Fixi.vn – Việt Nam là đất nước được thiên nhiên ưu đãi để phát triển nông nghiệp. Với gần 70% trong tổng số hơn 90 triệu người sống ở nông thôn và chủ yếu là lao động trong lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp. Trong ngành chế biến nông sản, sự kết hợp công – nông nghiệp đã tạo một bước phát triển mới và bền vững cho nền kinh tế Việt Nam.
Mục Lục Bài Viết
1. Giới thiệu tổng quan
Người chế biến thủy sản là những người chuẩn bị, chế biến và đóng gói các loại sản phẩm thủy sản như cá, sò, ốc và các loại hải sản, nhằm đảm bảo sẵn sàng để bán hoặc cung cấp cho người mua. Họ chịu trách nhiệm làm sạch, cạo vẩy hoặc phile các loại thủy hải sản theo yêu cầu. Họ cũng lọc thịt từ sò, cắt tỉa râu tôm… theo những yêu cầu cụ thể khác nhau.
Khi thủy hải sản đã được làm sạch và chuẩn bị sẵn sàng, người chế biến sẽ chịu trách nhiệm đóng gói để vận chuyển hoặc để bán. Quy trình này có thể bao gồm việc làm đông lạnh và/hoặc sử dụng dây chuyền đóng gói trong túi kín, bao bì… Những người chế biến cũng có thể chịu trách nhiệm phân loại chất lượng thủy hải sản để xác định giá sau này.
2. Người chế biến thủy sản làm gì?
– Làm sạch, phi lê các sản phẩm thủy hải sản.
– Phân loại các sản phẩm theo màu sắc, kích thước… để đặt lên bằng chuyền và xếp vào container.
– Loại bỏ các sản phẩm hỏng, lỗi…
– Đóng gói sản phẩm trong các hộp, bao bì, giấy gói theo đúng quy cách để dự trữ hoặc vận chuyển.
– Vận hành máy, dây chuyền vận chuyển sản phẩm thủy hải sản đã đóng gói
– Đảm bảo không gian làm việc sạch sẽ và an toàn
– Khử trùng, vệ sinh, mặc đồ bảo hộ lao động đúng quy cách
– Tham gia vào các buổi đào tạo về nghiệp vụ, giữ an toàn vệ sinh nơi làm việc hay các khóa học khác được yêu cầu.
3. Nghề chế biến thủy sản làm việc ở đâu?
Người chế biến thủy sản làm việc trong các nhà máy, các khu chế xuất với nghiệp vụ là chế biến các loại thủy hải sản. Sau khi tốt nghiệp cử nhân Kỹ sư thủy sản có thể làm việc tại các xí nghiệp chế biến thủy sản, công ty thủy sản, các trang trại…, các cơ sở kiểm nghiệm sản phẩm thủy sản, KCS cho các xí nghiệp thủy sản, các viện nghiên cứu, các trường trung học nông nghiệp hoặc cao đẳng, đại học nông nghiệp hoặc làm cán bộ quản lý thủy sản ở các cơ quan ban ngành thuộc tỉnh (Sở NN và PTNT, Sở Thủy sản, công ty nuôi thủy sản,…) hay học tiếp bậc sau đại học ở những chuyên ngành có liên quan.
Môi trường làm việc của họ thường mát và ẩm, để giảm thiểu khả năng hỏng của các loại thủy hải sản trong quá trình chế biến, có thể phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại, ăn da… Ngoài ra, môi trường làm việc cũng có tiếng ồn khá lớn.
Họ thường phải đứng và có thể phải nâng nhấc những thùng thủy hải sản lớn. Yếu tố vệ sinh là rất quan trọng vì đây là làm việc với thực phẩm. Họ thường được yêu cầu khử trùng tay, đeo găng tay, mặc đồ bảo hộ lao động. Cuối giờ chiều hoặc đầu ca làm thường là thời gian vận chuyển thủy hải sản về hoặc chuyển đi bán.
Việc làm chế biến thủy hải sản cũng có tính mùa vụ với một số loài chỉ khai thác vào một thời gian nhất định trong năm, điều này cũng có ảnh hưởng tới thời giam làm việc của họ.
Để làm ngành này, bạn có thể theo học ngành công nghệ chế biến thủy sản, được đào tạo tại một số trường như Đại học Trà Vinh, Đại học Thủy sản, Đại học Nông lâm TPHCM, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang, Đại học công nghiệp thực phẩm TPHCM… Ngành này cũng có đào tạo trình độ trung cấp như Trung cấp chế biến thủy sản, Trung cấp nghề Thủy sản Hải Phòng, Trình độ trung cấp của trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Quảng Nam…
Người chế biến thủy sản cần các tố chất sau:
– Khả năng phối hợp tay và mắt tốt: nghề này làm việc theo dây chuyền và yêu cầu thao tác nhanh, đồng đều và chính xác. Khả năng phối hợp “nhanh tay, nhanh mắt” sẽ khiến công việc đạt hiệu suất cao nhất.
