Fixi.vn – Nhu cầu về tinh thần của con người ngày càng đòi hỏi những tác phẩm nghệ thuật có nội dung sâu sắc và hình thức biểu đạt phong phú. Quá trình đó đã giúp văn minh loài người phát hiện ra những người có tố chất viết lách, kể chuyện, có niềm đam mê sáng tác mà ngày nay chúng ta gọi là nhà văn.
Mục Lục Bài Viết
Nhà văn là ai?
Trải qua quá trình phát triển từ người tối cổ thành người văn minh, nền văn hóa của loài người đã có những bước tiến rõ rệt. Một trong những bước tiến văn hóa phải kể đến là sự phát triển của văn học. Con người với mong muốn ghi chép, kể lại những câu chuyện, sự việc hiện tượng xung quanh mình đã sáng tạo ra những tác phẩm văn học từ truyền miệng đến văn học chữ viết như hiện nay.
Nhà văn là người chuyên sáng tác ra các tác phẩm văn học, đã có tác phẩm được công bố và ít nhiều được độc giả thừa nhận giá trị của một số tác phẩm.
Kỹ năng của các nhà văn thể hiện qua kỹ năng sử dụng ngôn ngữ để mô tả ý tưởng, phong cảnh, dù đó là sự hư cấu hay thực tế.
Nhà văn, tuy thường được hiểu là người sáng tác ra các tác phẩm văn xuôi, tuy nhiên khái niệm nhà văn vẫn có độ mở nhất định khi bao gồm cả những thể loại văn học như thơ, văn xuôi, tiểu thuyết, kịch bản văn học. Dựa trên khuynh hướng sáng tác, loại thể chuyên sáng tác của từng tác giả văn học, nhà văn có thể được xếp vào các vị trí khác nhau như nhà thơ, tiểu thuyết gia, nhà soạn nhạc kịch, sử gia, ký giả, nhà báo, nhà viết kịch bản phim, v.v.
Nội dung tác phẩm của các nhà văn góp phần thể hiện nền văn hóa trình độ văn minh của một dân tộc và ngược lại tính dân tộc đều được thể hiện rõ nét thông qua các tác phẩm văn học.
Nhà văn làm gì?
Quá trình sáng tác của nhà văn bao gồm các giai đoạn:
Giai đoạn hình thành ý đồ sáng tác
Dự định sáng tác đến với nhà văn theo nhiều con đường khác nhau. Nhưng nó thường xuất hiện do những ấn tượng trực tiếp, mãnh liệt về một vấn đề nào đó của cuộc sống. Tuy nhiên, ý đồ sáng tác đến một cách đột ngột nhưng không tự nhiên vô cớ mà là kết quả của một quá trình tích lũy nung nấu. Trước khi có ý đồ, nhà văn đã có một thời kỳ tích lũy ban đầu.
Giai đoạn chuẩn bị sáng tác
Sau khi xuất hiện ý đồ sáng tác nhà văn bắt tay vào chuẩn bị sáng tác. Chuẩn bị sáng tác là giai đoạn cần thiết và tất yếu. Chuẩn bị càng kĩ bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Thu nhập tài liệu là công việc đầu tiên của chuẩn bị sáng tác. Tài liệu đối với người sáng tác cũng giống như vật liệu đối với thợ xây nhà. Tài liệu càng đầy đủ, phong phú là tiền đề quan trọng cho hư cấu nghệ thuật.
Tài liệu ngoài nguồn quan trọng là tác giả đã chứng kiến, đã kinh qua thì còn phải có những nguồn khác: hỏi và nghe kể, đọc sách báo, thư từ và kể cả tiểu thuyết khác.
Nguồn tài liệu đã phong phú, các phương diện tài liệu để khai thác càng phong phú hơn: những vấn đề lớn: kinh tế chính trị, xã hội văn hóa…
Giai đoạn lập hồ sơ – kết cấu tác phẩm
Ðây là giai đoạn xử lí tài liệu hệ thống hóa những điều đã quan sát được, thu thập được và tổ chức chúng lại theo một chỉnh thể.
Trong giai đoạn này, toàn bộ cấu trúc của hình tượng được tạo lập, tính chất quan trọng việc triển khai cốt truyện được xác định, tính cách nhân vật được suy tính kĩ càng.
