Fixi.vn – Ngày nay con người không chỉ muốn tiêu dùng sản phẩm tốt mà còn muốn tiêu dùng sản phẩm có hình thức bắt mắt. Thiết kế đồ họa mang ra đời đáp ứng nhu cầu đó của xã hội. Đối với giới trẻ năng động và sáng tạo, đây thực sự làm một ngành học và là một nghề rất thu hút.
Mục Lục Bài Viết
Thiết kế đồ họa là gì?
Thiết kế đồ họa là cụm từ để chỉ một chuyên ngành thuộc về mỹ thuật. Trong đó danh từ “đồ họa” để chỉ những bản vẽ được hiển thị trên một mặt phẳng (đa chất liệu), và động từ “thiết kế” bao hàm ý nghĩa kiến thiết, sáng tạo. Từ đó có thể hiểu, “thiết kế đồ họa” là kiến tạo một hình ảnh, một tác phẩm lên một bề mặt chất liệu nào đó, mang ý nghĩa nghệ thuật nhằm mục đích trang trí, làm đẹp, phục vụ nhu cầu con người.
Từ thời Đồ đá, ý thức về thiết kế đồ họa đã hình thành, nhưng tất nhiên còn rất sơ khai. Con người lúc này đã biết vẽ hoặc khắc hình lên đá, ban đầu nhằm mục đích truyền tin, đánh dấu hoặc ghi nhớ. Về sau này, thiết kế đồ họa mới phát triển với ý nghĩa trang trí nghệ thuật, và dần trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người.
Ngày nay, thiết kế đồ họa đã trở thành một ngành dịch vụ quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hầu hết các ngành nghề khác trong xã hội. Ý nghĩa của khái niệm thiết kế đồ họa giờ đây thường được hiểu là tạo ra những hình ảnh như logo, quảng cáo, trang trí trên đồ vật, quần áo vải vóc… dưới sự trợ giúp của máy vi tính. Lẽ dĩ nhiên đó chỉ là một khía cạnh của thiết kế đồ họa. Tuy nhiên đó là khái niệm thực dụng nhất về thiết kế đồ họa hiện nay mà hầu như ai cũng có thể biết đến.
Nghề thiết kế đồ họa làm gì?
Trở thành một nhà thiết kế đồ họa, bạn có cơ hội làm những công việc sau:
- Thiết kế đồ họa 2D: là nên những sản phẩm thân thuộc, gần gũi với chúng ta như ấn phẩm quảng cáo: Poster, tờ rơi… hay những bộ nhận dạng thương hiệu: Logo, bao bì, đồng phục nhân viên… Hoặc đó có thể là thiết kế sách, báo, tạp chí. Đây là những sản phẩm mà bất cứ công ty nào cũng cần dùng đến để hỗ trợ truyền thông cho sản phẩm, dịch vụ.
- Thiết kế Web: Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, con người có thói quen trao đổi, mua sắm và giao dịch Online nhiều hơn. Hàng ngày, việc lướt web trên máy tính, điện thoại hay ngay cả với chiếc TV đã trở thành hành động không thể thiếu của mỗi người. Do đó, websitebán hàng, forum, website học trực tuyến… ngày càng “nở rộ”. Hơn nữa, website luôn được đánh giá là bộ mặt của công ty, là cổng thông tin chính thức nối kết giữa công ty với khách hàng, đối tác.
- 3D quảng cáo và xử lý phim: là tạo ra những sản phẩm sinh động và thu hút người xem với những chuyển động, âm thanh, phối màu, ánh sáng… của các nhân vật, đối tượng. Những đoạn Video giới thiệu, Clip ca nhạc, phim ảnh… góp phần làm cho cuộc sống con người trở nên thú vị hơn.
- 3D Nội thất, Kiến trúc – Xây dựng: là tạo nên các công trình từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp, mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Đó có thể là một chiếc cầu nhỏ ở thôn xóm, một ngôi nhà hay thậm chí là những tòa nhà cao chọc trời, đường hầm xuyên biển… đều là sản phẩm của lĩnh vực này.
Là một designer, “bạn bè”, “người thân” của bạn là AI, Photoshop, Illutrator, Indesign… Để cho đời một sản phẩm hoàn chỉnh, người thiết kế phải bắt đầu từ việc lên ý tưởng, vẽ phác thảo, đi nét, tinh chỉnh, đối chiếu với nhu cầu của khách hàng để tạo nên sự hài lòng nhất cho họ. Quá trình tham khảo ý kiến của khách hàng cũng tạo ra không ít mệt mỏi khi cái đẹp trong con mắt mỗi người một khác. Đôi khi vẻ đẹp mà dân trong nghề muốn truyền đạt lại chưa thỏa mãn được nhu cầu thương mại của khách hàng. Quy trình tiếp xúc khách hàng, đập đi đập lại sản phẩm nhiều lần như vậy thường được các designer trẻ trung gọi bằng cái tên “đi khách”.
Nghề thiết kế đồ họa làm việc ở đâu?
