Fixi.vn – Hậu cần (logistics) là hoạt động chuyên chở, lưu giữ và cung cấp hàng hóa. Trong sản xuất kinh doanh, nhân viên hậu cần sẽ là người điều phối, nắm giữ nghệ thuật và khoa học quản lý cũng như điều chỉnh luồng di chuyển của hàng hóa, năng lượng, thông tin, các nguồn lực khác… đến thị trường.
Mục Lục Bài Viết
Nhân viên hậu cần là ai?
Hậu cần thể hiện sự hợp nhất của thông tin liên lạc, vận tải, tồn kho, lưu kho, giao nhận nguyên vật liệu, bao bì đóng gói. Nhân viên hậu cần là người phân tích và hợp tác với các dây chuyền cung cấp vật tư cho tổ chức, vận chuyển sản phẩm từ nhà cung cấp tới khách hàng. Nhân viên hậu cần quản lý toàn bộ vòng đời của sản phẩm bao gồm: làm thế nào để sản phẩm được nổi tiếng, được phân phối và được giao đến khách hàng.
Các công ty dựa vào nhân viên hậu cần để quản lý sự phân phối các sản phẩm và vật tư, quản lý. Hoạt động theo cách này giúp các công ty cạnh tranh tốt hơn trong thị trường toàn cầu hóa. Sự thực hiện công việc hậu cần và dây chuyền cung cấp sản phẩm rất quan trọng trong các nhà máy. Hệ thống cung cấp và phân phối ngày càng trở nên phức tạp, cùng với mục tiêu tăng tối đa hiệu quả và giảm chi phí tới mức tối thiểu. Vì vậy, nhân viên hậu cần sẽ rất cần thiết trong các công ty cần vận chuyển sản phẩm, giải quyết các vấn đề hậu cần cũng như xác định khu vực để phát triển.
Chính phủ và quân đội cũng cần đến những nhân viên hậu cần. Lên kế hoạch và di chuyển các thiết bị quân sự cũng như nhân sự tạo ra một số lượng lớn công việc cho các nhân viên hậu cần.
Nghề hậu cần làm gì?
Nhân viên hậu cần làm những công việc cụ thể sau:
– Trực tiếp chỉ định nguyên vật liệu và sản phẩm hoàn thành: nhân viên hậu cần giám sát các hoạt động từ thu mua đến vận chuyển, từ những sản phẩm dành cho các mục đích dân dụng tới nguồn dự trữ cho quân đội.
– Nhận hàng và đảm bảo cả về chất lượng và số lượng, theo dõi và đẩy nhanh quá trình vận chuyển và mua hàng.
– Duy trì liên lạc với các nhà cung cấp, các công ty vận chuyển và khách hàng để đảm bảo giao hàng kịp thời, phát triển mối quan hệ kinh doanh với các nhà cung cấp và khách hàng.
– Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và làm thế nào để đáp ứng những nhu cầu đó.
– Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển, hình thức vận chuyển và đàm phán về chi phí vạn chuyển.
– Hoàn thành các thủ tục cần thiết để vận chuyển hàng.
– Kết toán biên lai.
– Tạo ra chiến lược để tối thiểu hóa chi phí và thời gian sản xuất, vận chuyển nhưng vẫn đạt chất lượng tối đa.
– Xem lại sự thành công của những việc hậu cần và xác định khu vực cần cải tiến.
Nhân viên hậu cần làm việc ở đâu?
Tốc độ tăng trưởng việc làm đạt 22% từ năm 2012 – 2022, nhanh hơn mức tăng trưởng trung bình. Tốc độ tăng trưởng việc làm nhanh chóng và mạnh mẽ vì vai trò của việc vận chuyển hàng hóa trong nền kinh tế toàn cầu ngày càng tăng do đó cơ hội việc làm cho nhân viên hậy cần là rất cao.
Nhân viên hậu cần có thể làm việc trong các khu công nghiệp hoặc làm cho các doanh nghiệp sản xuất và các cơ quan chính phủ. Một số nhân viên hậu cần làm việc trong phòng hậu cần trong các cơ quan chính phủ, những người khác làm việc cho các doanh nghiệp như các doanh nghiệp vận tải hàng hóa hay làm việc tại các cảng xuất nhập khẩu…
Học nghề hậu cần ở đâu?
