Fixi.vn– Trong thời kỳ kinh tế thị trường phát triển, hàng hóa ngày càng nhiều cũng như nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao khiến dịch vụ vận chuyển phát triển mạnh. Nhân viên chuyển hàng (shipper) trở thành một ngành nghề phổ biến mà không yêu cầu quá cao về trình độ học vấn.
Mục Lục Bài Viết
Shipper là ai?
Nhân viên chuyển hàng hay còn được gọi với cái tên quen thuộc shipper là người vận chuyển hàng hóa, có trách nhiệm giao hàng đúng hẹn và bảo đảm an toàn cho tất cả hàng hóa của những vị khách thân yêu. Thay vì việc phải đến tận nơi mua hàng, bạn chỉ cần đặt hàng qua mạng, và nhân viên chuyển hàng sẽ có nhiệm vụ đưa món hàng đó đến tận tay ban.
Đó là nhiệm vụ tưởng chừng như đơn giản, nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng, bởi những khó khăn gặp phải trên đoạn đường dài như vậy, cũng như những sự cố có thể phát sinh khiến cho những người vận chuyển gặp những thử thách nhất định. Họ phải kiên trì và đặt uy tín khách hàng lên hàng đầu, cũng như có bản lĩnh cao để vượt qua những trở ngại trên xuyên suốt hành trình vận chuyển.
Biết được điều đó nên các dịch vụ luôn được diễn ra với chất lượng cao, đúng hẹn và hầu như chưa bao giờ làm khách hàng phải thất vọng.
Nhân viên chuyển hàng làm gì?
Quy trình làm việc của một nhân viên chuyển hàng thường bao gồm:
+ Nhận hàng từ nơi giao hàng như các xưởng sản xuất, kho hàng các công ty vận chuyển hay các shop bán hàng.
+ Kiểm tra hàng hóa, hóa đơn, thông tin khách hàng, địa chỉ giao hàng.
+ Chuyển hàng hóa được giao đến khách hàng.
+ Xác lập hóa đơn vận chuyển.
+ Nhận tiền thanh toán và chuyển lại cho nơi giao hàng.
Nhân viên chuyển hàng làm việc ở đâu?
Nhân viên chuyển hàng có thể làm việc tại các công ty vận chuyển giao hàng hóa, các shop online bán quần áo, mỹ phẩm, đồ ăn… công ty chuyển phát nhanh hoặc một số công ty chuyên nhận ship như Ship AZ, Zozoship…
Giờ làm việc của nhân viên chuyển hàng thường không cố định, phụ thuộc vào yêu cầu của đơn hàng cũng như công ty chủ quản. Có nhiều nhân viên chuyển hàng thường phải tăng ca, thậm chí chạy ca đêm để hoàn thành tiến độ công việc được giao.
Làm thế nào để trở thành shipper?
Thông thường nhân viên giao hàng chỉ cần có khả năng điều khiển các phương tiện giao thông thành thạo là đã có thể ứng tuyển vào các vị trí giao hàng. Chính vì vậy, chưa có trường lớp chính thức để đào tạo nhân viên chuyển hàng, nhưng các bạn có thể được đào tạo qua các chương trình của những công ty vận tải Bắc Nam, Công ty vận tải Hòa Phát.
Tuy không cần kiến thức chuyên môn cao nhưng người nhân viên chuyển hàng cũng cần có cho mình những kỹ năng cần thiết như:
+ Có khả năng sử dụng thành thạo các phương tiện giao thông: nghề vận chuyển cần nhất là khả năng này bởi đây chính là đặc thù của nghề.
+ Có hiểu biết về đường đi, các quy định về an toàn giao thông để lựa chọn lộ trình phù hợp, ngắn nhất, tích kiệm thời gian và công sức.
+ Kỹ năng xử lí phản ứng: Trong những trường hợp khách hàng có những thay dổi về yêu cầu, người nhân viên vận chuyển cần nhanh chóng xử lý cho phù hợp.
