Fixi.vn – Thời gian làm việc của nhân viên vệ sinh môi trường thường được phân ca cụ thể như sau: ca sáng từ 6h đến 14h; ca chiều từ 15h đến 23h đêm. Mỗi công nhân được nghỉ 30 phút ăn cơm giữa ca. Cũng có khi khối lượng công việc lớn, người nhân viên vệ sinh môi trường phải làm việc tăng ca hoặc làm ngoài giờ hành chính.
Mục Lục Bài Viết
Giới thiệu tổng quan
Nhiều người thường có quan niệm sai lầm rằng nhân viên vệ sinh là nghề tầm thường nhưng thực tế, bất kì ngành nghề nào, người lao động đã bỏ mồ hôi công sức làm việc chân chính đều đáng được xã hội coi trọng. Nhân viên vệ sinh môi trường còn là người giúp bảo vệ môi trường sạch đẹp, tạo cảnh quan cho xã hội, bởi vậy đây được xem là những “người hùng” thầm lặng của đường phố
Công nhân vệ sinh môi trường là người làm việc cho một doanh nghiệp công lập hoặc tư nhân để thu thập và loại bỏ rác và tái chế từ dân cư, thương mại, công nghiệp để chế biến tiếp và xử lý.
Người làm nghề vệ sinh môi trường thường phải đối mặt với một số rủi ro. Vì vậy các công nhân đều được trang bị dụng cụ lao động, dụng cụ bảo hộ lao động nhằm tránh tiếp xúc trực tiếp với rác thải, các chất độc hại và mỗi năm công nhân vệ sinh môi trường được khám tổng thể sức khoẻ 2 lần để đảm bảo công việc.
Nhân viên vệ sinh môi trường làm gì?
Khối lượng công việc của một nhân viên vệ sinh môi trường thường khá lớn. Thông thường, có 2 nhóm công việc chính của công nhân vệ sinh môi trường:
– Đội duy trì quét đường vệ sinh môi trường
– Thu gom rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp theo xe tải 650kg và 750kg, hoặc tham gia thu dọn quét gom rác, cắt cỏ ven các trục đường trong địa bàn chịu trách nhiệm thu gom và giữ gìn vệ sinh.
Nhiệm vụ chính của nhân viên vệ sinh môi trường thường bao gồm:
+ Tổ chức thu gom rác thải
+ Phân loại rác thải, phế liệu
+ Vệ sinh đường phố
+ Vệ sinh các công trình công cộng, các công ty, xi nghiệp theo hợp đồng
+ Cắt tỉa cây cảnh, loại bỏ những cành cây gây cản trở tầm nhìn, an toàn giao thông và an toàn cho khu dân cư
+ Tập kết rác thải đến nơi quy định
Với những nhân viên môi trường làm nhiệm vụ lái xe rác, công việc chính của nhóm người này thường bao gồm:
+ Kiểm tra xe tải trước khi bắt đầu các tuyến đường để đảm bảo điều kiện vận hành an toàn, báo cáo sửa chữa các thiệt bị hỏng, tiếp nhiên liệu.
+ Lái xe đến những bãi thu gom rác, vận hành các thiết bị thug om rác thải.
+ Chở rác đến nơi tập kết quy định.
Nghề vệ sinh môi trường làm việc ở đâu?
Nghề vệ sinh môi trường là nghề luôn có nhu cầu thường xuyên trong xã hội nhất là với tốc độ đô thị hóa như hiện nay.
Nhân viên vệ sinh môi trường có thể làm việc ở các công ty vệ sinh như: Công ty Dịch vụ Công ích, Công ty môi trường đô thị Hà Nội, Công ty CP MT&DV;ĐT Việt Trì, Công ty Môi trường đô thị Toàn Cầu… hoặc làm việc tại các khu vực có rác thải chủ yếu là các khu vực quanh thành phố hoặc các khu công nghiệp hay tại tất cả các doanh nghiệp, công ty, trường học…
Nhân viên vệ sinh thường làm việc bán thời gian theo ca. Thời gian làm việc thường được phân ca cụ thể như sau: ca sáng từ 6h đến 14h; ca chiều từ 15h đến 23h đêm. Mỗi công nhân được nghỉ 30 phút ăn cơm giữa ca. Cũng có khi khối lượng công việc lớn, người nhân viên vệ sinh môi trường phải làm việc tăng ca hoặc làm ngoài giờ hành chính.
Học nghề nhân viên vệ sinh môi trường ở đâu?
Nghề vệ sinh môi trường là nghề lao động phổ thông, do vậy, người lao động chỉ cần đảm bảo sức khỏe, tố chất, kỹ năng kể trên và một số tiêu chuẩn nhất định của các công ty dịch vụ môi trường là có thể trở thành công nhân vệ sinh môi trường. Những công ty này sẽ đào tạo 1 số kỹ năng cơ bản và trang bị dụng cụ bảo hộ lao động cho nhân viên của mình.
Nghề vệ sinh môi trường không phải là một nghề đòi hỏi quá nhiều kĩ năng hay kiến thức chuyên môn phức tạp. Tuy nhiên, để trở thành một nhân viên vệ sinh môi trường bạn cũng cần có một số tố chất cơ bản sau:
+ Chăm chỉ, yêu lao động: Để hoàn thành tốt công việc của mình, người nhân viên vệ sinh môi trường cần chăm chỉ yêu lao động. Đây là tố chất cần có với bất kì ngành nghề nào, đặc biệt là với nhân viên vệ sinh môi trường – những người giữ gìn sự trong sạch của môi trường.
