Mục Lục Bài Viết
1, Nhân viên ngân hàng – Họ là ai?
Ngân hàng là một tổ chưc tài chính và trung gian tài chính chấp nhận tiền gửi và định kênh những tiền gửi đó vào các hoạt động cho vay trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các thị trường vốn. Ngân hàng là sợi dây kết nối giữa khách hàng có thâm hụt vốn và khách hàng có thặng dư vốn. Nói đơn giản, ngân hàng kiếm tiền bằng cách lấy tiền bạn gửi cho người khác vay hoặc ngược lại.
Nhân viên ngân hàng là những người làm việc cho ngân hàng. Họ có các tên gọi khác nhau tùy thuộc vào công việc. Ví dụ như: Giao dịch viên, tư vấn tài chính, nhân viên phân tích tín dụng, dịch vụ khách hàng, nhân viên thanh toán quốc tế,… rất đa dạng.
2, Nhân viên ngân hàng thì làm gì?
Tùy thuộc vào mỗi vị trí, các nhân viên ngân hàng có thể làm rất nhiều công việc khác nhau: tư vấn, giao dịch, thẩm định, hỗ trợ khách hàng… Mỗi vị trí công việc ở ngân hàng đều có một đặc thù riêng.
Ví dụ như giao dịch viên chuyên nghiệp là đội ngũ thể hiện xuất sắc vai trò xây dựng hình ảnh ngân hàng đối với công chúng. Đối với hầu hết khách hàng, giao dịch viên đại diện cho ngân hàng. Nhiều dịch vụ của ngân hàng được hoàn tất ở mỗi chi nhánh thông qua Giao dịch viên. Huấn luyện Giao dịch viên chuyên nghiệp là cách tốt nhất để cải thiện hoạt động kinh doanh ngân hàng. kiến thức cơ bản của một Giao dịch viên ngân hàng gồm: Qui trình xử lý và thực hiện các giao dịch, kỹ năng giao tiếp với khách hàng, ứng xử với những tình huống đặc biệt.
Còn nếu là một Nhân viên phân tích tín dụng doanh nghiệp, bạn sẽ:
- Phân tích, lập tờ trình đề xuất tín dụng trong phạm vi được phân công, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Đánh giá, phân tích lại các hồ sơ tín dụng có nguy cơ chuyển sang nợ xấu, đề xuất biện pháp kiểm soát tín dụng theo yêu cầu của Trưởng bộ phận, Trưởng đơn vị
- Giải quyết các công việc có liên quan trong quá trình cho vay.
Với công việc của một Nhân viên thanh toán quốc tế là Tiếp nhận đơn xin mở L/c của các doanh nghiệp, xem tình hình tài chính của DN , mở L/c cho DN, thông báo L/c cho DN, tiến hành thanh toán tiền cho khách hàng, thông ábo tiền về cho DN…
Và còn rất nhiều vị trí công việc thú vị khác của một nhân viên ngân hàng mà bạn có thể tìm hiểu ở đây.
Bạn cũng nên tham khảo những clip giới thiệu về ngân hàng và nhân viên ngân hàng sau: https://www.youtube.com/watch?v=wbMlIH2Q0rs
https://www.youtube.com/watch?v=4XjPnAOdf4U
https://www.youtube.com/watch?v=F4OWuCvXb88
3, Học làm nhân viên ngân hàng ở đâu?
Bên cạnh những trường chuyên về Tài chính – Ngân hàng, hầu hết các trường đào tạo kinh tế đều có khoa Tài chính – Ngân hàng. Đây là điều kiện thuận lợi của bạn khi tìm học ngành này.
Bạn có thể học về ngân hàng tại: Học viện Ngân hàng; Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh; Đại học Kinh Tế – Đại học Quốc gia Hà Nội , Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh); Trường Đại học Kinh tế quốc dân; Trường Đại học Ngoại thương; Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh; Trường Đại học Kinh Tế (Đại học Huế); Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh (Đại học Đà Nẵng); Trường Đại học Quy Nhơn.
Ngoài ra, còn có rất nhiều trường cao đẳng trong cả nước có đào tạo ngành tài chính kế toán mà bạn có thể hướng tới.
4, Nhân viên ngân hàng làm việc ở đâu?
Nhân viên ngân hàng chủ yếu làm việc trong văn phòng tiện nghi thoải mái. Tùy thuộc vào công việc chuyên môn, họ cũng thường xuyên đi ra ngoài để giao dịch với khách hàng, các đối tác. Đây là nghề nghiệp nhiều cám dỗ, đòi hỏi sự trung thực và bản lĩnh vững vàng.
