảng 26 triệu người trên thế giới bị nhiễm giun chỉ, trong số này có 300.000 người bị mù. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), gần 99% bệnh nhân “mù sông” trên thế giới là người châu Phi, đặc biệt là người sống ở các nước như Yemen, Trung Phi và Nam Mỹ có nguy cơ mắc bệnh cao.
Hai nhà khoa học William Campbell và Satoshi Omura được vinh danh và ghi nhận vì những đóng góp vô cùng quan trọng trong công cuộc xóa bỏ bệnh giun chỉ trên thế giới. Hợp chất có khả năng diệt giun và trừ sán này là avermectin, có khả năng diệt giun cao gấp 25 lần so với thuốc các hợp chất hiện hành. Đến năm 1981, thuốc Ivermectin được phê chuẩn cho bán trên thị trường thú y, nhưng sau này được sử dụng cho việc phòng chống bệnh giun chỉ ở châu Phi.
Hiện nay, Ivermectin được phát miễn phí cho khoảng 300 triệu người trên thế giới mỗi năm. Các giới chức y tế quốc tế cho rằng bệnh giun chỉ sẽ được xóa sổ vào năm 2025. Việc khám phá và sử dụng Ivermectin được xem là một phát minh quan trọng nhất trong lịch sử y tế công cộng trong thế kỷ 20 và được đánh giá ngang hàng với phát minh penicillin.
Bệnh sốt rét là một vấn nạn y tế công cộng; nó hoành hành, gây nạn cho hàng trăm triệu người trên thế giới, đặc biệt là các nước vùng nhiệt đới như Việt Nam. Những cựu chiến binh thời kháng chiến không xa lạ gì với bệnh sốt rét, vì nó là thủ phạm cướp đi mạng sống của rất nhiều binh sĩ.
Xuất thân là một dược sĩ nên Đồ U U nghĩ ngay đến dược thảo ở Hải Nam, nơi có khí hậu nhiệt đới. Bà cho biết lúc đó bà đã chứng kiến rất nhiều trẻ em và người lớn chết vì sốt rét. Bà tìm trong cổ thư y học của Trung Quốc và phát hiện một đoạn viết về cách dùng thảo dược để điều trị sốt rét. Bà và cộng sự đọc hàng trăm trang sách y học cổ để biết dược thảo dược đó là gì và đến từ đâu. Sau cùng họ tìm ra một loại cây ngải dùng để điều trị sốt rét. Bà và cộng sự cố công tách hợp chất từ cây ngải để thử nghiệm trong điều trị và kết quả ban đầu hết sức khả quan. Sau khi thử nghiệm thêm về tính an toàn, Artemisinin được triển khai cho quần thể lớn hơn với những hiệu quả bất ngờ.
Công trình của Đồ U U không được nhiều người trong thế giới khoa học biết đến vì dự án bí mật. Ngay tại Trung Quốc, bà cũng không nổi tiếng, không được bất cứ giải thưởng gì, và không được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học. Mãi đến khi các đồng nghiệp Mỹ và phương Tây có dịp tương tác với giới khoa học Trung Quốc, họ mới biết đến thành công của bà Đồ U U.
Năm 2011, bà được trao giải thưởng danh giá Albert Lasker (của Mỹ) – giải thưởng này là “tiền đề” cho giải Nobel. Đến năm nay thì bà chính thức được vinh danh và ghi nhận qua giải thưởng Nobel Y Sinh học 2015. Bà là nhà khoa học quốc tịch Trung Quốc đầu tiên được trao giải Nobel.
Tạo ra sự sống đa bào trong ống nghiệm.
Đã từ lâu các nhà sinh vật học cố gắng tìm hiểu nguồn gốc hình thành dạng sống phức tạp từ các vi sinh vật đơn bào phát triển thành các dạng sinh vật đa bào có khả năng sinh sản. Các tế bào nấm men đơn bào trong phòng thí nghiệm sẽ nảy chồi ra tế bào nấm men đơn bào con. Những phản ứng liên tiếp của nấm men với thách thức của điều kiện sống quá khó khăn dẫn đến sự hình thành nấm men đa bào gai nhọn chỉ trong khoảng hai tháng.
Thực nghiệm cho thấy, quá trình các tế bào nấm men đơn bào phát triển thành nấm men đa bào xảy ra dễ dàng hơn so với suy nghĩ trước đây. Kết quả của nghiên cứu này được Ratcliff trình bày tại hội thảo về sự tiến hóa diễn ra vào ngày 18 tháng 6 năm 2011.
Theo các nhà sinh vật học tiến hóa, sự chuyển đổi từ sinh vật đơn bào thành sinh vật đa bào là một trong những quá trình chuyển đổi lớn trong lịch sử hình thành sự sống. Để kích thích quá trình tiến hóa trong ống nghiệm, các nhà sinh học đã đưa chất huyền phù tương tác với tế bào nấm men hàng ngày. Mỗi ống có chứa các tế bào nấm men được quay nhẹ bởi một máy ly tâm. Sau đó, các nhà nghiên cứu giữ lại phần cặn lắng đọng ở mỗi ống và bỏ đi phần còn lại. Đây là việc làm cần thiết để đảm bảo rằng bất kỳ sự thay đổi nào trong nấm men cũng nhằm giải quyết vấn đề, chẳng hạn như hình thành các nấm men đa bào, bởi những nhu cầu sống còn.
Thực nghiệm dẫn tới sự ra đời của các nấm men hoa tuyết đã vượt xa hơn cả nghiên cứu vốn được báo cáo vào năm 1998 bởi các nhà khoa học khác, những người đã phát triển một hình thức của một loại vi khuẩn đa bào nhưng không mô tả động lực tiến hóa của nó.