Fixi.vn – Nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu phối hợp cùng các nhà quản lý dự án IT, nhân viên lập trình cơ sở dữ liệu và lập trình đa phương tiện nhằm phục vụ lưu trữ data cho các tổ chức, doanh nghiệp có yêu cầu.
Mục Lục Bài Viết
Nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu là ai?
Nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu là người chịu trách nhiệm cài đặt, sao lưu, kiểm soát, xử lý, duy trì hệ thống dữ liệu cho các tổ chức thuộc cả khu vực công và tư nhân. Họ là những người thiết kế, chăm sóc hệ thống thông tin, tìm ra cách lưu trữ hiệu quả nhất, nhằm đưa thông tin tới người cần sử dụng thông tin vào đúng thời điểm. Họ xác định nhu cầu của người sử dụng thông tin, thiết lập cơ sở dữ liệu máy tính và đảm bảo hệ thống hoạt động thông suốt. Thông tin, dữ liệu sẽ được bảo vệ toàn vẹn, sao lưu, bảo mật và các sự cố cũng sẽ được xử lý.
Quản trị viên cơ sở dữ liệu thường được gọi tắt là DBA.
Nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu làm gì?
- Tìm hiểu nhu cầu của người dùng và giám sát việc truy cập cũng như bảo mật khi truy cập của người dùng. Giám sát hoạt động và quản lý các thông số để đảm bảo thông tin nhanh chóng đến với người dùng.
- Thiết kế, lên ý tưởng quản trị cơ sở dữ liệu và tinh chỉnh các thiết kế sao cho hợp lý để có thể dịch sang một mô hình dữ liệu cụ thể. Về lâu dài cần lắp đặt, thử nghiệm các phiên bản mới của DBMS (hệ quản trị dữ liệu).
- Viết tài liệu về cơ sở dữ liệu, bao gồm các dữ liệu chuẩn, quy trình và định nghĩa, v.v.
- Kiểm soát quyền truy cập và các quyền ưu tiên.
- Phát triển, quản lý và kiểm tra thử các kế hoạch sao lưu, phục hồi; bảo đảm rằng các quy trình lưu trữ hoạt động chính xác. Thường xuyên phối hợp với các nhân viên kỹ thuật, vận hành, ứng dụng để đảm bảo cơ sở dữ liệu toàn vẹn, bảo mật.
Nhân viên quản trị dữ liệu làm việc ở đâu?
Số đông DBA làm việc cho các công ty thiết kế hệ thống máy tính và các dịch vụ liên quan, chẳng hạn như các nhà cung cấp dịch vụ Internet và các công ty xử lý dữ liệu.
Những DBA khác được sử dụng bởi các công ty có cơ sở dữ liệu lớn, chẳng hạn như công ty bảo hiểm và ngân hàng, cả hai ngành này đều theo dõi một khối lượng lớn dữ liệu cá nhân và tài chính cho khách hàng của họ. Một số DBA quản lý cơ sở dữ liệu cho các công ty bán lẻ trong việc theo dõi thông tin thẻ tín dụng khách hàng và thông tin vận chuyển, những người khác làm việc cho các công ty chăm sóc sức khỏe và quản lý hồ sơ ý tế của bệnh nhân.
Nhìn chung, nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu có thể làm việc tại bất kì tổ chức nào có hệ thống thông tin, dữ liệu lớn, được lưu trữ trên hệ thống máy tính, như các tổ chức tài chính, các công ty công nghệ thông tin, tổ chức tư vấn quản lý, đại học, học viện, bệnh viện, cơ quan chức trách tại địa phương và trung ương, các tổ chức từ thiện hoặc bất kì tổ chức nào khác có đặc điểm như đã nói.
Hầu hết các Quản trị cơ sở dữ liệu là làm việc toàn thời gian và có khoảng 25% lao động làm việc nhiều hơn 40 giờ/ tuần.
Làm thế nào để trở thành nhân viên quản trị dữ liệu?