+ Kỹ năng giao dịch qua điện thoại: Đây là kỹ năng quan trọng nhất bởi các giao dịch giữa nhân viên chuyển hàng và khách hàng thường được thực hiện qua điện thoại. Vì vậy, để có một cuộc giao dịch thành công, người nhân viên chuyển hàng cần cải thiện tốt kỹ năng này. Trong đó, người nhân viên chuyển hàng cần đặc biệt hoàn thiện kỹ năng nghe và kỹ năng trả lời.
+ Có thể trạng tốt: Chuyển hàng là công việc làm chủ yếu ở ngoài trời vì vậy người nhân viên làm nghề này cần có thể lực, sức khỏe tốt phù hợp với yêu cầu công việc.
Người dân sinh sống gần con hẻm 12 trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1, TP. HCM) có lẽ đã quá quen thuộc với hình ảnh cụ ông Lê Văn Phụng (73 tuổi) từ quận 7 chạy xe qua khu vực này để nhận hàng của khách rồi ngược xuôi khắp các con hẻm Sài Gòn để giao hàng.
Cụ Phụng cho biết, lần đầu trải nghiệm với nghề vận chuyển – shipper thường khốn khổ với những chuyện dở khóc dở cười nhưng cũng rất thú vị đối với một người lớn tuổi như cụ.
Cụ cho hay, công việc này bắt đầu mới cách đây không lâu. Lúc đó đang ế khách thì một người dân sống gần chỗ cụ đậu xe ôm nhờ đi mua thức ăn, rồi về họ trả tiền công. Thế là, từ đó cụ dần bỏ nghề xe ôm, có khách thì chở, nếu không thì thong dong suốt các ngõ hẻm để giao hàng.
Dù hoàn cảnh éo le nhưng trong tâm trí cụ vẫn luôn giữ được sự lạc quan hiếm có để vượt qua những khó khăn của cuộc đời suốt bao năm lưu lạc một mình ở Sài Gòn. Cụ cười hiền và chia sẻ về phương châm sống khi mưu sinh nơi đất khách quê người: “Tự kiếm cơ hội trước chứ đừng chờ đợi ai giúp, cũng vì thế tôi chuyển qua nghề giao hàng này cũng là lúc chạy xe ôm quá ế khách. Không kiếm tiền bằng cách này thì kiếm bằng cách khác, phù hợp với sức khỏe của mình là được”.
Cửa khẩu Tà Lùng thuộc huyện Phục Hoà, cách thành phố Cao Bằng 75km về hướng Đông Bắc. Đây là một trong ba cửa ngõ thông thương với Trung Quốc của tỉnh Cao Bằng.
Tại cửa khẩu này, hàng hóa được vận chuyển bằng những chiếc xe ba bánh tự chế do quy định từ phía Trung Quốc, xe ô tô chở hàng hóa, nông sản phía Việt Nam phải dừng lại trước cửa khẩu để chia nhỏ hàng xuất sang nước bạn theo dạng mua bán cá nhân tiêu dùng vì vậy. Tại các bãi tập kết, xe thồ nhận hàng từ các xe tải để chuyển sang bên kia biên giới.
Xe thồ hàng được chế dựa trên bộ khung chiếc xe đạp Phượng Hoàng nổi danh một thời của Trung Quốc, gắn thêm giá đỡ được hàn bằng sắt và được lắp thêm chiếc bánh thứ ba. Để chở được khối lượng hàng hóa lên tới vài tạ, khung xe được gia cố bằng những thanh sắt. Hệ thống pê-đan, xích líp đều được tháo bỏ và di chuyển hoàn toàn bằng sức kéo, đẩy của phu xe.
Đây là một điểm độc đáo trong cách vận chuyển hàng hóa so với những khu vực khác. Nhờ sự tổ chức quy củ của các hợp tác xã, người dân huyện Phục Hòa khi tham gia đội vận chuyển Tà Lùng đã có cuộc sống khá giả và ổn định hơn.