Người theo đuổi nghề thiết kế đồ họa có thể làm việc tại một trong những địa điểm dưới đây:
- Làm việc trong các ngành liên quan đến kỹ thuật như xây dựng, kiến trúc, cơ khí.
- Làm việc trong các ngành liên quan đến mỹ thuật như Quảng cáo, thiết kế thời trang.
- Làm việc trong các công ty, cơ quan, tổ chức xuất bản sách báo, tạp chí.
- Thiết kế trang Web, Websites.
- Ngoài ra, bạn còn có thể làm việc tại các cơ quan, công ty liên quan đến việc sử dụng, khai thác công nghệ đa phương tiện.
Nơi đào tạo nhà thiết kế đồ họa
Nghề design thuộc vào nhóm nghề kỹ năng, điều đó có nghĩa là để trở thành chuyên viên giỏi, bạn cần có tay nghề thành thạo. Như vậy, việc chọn được một “địa chỉ vàng” để biến đam mê thành sự nghiệp và việc tối quan trọng.
Tại Việt Nam, những đơn vị đào tạo nghề này một cách bài bản và uy tín vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay, có thể kể đến như trường ĐH FPT Arena, hay VTC… Hầu hết các đơn vị này đều có những chương trình giảng dạy mới nhất, giúp các học viên được tiếp cận với sự phát triển của các kĩ thuật, phần mềm đồ họa mới nhất trên thế giới. Ở ĐH FPT có giảng dạy chương trình Computer Graphic – chương trình đào tạo có kỹ thuật thiết kế đồ họa chuyên được sử dụng để làm phim, tạo web, làm các ứng dụng cho smartphone, máy tính bảng, games…
Để trở thành một nhà thiết kế đồ họa, bạn cần có những tố chất và kỹ năng nhất định dưới đây:
- Đam mê và kiên trì
Thiết kế đồ họa là một nghề có những nét đặc trưng riêng. Ngoài yêu cầu có năng khiếu về thẩm mỹ bạn cần phải có đam mê thực sự. Nhiều khi bạn phải mất cả ngày để thiết kế một sản phẩm nhưng nghĩ mãi chẳng ra ý tưởng hoặc đã thiết kế những chưa đâu vào đâu. Rồi nhiều lúc bạn gặp phải khách hàng khó tính, họ chỉ coi bạn như công cụ để thể hiện ý tưởng của họ? Họ gạt đi tất cả những bản mẫu mà bạn tư vấn, họ bắt bạn sửa đi sửa lại nhiều lần đến nỗi khác với ý tưởng mà bạn đã đề xuất… Nếu bạn không có niềm đam mê và sự kiên trì thì sớm muộn bạn cũng sẽ phải bỏ cuộc!
- Luôn cần những ý tưởng sáng tạo
Bạn thiết kế sản phẩm cho hàng trăm khách hàng nhưng không phải khách hàng nào cũng giống nhau. Mỗi dự án bạn nhận lại có một lĩnh vực hoạt động riêng nên bạn phải cố gắng làm sao để thiết kế cho phù hợp với công ty của họ. Làm về thiết kế đã khó, thiết kế sáng tạo còn khó hơn. Nhiều khi bạn ngồi hàng tiếng những chưa hình dung được bản thiết kế nó sẽ như thế nào, bố cục ra sao? Đó là lúc cần sự sáng tạo!
- Nghề thiết kế đồ họa cũng cần sự hiểu biết rộng về xã hội và các góc cạnh của cuộc sống.
Đồ họa không chỉ bó hẹp ở một phạm vi hay lĩnh vực nào mà nó len lỏi vào tất cả các góc nhỏ của cuộc sống. Đơn giản như đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, cho đến các phương tiện đi lại như xe máy, ô tô… rồi đến các ấn phẩm quảng cáo truyền thông như: website, bannner flash, catalog, profile, tờ rơi… Nếu bạn muốn thiết kế đẹp và thân thiện với người dùng, bạn phải thực sự hiểu bản chất của nó là dành cho đối tượng nào, để làm gì? Ví dụ: Một website chuyên nghiệp thì cần phải ngắn gọn, súc tích về thông tin. Màu sắc phải thống nhất, có màu đặc trưng riêng và thân thiện với người dùng. Do đó bạn cần phải xác định được thông điệp muốn truyền tải tới người truy cập, làm sao để họ dễ dàng bao quát và định vị được thông tin trong website chỉ sau vài giây truy cập.
- Nỗ lực làm việc hết mình
Khi bạn tham gia hoặc làm các dự án cho khách hàng, thường bạn đã hẹn kế hoạch hoàn thiện sản phẩm cho họ. Song vì một lý do nào đó mà sắp đến ngày ra mắt rồi mà công việc vẫn còn ngổn ngang? Để giữu uy tín với khách hàng, bạn được phải tập trung công việc để làm việc với hiệu suất cao hơn bình thường đuổi kịp tiến độ. Thậm chí bạn phải làm việc với hiệu suất gấp 2, 3 lần ngày thường. Nỗ lực làm việc hết mình giúp khách hàng đánh giá cao trách nhiệm cũng như năng lực của bạn. Nó cũng là yếu tố quyết định sự thành công của dự án!