Để trở thành nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu, bạn có thể theo học ngành Công nghệ thông tin được đào tạo tại khá nhiều trường ở cả cấp Đại học, Cao đẳng, Trung cấp như
Miền Bắc: Đại học Bách khoa HN, Đại học Mỏ địa chất, Đại học Duy Tân, Đại học Mở HN, Đại học Điện Lực,v.v
Miền Trung: Đại học Nha Trang, Cao đẳng Công nghệ thông tin – Đại học Đà Nẵng,v.v
Miền Nam: Đại học công nghệ thông tin TPHCM, Đại học Công nghệ TPHCM, Đại học Cần Thơ, Đại học Công nghiệp TPHCM, Cao đẳng Công nghệ thông tin TPHCM, Trung cấp Công nghệ thông tin Sài Gòn, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Lạc Hồng,v.v
- Khả năng làm việc với độ chính xác: Làm việc với hệ thống dữ liệu trên máy tính, sự cẩn thận và tỉ mỉ, đảm bảo chính xác từng chi tiết nhỏ nhất là rất quan trọng để hệ thống vận hành;
- Kỹ năng giao tiếp: Nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu cũng cần khả năng giao tiếp tốt, khả năng đàm phán cũng như truyền đạt thông tin để nắm được yêu cầu của người dùng thông tin;
- Khả năng làm việc nhóm: Thường xuyên phối hợp với các nhân viên kỹ thuật, lập trình… nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu cần có khả năng làm việc nhóm hiệu quả;
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong quá trình làm viêc, những vấn đề có thể phát sinh và nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu cần biết cách phân tích, đánh giá từ đó;
- Tư duy logic: Quản trị cơ sở dữ liệu sử dụng phần mềm để có được nhận thức về thông tin và thực hiện việc sắp xếp, tổ chức chúng vào một mô hình có ý nghĩa. Sau đó thông tin được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu để họ có thể quản lý, kiểm tra và bảo trì;
Để trở thành một nhân viên quản trị dữ liệu, bạn cần phải tìm hiểu những gì?
Tiền lương
Khoảng tiền lương dành cho nhân viên quản trị dữ liệu dao động trong khoảng 22.000 – 140.000 USD/ năm. Có thể nói lương cho nhân viên quản trị dữ liệu nói riêng và cho các nghề liên quan đến máy tính nói chung là cao hơn so với các nghề nghiệp khác. Ngoài ra, con số này cũng phụ thuộc vào từng công ty, không áp dụng đối với việc làm thêm.
Cơ hội
Cơ hội dành cho những người làm quản trị viên cơ sở dữ liệu đang ngày càng tăng lên, và dự kiến sẽ tăng khoảng 7% – 25% vào năm 2022, trong khi tỷ lệ thất nghiệp của ngành này tương đối thấp, chỉ vào khoảng 0,9% – 4,2%. Như vậy có thể thấy hầu hết các sinh viên theo học ngành quản trị cơ sở dữ liệu có nhiều khả năng tìm được việc làm theo đúng chuyên ngành mình đã học.
Kỹ năng, trình độ
Như trên đã đề cập, cơ hội dành cho những nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu đang tăng cao nên các nhà tuyển dụng mong muốn sẽ tìm được những nhân viên có năng lực và trình độ. Nói chung, nghề này cần ít nhất bằng cử nhân tại các trường đại học cũng như một vài chứng chỉ khác có liên quan. Trong trường hợp bạn chỉ tốt nghiệp cao đẳng hoặc trường nghề, cơ hội và mức lương sẽ không được như mong muốn. Ngoài ra, nghề này yêu cầu nhiều kinh nghiệm thực tế nên để có thể gia tăng cơ hội tìm việc làm, bạn nên bắt đầu tích lũy kinh nghiệm của mình ngay từ ngày hôm nay.
Môi trường làm việc
Môi trường làm việc của nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu rất đa dạng, tuy nhiên hầu hết đều làm việc trong môi trường văn phòng truyền thống. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chọn công việc freelancer, làm việc online để có thời gian linh hoạt hơn. Nhìn chung, đây là công việc được thực hiện thông qua máy tính nên bạn có nhiều lựa chọn để tìm ra phương pháp thích hợp nhất cho mình.
Lịch sử cơ sở dữ liệu
Để phục vụ dự án thám hiểm mặt trăng của NASA, năm 1964, Hãng Hàng không Bắc Mỹ (North American Aviation – NAA) đã tiến hành xây dựng hệ thống file phân cấp có tên là Generalized Update Access Method (GUAM). IBM đã kết hợp với NAA để phát triển GUAM và cho ra đời cơ sở dữ liệu mô hình phân cấp thương mại đầu tiên, được gọi là Hệ thống Quản lý Thông tin (Information Management System – IMS), phát hành năm 1966.
Giữa những năm 1960, dưới sự hướng dẫn của nhà khoa học máy tính nổi tiếng lúc bấy giờ là Charles W. Bachman, công ty General Electric đã tự phát triển cơ sở dữ liệu đầu tiên dựa trên mô hình mạng và đặt tên là Kho Dữ liệu Tích hợp (Integrated Data Store – IDS).