+ Cẩn thận, tỉ mỉ: Người nhân viên vệ sinh môi trường cần cẩn thận, tỉ mỉ để đáp ứng nhu cầu của nghề này khi mà lượng rác thải không tập trung, ý thức của người dân còn chưa tốt.
+ Kiên nhẫn: Do nhận thức của người dân chưa cao, hiện tượng xả rác bừa bãi vẫn còn phổ biến, người nhân viên vệ sinh lao động cần kiên nhẫn để dọn rác thải, hoàn thành công việc của mình.
+ Sức khỏe tốt: Người nhân viên vệ sinh môi trường cần giữ cho mình một sức khỏe tốt bởi nghề này là một nghề lao động chân tay, làm việc ngoài trời, dưới bất kì thời tiết với khối lượng công việc lớn.
+ Yêu thiên nhiên, môi trường: Đây sẽ là tố chất giúp nhân viên vệ sinh môi trường gắn bó hơn với công việc của mình, vượt qua những khó khăn, góp phần giữ gìn môi trường sạch đẹp.
Công việc của người nhân viên vệ sinh môi trường là rất nặng nhọc. Nhưng phải thực sự trải nghiệm một ngày làm công việc này mới khiến bạn hiểu được sự vất vả của nghề này. Theo chân Ivan Marcus, Ismail Fritz, Redewaan James, Rashied Isaacs và Patrick Mettler trong một ngày làm việc của họ để hiểu hơn về công việc này.
Năm người háo hức kể những câu chuyện của họ về những gì thu thập được trên đường đi. Ivan nhớ lại ông đã buồn bã như thế nào khi một bé sơ sinh được tìm thấy bên trong thùng rác, dù hiện tượng như thế này là rất hiếm.
Nhóm đã phải làm việc cật lực, thậm chí không có cả thời gian nghỉ ăn trưa, thời gian nghỉ ngơi gần như không có nhưng họ ít khi phàn nàn về công việc của mình. Những người đàn ông này vẫn vui vẻ làm việc, dành phần lớn thời gian bên nhau và cười đùa. Rashied đùa về việc thành lập một ban nhạc trong khi Redewaan bàn luận xung đột Israel-Palestine.
Vissershok bãi rác là rất lớn. Một khi đã ở bên trong, bạn sẽ không thể nhìn thấy điểm dừng và bầu trời gần như bị chôn vùi trong rác thải. Mặc dù vậy, nhóm vẫn cần mẫn làm việc. Theo hiệu lệnh của Ismail, Ivan sẽ nhấn nút và bắt đầu thu gom rác. Chỉ mất mười phút cả đội lại vội vàng lên đường để trở về Rondebosch và kết thúc công việc của họ khi rác đã được thu gom hết.
Mỗi buổi sáng họ chạy xe qua cánh cửa của người dân, mỉm cười thu gom rác trong cái lạnh của buổi sớm hay cơn mưa mùa đông. Họ hài lòng với công việc của mình bởi đây là công việc của họ và họ yêu quý nó.
Bạn có biết mỗi ngày ở Việt Nam và thế giới thải ra bao nhiêu tấn rác thải? Những con số sau đây chắc hẳn sẽ khiến bạn giật mình.
Ở Việt Nam
Sự phát triển kinh tế cùng với sự gia tăng dân số không ngừng đang khiến rác thải sinh hoạt và y tế tại các thành phố lớn ở Việt Nam tăng nhanh hơn cả các nước khác trên thế giới.
Hiện nay, trung bình mỗi ngày Việt Nam phát sinh 12 triệu tấn rác thải sinh hoạt. Dự kiến đến năm 2020, lượng rác thải đô thị phát sinh là 20 triệu tấn/ngày. Phần lớn lượng rác phát sinh chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng… Việc quản lý và xử lý chất thải rắn đô thị nước ta đang còn rất lạc hậu, chủ yếu là chôn lấp.
Tại thành phố Hà Nội, khối lượng rác sinh hoạt tăng trung bình 15% một năm, tổng lượng rác thải ra ngoài môi trường lên tới 5.000 tấn/ngày. Thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày có trên 7.000 tấn rác thải sinh hoạt, mỗi năm cần tới 235 tỉ đồng để xử lý.
Trên thế giới
Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới WB, con người sẽ thải ra môi trường hơn 11 triệu tấn chất thải rắn mỗi ngày vào năm 2100.
Theo các chuyên viên nghiên cứu của hai cơ quan trên, trong tổng số rác trên thế giới, có 1,2 tỉ tấn rác tập trung ở vùng đô thị, từ 1,1 đến 1,8 tỉ tấn rác công nghiệp không nguy hiểm và 150 triệu tấn rác nguy hiểm (mức tính toán thực hiện tại 30 nước).
Mỹ và châu Âu là hai “nhà sản xuất” rác đô thị chủ yếu với hơn 200 triệu tấn rác cho mỗi khu vực, kế tiếp là Trung Quốc với hơn 170 triệu tấn.
Có thể thấy, lượng rác thải ở Việt Nam và thế giới là khổng lồ. Như vậy, công việc của nhân viên vệ sinh môi trường là hết sức vất vả. Đây là một nghề thiết yếu, vì vậy những người có cái nhìn thiếu thiện cảm cần thay đổi cách nhìn và tôn trọng hơn những người làm nghề này.