Cơ hội làm việc trong ngành ngân hàng khá rộng mở, những người muốn làm trong ngành này có thể tìm thấy vị trí của mình tại:
– Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Trụ sở chính tại Hà nội, cùng 64 chi thánh ngân hàng tại các tỉnh thành trong cả nước và 5 doanh nghiệp trực thuộc.
– Quỹ Tín dụng Nhân Dân Trung ương với 24 chi nhánh ở các tỉnh, thành phố và 898 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. 5 ngân hàng thương mại quốc doanh với hàng trăm chi nhánh cấp 1, cấp 2 tại các tỉnh thành trong cả nước. Ngân hàng chính sách với 64 chi nhánh cấp tỉnh và 587 phòng giao dịch cấp huyện. 25 ngân hàng cổ phần đô thị. 12 ngân hàng cổ phần nông thôn. 27 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. 5 ngân hàng liên doanh với 16 chi nhánh trên cả nước. 5 công ty tài chính. 8 công ty cho thuê tài chính. 40 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam (theo số liệu thống kê năm 2005).
Nhìn chung, nếu bạn muốn trở thành nhân viên ngân hàng thì trước hết bạn phải tốt nghiệp Đại học ngành Tài chính –Ngân hàng và thêm vào đóbạn cần có nhiều kỹ năng như: giao tiếp, phân tích, tổng hợp… Một số công việc sẽ đòi hỏi bạn có một hoặc vài kỹ năng vượt trội hơn các kỹ năng còn lại, ví dụ như môi giới, phân tích tài chính.
Sự chăm chỉ: Công việc tại ngân hàng vô cùng căng thẳng, chứa đựng nhiều rủi ro cũng như các cơ hội. Giờ làm việc thường rất dài nhưng cũng vô cùng thú vị. Hãy chuẩn bị tinh thần để vượt qua những giờ phút khó khăn, đồng thời đón nhận những khoảnh khắc hân hoan.
Lòng quyết tâm: Vào làm việc tại ngân hàng là điều vô cùng khó khăn. Bạn phải chuẩn bị tất cả mọi kỹ năng cần thiết và lòng quyết tâm theo đuổi đến cùng.
Khả năng phân tích: Nhiều sinh viên tốt nghiệp đã bắt đầu sự nghiệp trong ngành ngân hàng ở vị trí nhân viên phân tích. Đây là một công việc đòi hỏi sự tận tâm và kỹ năng phân tích. Các kỹ năng này sẽ được đòi hỏi nhiều hơn ở các vị trí cao hơn.
Khả năng giao tiếp: Thành công của bạn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp và khách hàng.Bạn cần phải có sự hiểu biết về khách hàng, xu hướng chính trị, môi trường xã hội, kinh tế vĩ mô…
Kỹ năng toán học: Các ngân hàng đầu tư đòi hỏi các nhân viên khả năng toán học thành thục. Nếu bạn là người giỏi toán, có bằng đại học của một trường kỹ thuật cũng như đã tham gia một vài khóa học tài chính và định giá, bạn hoàn toàn có đủ điều kiện để thực hiện ước mơ làm việc trong ngân hàng.
Kỹ năng kế toán: Kỹ năng phân tích các con số giữ vai trò vô cùng quan trọng. Bạn phải có được chứng chỉ CFA (Chartered Financial Analyst) nếu muốn trở thành một chuyên viên tài chính hay một nhà phân tích chứng khoán.
Làm việc tập thể: Tinh thần đồng đội là nhân tố quan trọng mang đến thành công của các ngân hàng đầu tư. Các nhân viên cùng đoàn kết làm việc để đem đến cho khách hàng những dịch vụ hoàn hảo nhất.
Ngành nghề cho các nhà khoa học và luật sư: Có rất nhiều nhà khoa học và luật sư làm việc trong ngân hàng. Các nhà khoa học nghiên cứu các thuật toán trong khi các luật sư hỗ trợ cho việc tạo ra các tài liệu pháp luật, thương lượng với khách hàng.
Các mối liên hệ: Chìa khóa để bước vào cánh cổng ngân hàng chính là các mối liên hệ. Nếu bạn không may mắn có được điều này, bạn nên bắt đầu bằng cách tham gia vào các hội thảo công nghiệp, hay tìm kiếm các bạn bè đang làm việc trong ngành này.
Ngoài ra, làm việc trong ngân hàng đòi hỏi bạn phải nỗ lực hết mình. Bạn có thể phải lấy được bằng cao học ở một trường danh tiếng trước khi phát triển sự nghiệp của mình ở đây.
Mọi người thường nghĩ về nhân viên ngân hàng là một nghề có nhiều cơ hội thăng tiến, hàng ngày chỉ ngồi làm việc trong văn phòng sang trọng, điều hòa mát rượi… Thế nhưng, ít ai biết rằng bên cạnh sự “hào nhoáng” bề ngoài đó, nhân viên ngân hàng cũng có những “nỗi khổ” ít ai biết.