Nhân viên hậu cần chỉ cần có bằng đại học là đã có thể làm việc ở nhiều vị trí hậu cần. Tuy nhiên, công việc hậu cần ngày càng trở nên phức tạp, nhiều công ty muốn thuê những nhân viên có bằng cử nhân trong các lĩnh vực như kinh doanh, kĩ sư công nghiệp, kĩ sư sản xuất hoặc quản lý dây chuyền cung cấp.
Bạn có thể lựa chọn theo học tại một số cơ sở đào tạo như Trường Đại học Ngoại thương (cơ sở 1,2 và 3), Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Giao thông vận tải Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế hồ Chí Minh, Đại học RMIT… Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn theo học ngành này ở các trường đại học về kinh tế ở Anh, Mỹ, Singapore… Chương trình đào tạo bằng cử nhân bao gồm các khóa học về quản lý hoạt động và cơ sở dữ liệu, đưa ra quyết định, và hệ thống động lực học…
Để trở thành một nhân viên hậu cần, bạn cần có một số kỹ năng và tố chất cần thiết sau:
– Kỹ năng tổ chức: nhân viên hậu cần phải thực hiện nhiều công việc tại cùng một thời điểm, làm báo cáo chi tiết và quản lý đồng thời nhiều dự án cùng một lúc.
– Kỹ năng giải quyết vấn đề: nhân viên hậu cần phải xử lý nhiều tình huống bất ngờ như vấn đề về giao hàng và điều chỉnh kế hoạch cần thiết để giải quyết những vấn đề đó.
– Kỹ năng giao tiếp: nhân viên hậu cần cần kĩ năng giao tiếp tốt để cộng tác với đồng nghiệp và làm việc với các nhà cung cấp cũng như khách hàng.
– Kỹ năng tư duy – phê phán: nhân viên hậu cần phải phát triển, điều chỉnh và thực hiện kế hoạch hậu cần cũng như tìm cách để giảm chi phí và cải thiện hiệu quả làm việc.
Nhân viên hậu cần nên có những kiến thức trong lĩnh vực như kinh doanh, kĩ sư công nghiệp, kĩ sư sản xuất, quản lý dây chuyền cung cấp hoặc những lĩnh vực liên quan và những việc liên quan đến hậu cần, biết sử dụng các phần mềm trợ giúp cho công việc hậu cần.
Đối với hầu hết các doanh nghiệp, một kho hàng đầy là sự đảm bảo an toàn. Nhưng Dell đã thay thế tồn kho bằng thông tin, và điều đó giúp công ty này trở thành một tổ chức nhanh nhất và hiệu quả nhất trên thế giới.
Năm 2012, một cuộc đình công diễn ra trong 10 ngày với sự tham gia của hơn 10 ngàn công nhận đã đóng sập mọi đường vào 29 cảng Bờ Tây nước Mỹ trải dài từ Los Angeles tới Seatle và dĩ nhiên hàng trăm con tàu không thể dỡ hàng hoá để chuyển vào nước Mỹ. Việc đóng cửa các cảng này đã làm tê liệt các chuỗi cung ứng toàn cầu, làm thiệt hại rất lớn cho các nhà sản xuất và bán lẻ và trên hết nó tạo thêm một khoản chi phí lên đến hàng tỷ đô la cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp Mỹ.
Các nhà phân tích cho rằng Dell, với mô hình sản xuất đúng thời hạn, có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các linh phụ kiện không thể giao tới các nhà máy lắp ráp tại Mỹ. Dell cũng biết rất rõ rằng mô hình siêu tinh giản và hoạt động với tốc độ cao sẽ đặt công ty này vào tình trạng dễ bị đổ vỡ trước những sự kiện trên.
“Khi gặp các vấn đề về đình công, hay một trận động đất hoặc đại dịch SARS xảy ra, chúng tôi có thể phản ứng nhanh hơn so với bất kỳ công ty nào” Dick Hunter, tổng tư lệnh về chuỗi cung ứng của Dell đã phát biểu “Không có sự lựa chọn nào khác. Chúng tôi hiểu những biến cố này sẽ xảy ra và chúng tôi phải luôn nhanh chóng xử lý nó. Chúng tôi không bao giờ cho phép bất kỳ sự chậm trễ nào”.
