Fixi.vn – Một nhiếp ảnh gia có thể làm ở nhiều nơi, chụp nhiều loại ảnh, từ ảnh thời trang nghệ thuật – high fashion cho tới ảnh kỉ yếu, ảnh cưới hay ảnh sản phẩm… dưới hình thức freelance – làm tự do.
Mục Lục Bài Viết
Nhiếp ảnh gia là ai?
Nhiếp ảnh gia là người chuyên chụp ảnh. Họ là người ghi lại các sự kiện, cảm xúc, nơi chốn hay nhân vật nào đó. Nhiếp ảnh còn là cách bạn giao tiếp với thế giới, là phương tiện để bạn kể lại những câu chuyện… Những bức ảnh đôi khi còn là những tác phẩm nghệ thuật, được triển lãm, đấu giá… và mang lại lợi ích thương mại.
Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp có thể là nhân viên của một tờ báo với tư cách là phóng viên hoặc có hợp đồng chụp ảnh buổi lễ đặc biệt như lễ cưới hoặc lễ tốt nghiệp hoặc là mô phỏng quảng cáo. Các paparazzi là một dạng nhiếp ảnh gia luôn theo dõi để chụp ảnh những người nổi tiếng để bán cho các tờ báo, cơ quan truyền thông hoặc tổ chức nào đó với giá rất cao.
Nhiếp ảnh gia được phân loại theo chủ đề ảnh họ chụp được như phong cảnh, cuộc sống tĩnh, và tranh ảnh. Một số người chỉ thích chụp những chủ đề chuyên biệt như ảnh về đường phố, tài liệu, thời trang , đám cưới, chiến tranh, tạp chí hay về thương mại.
Nhiếp ảnh gia làm gì ?
Công việc chính của nhiếp ảnh gia:
– Phát triển thị trường và quảng cáo dịch vụ để thu hút khách hàng.
– Phân tích và quyết định làm như thế nào để sáng tác một chủ đề.
– Sử dụng công nghệ và thiết bị chụp ảnh.
– Chụp các bức ảnh có giá trị thương mại.
– Làm nổi bật sự xuất hiện của đối tượng với ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo.
– Sử dụng phần mềm chỉnh sửa giúp nâng cao chất lượng ảnh.
– Duy trì danh mục đầu tư kĩ thuật số thường xuyên trên trang web để mọi người biết rõ công việc của mình.
Ngày nay, hầu hết nhiếp ảnh gia sử dụng máy ảnh kĩ thuật số thay vì máy ảnh truyền thống. Máy ảnh kĩ thuật số giúp chụp các bức ảnh điện tử, vì vậy người chụp ảnh có thể chỉnh sửa hình ảnh trên máy tính. Hình ảnh có thể được lưu lại trên bộ nhớ di động như đĩa com pac, thẻ nhớ, và công cụ flash (đèn nháy). Một bức ảnh thô sẽ được sao chép tới một máy vi tính, nhiếp ảnh gia có thể sử dụng phần mềm chỉnh sửa để cắt hoặc chỉnh sửa hình ảnh và nâng cao chất lượng ảnh bằng cách tăng màu và những hiệu ứng đặc biệt khác.
Thực ra, công việc của một nhiếp ảnh gia thường không chỉ bao gồm việc chụp và chỉnh sửa ảnh. Nhiều nhiếp ảnh gia chụp đám cưới và chân dung thường làm tư. Họ thường tự làm chủ công việc kinh doanh của mình và có trách nhiệm với nó, do đó họ phải quảng cáo, lên lịch các cuộc hẹn, cài đặt và điều chỉnh thiết bị, mua vật liệu, lưu giữ hồ sơ, hóa đơn khách hàng, thanh toán tiền và nếu có nhân viên, các nhiếp ảnh gia phải đào tạo và chỉ đạo cho nhân viên làm việc.
Một số nhiếp ảnh gia dạy cho lớp chụp ảnh hoặc tổ chức các hội thảo tại các trường học và trong phòng quay riêng của họ.
Nhiếp ảnh gia làm việc ở đâu ?
Nhiếp ảnh gia có thể làm việc trong các tòa soạn báo, các công ty thương mại, thời trang, giải trí, các trung tâm nghiên cứu khoa học tự nhiên, du lịch, studio…
- Tòa soạn báo: các tòa soạn bao gồm 2 loại là tòa soạn chuyên về thời trang như Vouge, Đẹp, Elle, … và các tòa soạn báo khác. Ở các tòa soạn chuyên về thời trang, các nhiếp ảnh gia chủ yếu chụp ảnh “high fashion”, mỗi số là một chủ đề (concept) khác nhau. Ở đây, các nhiếp ảnh gia có nhiều cơ hội để sáng tạo và thể hiện nhiều kĩ thuật của nghệ thuật nhiếp ảnh. Ở các tòa soạn khác, các nhiếp ảnh gia chủ yếu chụp ảnh nhân vật được phỏng vấn, ảnh sự kiện liên quan tới bài viết để hỗ trợ các tác giả. Hiện nay ở Việt Nam ngoài các tòa soạn báo giấy còn rất nhiều các báo chí điện tử hoặc các chuyên trang điện tử có hoạt động như một tờ báo, nên có rất nhiều cơ hội làm việc cho các nhiếp ảnh gia mảng này.