– Thể chất tốt: nghề này đòi hỏi phải làm việc liên tục trong 8h, hầu như khá ít thời gian nghỉ ngơi nên sức khỏe, thể chất là yếu tố quan trọng để đáp ứng yêu cầu công việc
– Ý thức về sự an toàn: nghề này tưởng chừng đơn giản nhưng những sự cố gặp phải trong công việc cũng không phải là ít. Có thể bị xây xước, đứt tay, …
– Làm việc nhóm: các thao tác đều có dây chuyền nên nếu không biết cách phối hợp tốt với đội nhóm thì một người làm hỏng sản phẩm sẽ kéo theo cả dây chuyển bị ảnh hưởng.
“Sống mòn” trong môi trường độc hại
Theo nghiên cứu của phân viện, trong ngành chế biến thủy – hải sản, ngoài bệnh phổ biến như tai-mũi-họng, CN ngành này có 55% bị bệnh khớp, 62,5% bị bệnh dãn tĩnh mạch chân…
Tại Cty CP phân lân nung chảy Văn Điển (Hà Nội), từ đầu năm đến nay, đã có 3 người bị bệnh nghề nghiệp, nâng tổng số NLĐ làm việc tại đây bị bệnh nghề nghiệp lên con số 17, trong đó có 8 trường hợp bị bụi phổi silic. Anh N.T.V (làm việc ở DN này được gần 10 năm) cho rằng, nguy cơ dẫn đến bệnh tật ở những DN sản xuất hóa chất là rất đáng ngại. Tình hình này nếu không sớm được cải thiện thì không ít NLĐ lại phải chịu cảnh “sống mòn” trong môi trường LĐ nặng nhọc, độc hại.
Trong khảo sát về điều kiện LĐ và sức khỏe CN một số đơn vị thuộc ngành xây dựng tại TPHCM của TS Phạm Thị Bích Ngân – Phó GĐ Trung tâm Sức khỏe nghề nghiệp (Viện Nghiên cứu KHKT BHLĐ) – cho thấy tỉ lệ mắc bệnh tai-mũi-họng chiếm 44,44%, bệnh về mắt 30,56%, bệnh nội khoa như huyết áp, dạ dày… (30,56%)…
Một bác sĩ tại trung tâm này cho biết thêm, 6 tháng đầu năm 2013, qua khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ ở 58 đơn vị, kết quả gần 60% số NLĐ có sức khỏe trung bình trở xuống. Trong khám BNN, hơn 33% số NLĐ được khám cần được theo dõi bệnh, trong đó có các bệnh tiêu biểu như điếc nghề nghiệp, nhiễm độc toluen/xylen, nhiễm độc hóa chất…
Nguồn gốc và lịch sử của nghề nuôi trồng thủy sản
Những chú cá, con sò hay ông lão, chàng trai đánh cá không phải là nhân vật hiếm gặp trong các truyện cổ tích của nhiều nước, nhiều dân tộc trên thế giới. Điều đó là hoàn toàn dễ hiểu, bởi hoạt động đánh bắt và khai thác các loài thủy sinh – chính là những bước đầu tiên chuyển con người từ cuộc sống hoang dã của loài vượn người tiến hóa thành con người thông minh ngày nay. Bởi thế, không ít dân tộc có những câu chuyện kể về tiếng hát mê hồn của các nàng tiên cá, những chú cá vàng tốt bụng hay viên ngọc trai thần kỳ.
Trên phương diện nào đó, lịch sử hình thành của một dân tộc, một quốc gia gắn với những huyền thoại về nghề sông nước, với các loài thủy sinh, với các vùng biển, sự gắn bó đó đã mang đậm bản sắc của dân tộc. Việt Nam với câu chuyện về năm mươi người con của Mẹ Âu Cơ đã theo Cha Lạc Long Quân ra biển mở mang bờ cõi. Đó cũng là Chử Đồng Tử, con trai người đánh dặm, đã trở thành một trong những vị thần hộ mệnh quốc gia, được phong vào hàng bốn vị thánh Bất Tử của nước Nam.
Có lẽ, câu thành ngữ dân dã của người dân miền Trung “Cơm với cá như mạ với con”, đã tổng quát hóa thật đầy đủ sự gắn bó của những cư dân sống ở những vùng có địa thế phù hợp cho nghề thủy sản. Người Việt Nam cũng đã thân quen với nguồn thực phẩm từ thủy hải sản và kể cả trong cách chế biến thức ăn. Thực phẩm từ thủy sảnkhông chỉ để thỏa mãn sự “no”, mà các loài hải sản còn có giá trị về sức khoẻ cho con người.
Nghề nuôi trồng thủy sản từ xa xưa, nơi những vùng trũng ngập nước như Bắc và Nam bộ, khi người dân muốn sinh sống làm nhà, với cách thức đào ao lấy đất đắp nền nhà và chính từ xa xưa ấy nghề nuôi cá trong ao nước tĩnh đã hình thành một cách tự nhiên, qua bao nhiều thế kỷ nuôi trồng thủy sản được phát triển, cho đến sau ngày độc lập, phong trào ao cá Bác Hồ…
Chính từ những việc làm tự nhiên, có tính truyền thống đã thúc đẩy nghề Nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển mạnh mẽ. Ngày nay, ở đâu có mặt nước là ở đó người dân đã triển khai các hoạt động nuôi trồng thủy sản, chính vậy vùng đồng bằng Nam Bộ và ven biển miền Trung đã trở thành những vùng có nuôi trồng thủy sản phát triển nhất.