May mắn thay, chính đặc tính tốc độ nhanh và sự linh hoạt lại giúp Dell tránh được khó khăn và nhanh chóng giải quyết vấn đề. Dell đã xây dựng một sự giao tiếp liên tục, 24 giờ mỗi ngày với các nhà sản xuất linh kiện ở Đài Loan, Trung Quốc và Malaysia, và các đối tác vận chuyển của Dell cũng luôn báo trước khả năng đình công hoặc đình trệ 6 tháng trước khi nó xảy ra. Hunter đã điều một “nhóm đặc nhiệm” gồm 10 chuyên gia về logistics tới cảng Long Beach, thuộc California và các cảng khác. Họ phối hợp tại hiện trường với mạng các công ty dịch vụ vận chuyển và giao nhận để xây dựng kế hoạch đối phó với tình trạng khẩn cấp.
Khi lực lượng đặc nhiệm xác nhận rằng mọi hoạt động đình trệ đã chắc chắn xảy ra, Dell ngay lập tức chuyển sang phương án khác. Công ty này đã thuê 18 chiếc 747 của UPS, Northwest Airlines, China Airlines và một số hãng hàng không khác. Mỗi chiếc 747 có thể vận chuyển được lượng linh kiện đủ để lắp ráp 10 ngàn máy PC. Ngoài ra, Dell cũng làm việc với các nhà cung cấp của mình tại Châu Á để đảm bảo rằng linh kiện được giao ra các cảng hàng không Shanghai và Taipei đúng thời hạn. Dell luôn cố gắng đảm bảo máy bay của mình tới Mỹ và quay trở về trong vòng 33 tiếng, điều này sẽ giúp chi phí ở mức thấp nhất và chuỗi cung ưng luôn hoạt động trơn tru. Trong khi đó, Dell luôn có người của mình hiện diện tại mọi cảng và sân bay.
Quả thực, Dell đã thực hiện một nhiệm vụ bất khả thi: công ty này có thể tồn tại sau một cuộc đình công làm đình trệ chuối cung ứng trong vòng 10 ngày với một lượng tồn kho chỉ trong khoảng 72 giờ, và dĩ nhiên công ty không bao giờ làm trễ lô hàng nào của khách hàng. Dell đã thành công trong việc loại bỏ hoàn toàn hàng dữ trữ thông qua việc các nhà bán hàng trung gian và kết nối trực tiếp với khách hàng.
Hậu cần có khái niệm bắt nguồn từ nhu cầu quân sự trong việc cung cấp cho chính họ trong quá trình di chuyển của các đoàn quân từ căn cứ ra tiền tuyến.
Trong các cuộc chiến tranh cổ đại của đế chế Hy Lạp và La Mã, những chiến binh có chức danh “Logistikas” được giao nhiệm vụ chu cấp và phân phối vũ khí và nhu yếu phẩm, đảm bảo điều kiện cho quân sỹ hành quân an toàn từ bản doanh đến một vị trí khác. Công việc hậu cần này có ý nghĩa sống còn tới cục diện của chiến tranh, khi các bên tìm mọi cách bảo vệ nguồn cung ứng của mình và tìm cách triệt phá nguồn cung ứng của đối phương. Quá trình tác nghiệp đó dần hình thành một hệ thống mà sau này được vận dụng trong các phương pháp quản lý hậu cần.
Thuật ngữ logistics trong tiếng Anh từ chữ Hy Lạp logistikos. Theo định nghĩa của Oxford thì logistics trong tiếng Anh được hiểu là một nhánh của khoa học quân sự liên quan đến việc tiến hành, duy trì và vận chuyển phương tiện thiết bị và nhân sự.
Khái niệm hậu cần liên quan đến kinh doanh bắt nguồn từ những năm 1950. Điều này chủ yếu là do sự gia tăng trong việc cung cấp, vận chuyển trong một thế giới toàn cầu hóa đòi hỏi phải có những nhà chuyên gia trong lĩnh vực này.