Giai đoạn viết tác phẩm
Viết tác phẩm là giai đoạn định hình chất liệu, suy nghĩ, cảm xúc của nhà văn. Ðây là giai đoạn căng thẳng của lao động nhà văn. Ðây là giai đoạn nhà văn sống hết mình với thế giới hình tượng, thực sự nhập thân vào nhân vật. Viết là giai đoạn kết tinh cao độ của tố chất với óc tưởng tượng phong phú.
Giai đoạn sửa chữa
Là giai đoạn nhà văn nhìn nhận lại tác phẩm của mình, chỉnh lý và bổ sung cho phù hợp.
Nhà văn làm việc ở đâu?
Nhà văn thường làm việc tự do tại nhà với máy tính hoặc một chiếc bút chì và tập giấy hay tại một góc khuất trong quán cà phê, sáng tác truyện, thơ và các thể loại văn học khác rồi bán sản phẩm của mình cho các nhà xuất bản. Họ thường độc lập sáng tác theo ý muốn hoặc được phân công rồi sau đó đem gửi tại các nhà xuất bản hoặc công ty mà họ làm thêm. Những nhà văn làm việc tự do thường không bị gò bó về thời gian làm việc và thường làm việc độc lập. Một số tác giả duy trì giờ làm việc thông thường, hoặc là để giữ liên lạc với các nguồn và biên tập viên hoặc để thiết lập một lộ trình sáng tác, nhưng nhiều nhà văn sắp đặt giờ của riêng mình.
Làm thế nào để trở thành nhà văn?
Nhà văn là một nghề cần nhiều yếu tố năng khiếu và đam mê. Nhiều nhà văn được bạn đọc biết đến từ những tác phẩm đầu tay chưa qua trường lớp đào tạo nào.
Hiện nay, ở nước ta có một số ngành đào tạo văn học, tiêu biểu là: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa ngữ văn Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Trường viết văn Nguyễn Du…
Để trở thành một nhà văn giỏi và được công nhận cần rất nhiều những tố chất và kĩ năng khác nhau.
Về tố chất:
+ Khả năng viết: viết sao cho hiệu quả, truyền đạt được những cảm giác, cảm giác của thế giới hiện thực đến thế giới nội tâm của người đọc.
+ Sự mẫn cảm đặc biệt và óc tinh tế: tố chất này giúp nhà văn phát hiện ra “chất ngọc” của cuộc sống để đưa vào tác phẩm.
+ Khả năng sáng tạo, cá tính độc đáo: Đây là kĩ năng cần thiết của mỗi nhà văn. Trên cùng một lĩnh vực, mỗi nhà văn bằng con mắt sáng tạo của mình sẽ phát hiện ra những nét mới của từng lĩnh vực, khai thác chúng ở những khía cạnh khác nhau tạo nên những tác phẩm phong phú.
Về kĩ năng:
+ Hiểu biết xã hội: Nhà văn trước hết phải phát hiện được những sự việc, câu chuyện thường ngày của cuộc sống, nhìn ra chất văn trong những câu chuyện đó để biến chúng thành tư liệu sáng tác. Ngoài ra, nhà văn cũng phải hiểu độc giả phản ứng như thế nào với những ý tưởng nhất định để kết nối với khán giả của họ.
+ Khả năng thích nghi: Khác với tưởng tượng của nhiều người nhà văn là những người lạc hậu, nghề nhà văn yêu câu người làm nghề này phải có khả năng thích ứng với công nghệ thông tin, nền tảng phần mềm và các chương trình mới, bao gồm nhiều hệ thống quản lý nội dung.
+ Kỹ năng tư duy phê phán: Nhà văn phải có chuyên môn kép thông qua suy nghĩ hoặc sự hiểu biết khái niệm mới, và truyền đạt nó thông qua chữ viết.
+ Thuyết phục: Nhà văn phải có khả năng thuyết phục người khác cảm thấy một cách chắc chắn và hấp dẫn về tác phẩm của mình.
William Styron và James Baldwin, hai nhà văn lớn của Mỹ thế kỷ 20 đồng thời cũng là hai người bạn thân đã đồng hành cùng nhau vượt qua rào cản về phân biệt chủng tộc tạo nên một tình bạn kéo dài hàng thập kỷ.