Đối với nhân viên ngân hàng, bên cạnh nghiệp vụ chuyên môn, thì áp lực về tinh thần cũng rất lớn bởi họ là những người làm dịch vụ. Những người làm ở bộ phận giao dịch hàng ngày sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều người. Có những lúc đông người, khách phải đợi chờ lâu, hay quy định của ngân hàng không phù hợp với yêu cầu của khách hoặc không làm thỏa mãn họ… khiến không ít người không thông cảm và tỏ vẻ khó chịu, thậm chí mắng sa sả nhân viên.
Còn với chuyên viên khách hàng cao cấp, công việc hằng ngày là tiếp xúc với những khách hàng VIP – những người có địa vị, có học vấn, thành đạt và lịch sự – họ cũng hiểu và thông cảm với các nhân viên hơn. Mặc dù ít bị tổn thương, ít gặp tình cảnh bị khách hàng mắng té tát trên song theo để chiều được những vị “Thượng đế” này cần phải hết sức tận tụy cả trong tư vấn lẫn khi phục vụ.
Không chỉ với khách hàng, nỗi lo khủng khiếp với mọi nhân viên ngân hàng còn là áp lực về chỉ tiêu và doanh số. Mỗi lần tổng kết tháng, quý, năm, chỉ tiêu các sếp đề ra ngày một lớn, áp lực mỗi ngày thành một vòng xoáy khổng lồ hơn. Nhân viên trong nghề vẫn nói vui với nhau: Nhìn thấy sếp là thấy chỉ tiêu.
Tuy nhiên, những khó khăn đó chỉ là phần nhỏ thôi. Ngân hàng vẫn là một ngành có cơ hội nghề nghiệp rộng mở với mức đãi ngộ cao mà rất nhiều người mơ ước. Bạn có thể dễ dàng vượt qua khó khăn đó nếu có một kỹ năng chuyên môn tốt và tích cực cần trau dồi khả năng ứng biến, giao tiếp và sự chăm chỉ để thích ứng được với công việc này.
Trong lịch sử phát triển, nghề Ngân hàng đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Nghề này được phát triển từ thời thượng cổ đến thời kì trung cổ, nghề Ngân hàng bị đình đốn do sự sụp đổ của đế quốc La Mã. Đến thời kì phục hưng, nghề này được phục hồi và phát triển khá mạnh. Số lượng các tổ chức kinh doanh tiền tăng thêm, nhiều nghiệp vụ mới được áp dụng,như nghiệp vụ thanh toán bằng thương phiếu, thanh toán bù trừ, nghiệp vụ bảo lãnh cho vay và thanh toán…
Một số tổ chức kinh doanh tiền xuất hiện trong thời kì này đã mang dáng dấp kiểu Ngân hàng hiện đại, như Banco di barcelone thành lập năm 1401 và Banco di Valencia thành lập năm 1409 ở Tây Ban Nha, banco di Realto thành lập năm 1587 ở Vơnidoq (Italia).
Loại hình Ngân hàng hiện đại thực sự xuất hiện trên thế giới vào thế kỷ 17, với việc thành lập những Ngân hàng: Ngân hàng Amxtécđam năm 1609 ở Hà Lan, Ngân hàng Hamburg năm 1619 ở Đức, Ngân hàng Anh quốc năm 1694.
Từ thế kỷ 15 dến cuối thế kỷ 18, ở các nước Tây Âu, ngân hàng hiện đại lần lượt được thành lập do chuyển hoá từ các ngân hàng cho vay nặng lãi, hoặc được thiết lập mới. Trong thế kỷ 18 và nhất là thế kỷ 19, sự mở rộng nhanh chóng kinh tế hàng hoá ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ đã thúc đẩy sự hình thành hệ thống Ngân hàng 2 cấp. Sang đầu thế kỷ 20, nền kinh tế ở các nước Âu-Mỹ khủng hoảng sâu sắc, đòi hỏi sự can thiệp mạnh mẽ của Nhà nước vào các hoạt động kinh tế – xã hội, đặc biệt là sự phát huy vai trò điều tiết vĩ mô, nhằm khắc phục khủng hoảng, duy trì chủ nghĩa tư bản.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, với xu thế quốc tế hoá và nhất thể hoá về kinh tế – tài chính, hệ thống ngân hàng ở mỗi nước được hoàn chỉnh thêm một buớc, đồng thời trên phạm vi khu vực và trên phạm vi toàn cầu đã xuất hiện các tổ chức Ngân hàng quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển khu vực, bên cạnh Ngân hàng thương mại siêu quốc gia. Những ngân hàng này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp chính sách tài chính – tiền tệ giữa các nước và của cộng đồng các quốc gia trên thế giới.