Từ 2014 đến nay, mọi người trở nên quen thuộc với mô hình dạy và học hoàn toàn mới của một khóa đào tạo do Mediart Academy ( Ngành Đồ họa TT Tin học ĐH Khoa học Tự nhiên) tổ chức. Đó chính là khóa “Kỹ thuật viên Thiết kế Đồ họa 2D” với mô hình “Học thực tế”. Vẫn là căn phòng được trang bị máy móc hiện đại như những phòng học Đồ họa khác. Nơi đây, có rất nhiều ước mơ, hoài bão và định hướng cho tương lai đang được nuôi dưỡng.
Điển hình như trường hợp của Anh Khoa – một học viên của lớp. Đang công tác trong lĩnh vực may mặc, anh chuyển sang học Đồ họa vì muốn tìm cho mình một hướng đi mới, một cơ hội nghề nghiệp mới. “Tôi muốn trở thành một chuyên viên Thiết kế Đồ họa thực thụ” – anh chia sẻ.
Khi được hỏi về lý do tham gia khóa học, bạn Nguyên Như – Sinh viên trường ĐH Ngoại Thương, Khoa Kinh tế đối ngoại cho biết: “Đầu tiên là do mình yêu thích thiết kế Đồ họa. Bên cạnh đó, theo lời của các anh chị và Thầy Cô, lĩnh vực Đồ họa sẽ hỗ trợ rất nhiều trong công việc của mình sau này, do đó mình đã đăng ký học lớp Kỹ thuật viên Thiết kế Đồ họa 2D này”.
Tay thoăn thoắt rê chuột và thao tác nhanh nhẹn với những phím tắt, Như vui vẻ nói “Em đã tham gia lớp được 3 tuần. Cho tới bây giờ thì em có thể chỉnh sửa ảnh và thiết kế được Logo, Poster rồi”.
Tại lớp Kỹ thuật viên Thiết kế Đồ họa 2D, rất nhiều bạn học viên đang nghiêm túc đầu tư và trang bị vững vàng cho tương lai của mình. Mediart hi vọng, thời gian học tại lớp sẽ thật sự giúp các bạn tự tin khi làm thực tế.
Cho dù Internet đang ngày càng được mở rộng, song các văn bản in ấn vẫn còn rất phổ biến và mạnh mẽ. Phương tiện truyền thông in ấn là nơi khởi nguồn của toàn bộ các phương tiện truyền thông khác, và ngày nay, khi bạn quan sát kỹ một số tạp chí có thiết kế tuyệt vời, thực sự có thể đẩy mạnh khả năng sản xuất và mở rộng kiến thức về thiết kế của bạn.
Nhằm vào tất cả những người có trình độ kiến thức từ trung bình tới chuyên nghiệp trong độ tuổi từ 20 – 35, Web Designer chủ yếu dựa trên các hướng dẫn lấy từ các dự án độc đáo về Dreamweaver, Flash, and Photoshop. Web Designer được bổ sung bằng các tin tức và các chủ đề của ngành công nghiệp mới nhất này, Web Designer phản ánh tất cả những gì là nguồn cảm hứng và thú vị với Media Content mới – xứng đáng là sự lựa chọn duy nhất trên các sạp báo…
Layers Magazine cung cấp các hướng dẫn sâu sắc, các kỹ thuật tiên tiến, cách chỉnh sửa bí mật, những hiểu biết chuyên môn, và vô số thông tin về toàn bộ Adobe Creative Suite, bao gồm InDesign, Illustrator, Photoshop, Acrobat, Lightroom, After Effects, Premiere Pro, Dreamweaver, và Flash.
Xuất bản 6 lần/ 1 năm, Layers cung cấp các ý tưởng thiết kế, các thủ thuật tạo ảnh 3D, các khái niệm Video kỹ thuật số, các Portfolio của các nghệ sĩ, các đánh giá về sản phẩm rất vô tư và các tin tức hiện hành của ngành công nghiệp này, tất cả đã làm cho Layers Magazine trở thành một tạp chí cần phải đọc nhất vì sự sáng tạo chuyên nghiệp ngày nay….
Photoshop Creative là một tạp chí hoàn hảo đối với ai muốn tìm hiểu nhiều hơn về các ứng dụng nổi bật của Adobe. Mỗi vấn đề đều được đóng gói với các hướng dẫn đầy cảm hứng sáng tạo bao gồm toàn bộ phạm vi của phần mềm, từ các dự án sáng tạo, đến các hướng dẫn thiết thực, đến việc sử dụng các công cụ và các kỹ thuật. Ngoài ra, độc giả cũng được hưởng lợi từ một đĩa CD-ROM sưu tập từng vấn đề. Dù bạn sử dụng Photoshop như thế nào, Photoshop sáng tạo cũng sẽ giúp bạn trở thành một nghệ sĩ kỹ thuật số tốt hơn…