Styron, tiểu thuyết gia da trắng và Baldwin nhà văn da đen, gặp nhau tại Manhattan vào những năm 1950. Styron sinh trưởng tại miền nam Virginia giàu có, còn Baldwin lớn lên trong khu phố nghèo Harlem (New York) của cộng đồng người châu Phi tại Mỹ. Styron từng là lính thuỷ còn Baldwin chỉ là một tay chơi nhạc jazz đồng tính. Trong khi Styron là cháu trai của một chủ nô thì Baldwin là cháu trai của một kẻ nô lệ. Về ngoại hình, Styron, cao to, lực lưỡng, đi lại như một con gấu kềnh càng, còn Baldwin, thấp, bé, nhẹ nhàng như một con chim.
“Bất chấp tất cả những khác biệt bên ngoài, họ dường như tìm được sự đồng điệu từ trong sâu thẳm tâm hồn nhau”, Rose Styron, vợ goá của William, cho biết: “Họ nói chuyện liên miên với nhau về nạn phân biệt chủng tộc, về những ngày tháng tuổi thơ”.
Cuốn tiểu thuyết đầu tay của Styron là câu chuyện về tấn bi kịch của một gia đình miền Nam. Lúc tác phẩm ra đời, năm 1951, nhà văn mới 26 tuổi. Tác phẩm đầu tay của Baldwin – Go Tell It on the Mountain xuất bản năm 1952, tiếp đó là Notes of a Native Son, năm 1955.
Đầu những năm 1960, Styron đã làm việc cật lực và tậu được một căn nhà ở Roxbury, bang Connecticut. Năm 1961, ông nhận được một cuộc điện thoại. Một người bạn chung của hai người cho biết Baldwin đang rơi vào tình trạng vô gia cư và gặp rất nhiều khó khăn. Không chút ngần ngại, Styron đã đón bạn mình về căn nhà mới.
Nhưng Baldwin, vốn là người đãng trí và đồng bóng, lại gây cho nhà Styron không ít khó chịu. Điển hình là chuyện cơm nước. Baldwin thường xuyên đến bàn ăn muộn, để mặc gia đình Styron treo bụng rỗng ngồi chờ. Thường thì sau khi cơm canh đã dọn sẵn, mời mọc đến 3-4 lần, Rose vẫn chưa thấy bóng dáng Baldwin đâu. Phải đến khi nhà Styron phát cáu, ông bạn vàng mới ẻo lả xuất hiện nơi bậu cửa, dáng người lũn chũn, mắt mở to, rối rít xin lỗi vì sự hồn nhiên của mình.
“Bill (tên thân mật của Styron) rất trân trọng khiếu hài hước của Baldwin”, Rose Styron nói.
Styron là tác giả cuốn The Confessions of Nat Turner – tiểu thuyết từng đoạt giải Pulitzer. Về sau ông thú nhận, chính Baldwin là người đã thuyết phục ông viết về Turner – nhà lãnh đạo phong trào nổi dậy của những người nô lệ. Cuốn sách được xuất bản năm 1967.
Bất chấp việc đã giành được giải thưởng và nhận được những lời ca ngợi từ các nhà phê bình, Styron vẫn phải hứng chịu phản ứng gay gắt từ cộng đồng người da đen. Họ cho rằng, nhà lãnh đạo của họ đã được miêu tả không trung thực. Không lâu sau, một cuốn sách khác – William Styron’s Nat Turner: Ten Black Writers Respond – xuất hiện, quyết liệt chỉ trích tiểu thuyết của Styron.
Chống lại “phản ứng của 10 nhà văn da đen” (Ten Black Writers Respond), có hai người da đen khác đứng lên bảo vệ Styron. Đó là Baldwin và nhà sử học John Hope Franklin. Baldwin khẳng định Styron là một nhà tiểu thuyết, ông có quyền hư cấu để sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật. “Baldwin đã rất dũng cảm khi đứng ra bảo vệ cuốn tiểu thuyết. Nhiều năm sau khi xuất bản, tác phẩm này vẫn ám ảnh Styron”, Reynolds Price, người quen biết lâu năm với Styron, cho biết.
“Đó là một tình bạn đáng quý. Hai người đã vượt qua sự ghen tỵ và những hiềm khích thường tình. Tôi chưa bao giờ thấy họ có ác ý gì với nhau”, bà Styron nói.
Văn học xuất hiện và đồng hành gần như song song với lịch sử loài người. Hình thái đầu tiên của văn học là văn truyền miệng. Văn học truyền miệng xuất hiện sớm nhất lúc chưa có văn tự, nhưng có sức sống dai dẳng nhất cho đến tận ngày nay. Đặc điểm trước tiên của nó là hết sức giản tiện cả về mặt sáng tác và tiếp nhận, không cần bất cứ phương tiện nào khác, ai cũng sáng tác được ít nhiều, và tương đối dễ phổ biến rộng rãi, dù mù chữ, thậm chí mù mắt, miễn tai không điếc là có thể tiếp nhận được.
Đặc điểm này cũng là nhược điểm của văn bản truyền miệng là không thể bảo tồn nguyên dạng làm xuất hiện những dị bản khác nhau.
Văn học chữ viết đánh dấu một bước tiến lớn của nhân loại, mặc dù buổi đầu cũng chỉ mới là viết trên thẻ tre, xương da thú, mai rùa, trên gỗ đá, giấy lụa v.v…, nhưng đã đặt nền tảng thiết cốt cho các bước tiến lớn hơn nữa về sau. Song bước tiến nào cũng phải trả giá bởi ít nhiều bước lùi. Văn bản chữ viết không còn thể trực diện, thân thiết, giản tiện như văn bản truyền miệng, lại còn đòi hỏi điều kiện tối thiểu là tác giả và độc giả phải thông thạo chữ nghĩa, do đó có thu hẹp lại diện sáng tác và tiếp nhận trên một ý nghĩa nào đó.
Khác với văn học truyền miệng, nếu chủ thể tiếp nhận chỉ là thính giả, thì đối với văn bản chữ viết là độc giả, nghĩa là từ nghe chuyến sang nhìn, xem, rồi tiếp theo mới nghe được trong tưởng tượng. Sự tổng hợp giác quan ở đây là ở một bước cao hơn, và rất dễ dàng xem đi xem lại nếu muốn, một điều mà các thính giả của văn bản truyền miệng không phải không muốn, nhưng rất khó thực hiện
Văn học in ấn: In ấn chữ viết với đặc điểm bao trùm là nhanh, nhiều, tốt, rẻ nhưng với hai cấp độ khác nhau là in thủ công và in máy móc. Sáng tác thì phải có chất lượng, nhưng tiếp nhận thì số lượng cũng vô cùng quan trọng, mà cũng không dễ giải quyết, nhân loại phải tốn nhiều thế kỷ mới đạt được. In ấn đã giải quyết được khó khăn này, giúp tăng cường mạnh mẽ mối quan hệ giữa văn học với đời sống xã hội, nhất là văn học in máy đã dần dần tạo ra được thị trường văn học trên con đường bước sang xã hội hiện đại.
Văn học điện tử: So với văn bản in máy chỉ mới là bước khởi đầu, thì văn bản điện tử là một sự tổng hợp vượt bậc giữa nghệ thuật với kỹ thuật, nó bao gồm các lĩnh vực văn học truyền thanh, văn học điện ảnh, văn học truyền hình v.v…
Văn học truyền thanh phần nào khôi phục và phát huy thêm tính trực diện và tính thân thiết của văn học truyền niệng, nhưng trong cùng một lúc đã mở rộng diện tiếp nhận ra không gian bao la.
Văn học điện ảnh lại tích hợp được hai loại hình nghệ thuật nghe nhìn, càng đi sâu vào lòng công chúng.
Cũng gần như vậy, nhưng văn học truyền hình lại càng vô cùng thuận tiện cho việc thưởng thức, tiếp nhận của đông đảo công chúng.
Nhìn chung lại văn học điện tử đã tích hợp ở mức độ cao những đặc điểm của các lọaị văn bản truyền miêng, văn bản chữ viết và văn bản in ấn, thể hiện thành những đặc điểm chung nhất là tính biểu đạt cao đối với mọi sác thái và cung bậc của tư tưởng tình cảm, ít bị hạn chế về không thời gian và có khả năng thỏa mãn đông đảo công chúng. Tuy nhiên văn bản điện tử cũng có mặt trái của nó. Do sức mạnh to lớn, nó có có xu hường đẩy văn bản chữ viết ra ngoại biên, suy tôn đội ngũ chế tác hơn là nhà văn của chữ nghĩa và dễ gây áp lực vơi công chúng về một thị hiếu phiến diện nào đó.