- Các công ty thương mại: Công việc của họ ở các công ty thương mại nói chung là chụp các sản phẩm để “chào bán” như trang phục, giày dép, máy móc, …. Tùy vào loại sản phẩm đó có mức độ “nghệ thuật” cao hay thấp mà yêu cầu kĩ thuật đối với nhiếp ảnh gia sẽ khác nhau.
- Studio: Nhiếp ảnh gia làm việc ở studio thường chụp ảnh thẻ, ảnh kỉ yếu, ảnh cưới…
Một nhiếp ảnh gia có thể làm ở nhiều nơi, chụp nhiều loại ảnh, từ ảnh thời trang nghệ thuật – high fashion cho tới ảnh kỉ yếu, ảnh cưới hay ảnh sản phẩm… bằng cách làm việc dưới dạng freelance. Các tổ chức ( tạp chí, công ty, studio…) cũng thường thuê các nhiếp ảnh gia ngoài cho từng dự án để chắc chắn nhiếp ảnh gia đó phù hợp với concept của bộ ảnh nhất.
Làm thế nào để trở thành một nhiếp ảnh gia?
Một số địa chỉ đào tạo trong nước:
- Khoa Báo chí, chuyên ngành Báo ảnh – Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Khoa báo chí, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn
- Khoa Nhiếp ảnh – Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội
- Khoa Công nghệ Đa phương tiện – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
- Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
Hầu hết các nhiếp ảnh gia đều phát triển phần lớn kĩ năng của mình qua việc tự tìm tòi, học hỏi, hoặc các hội nhóm, trung tâm đào tạo bên ngoài thay vì ở trường đại học chính thống.
Kỹ năng
- Niềm đam mê:
Không cần những đạo cụ lỉnh kỉn, khách hàng, những tác phẩm đã được bán, được giải, được đem trưng bài, thậm chí bạn ko cần kinh nghiệm để trở thành một photographer. Cầm máy ảnh, ghi nhận lại thế giới xung quan theo cách nhìn của bạn, như vậy cũng có thể tự cho mình là một photographer. Trên hết đó là tình yêu và sự chia sẽ nghệ thuật.
- Con mắt nghệ thuật
- Lòng kiên trì và tìm tòi học hỏi:
Trên lớp học chuyên môn, thầy cô, bạn bè, sách vở, trên các website chuyên về nhiếp ảnh, kinh nghiệm của các bậc tiền bối đi trước. Một điều cũng không thể thiếu đó là tìm hiểu về các kỹ năng, về máy móc…
- Kiên trì thực hành, tác nghiệp ở mọi lúc, mọi nơi.
Bí quyết:
– Phải kiên nhẫn: không ai thành công ngay lần đầu với những công việc khó.
– Chỉ giữ những bức ảnh tốt nhất mà bạn chụp vào trong “kho ảnh”.
– Hãy nghe những sự góp ý chân thành của người thân.
– Luôn tôn trong khách hàng của bạn.
Cảnh báo:
– Đừng chỉ chụp những gì mà bạn thấy. Hãy cố gắng thay đổi nội dung các bức ảnh để bạn có thể rút ra kinh nghiệm ở những phong cách khác.
– Đừng bao giờ chụp ảnh của mọi người khi chưa được sự chấp thuận của họ.
Hành trang bạn cần cho nghề này là:
– Một máy ảnh tốt với megapixels càng lớn càng tốt.
– Chọn loại ống kính cần thiết, thích hợp với điều kiện, môi trường, cảnh chụp mà bạn sắp thực hiện.
Trong nhiếp ảnh, không chỉ là việc bạn đã chụp bao nhiêu lần – mà cách bạn chụp cũng vô cùng quan trọng. Một bố cục tệ có thể khiến một chủ thể thú vị biến mất. Một tấm hình xử lý bố cục tốt có thể tạo ra một hình ảnh tuyệt đẹp từ những điều kiện tưởng như bình thường. Có một số kiểu bố cục khá phổ biến trong nhiếp ảnh:
1. Đơn giản hoá khung hình.
Khi bạn nhìn vào khung hình với đôi mắt của mình, bộ não của bạn tự động chọn ra một thứ thú vị nhất. Nhưng máy chụp hình không làm được việc này – nó ghi lại mọi thứ trong tầm ống kính, điều này gây ra sự rối rắm cho bức hình, không có điểm cần tập trung.
Bạn cần chọn phải chọn ra một đối tượng chính trong khung hình, sau đó điều chỉnh máy, ống để nó có sự tập trung tốt nhất. Bạn không thể thường xuyên tách chủ thể ra nhữn gì xung quanh, vì vậy hãy cố gắng giữ nó ở nền hoặc khiến nó là một phần của câu truyện.
Chụp ngược sáng, chất liệu, pattern là những thứ cần sử dụng để có hiệu quả với những bố cục đơn giản hoá.
Tại sao nó hiệu quả:
2. Làm đầy khung hình
Khi bạn chụp một khung cảnh lớn, sẽ khó khăn để thấy được chủ thể nào bạn cần hướng tới, và bạn sẽ cần zoom thế nào. Thực tế, để lại quá nhiều không gian trong tấm hình hoá ra lại là một lỗi bố cục phổ biến. Nó sẽ khiến chủ thể của bạn nhỏ hơn và khiến người xem thắc mắc điều gì nhiếp ảnh gia cần hướng tới.
Tại sao nó hiệu quả:
3. Tôn trọng tỉ lệ
Rất dễ để mắc kẹt với những khung hình theo chiều ngang. Thay vào đó hãy thử chụp theo chiều dọc, sau đó có thể thử vài vị trí hoặc zoom để thử những style khác. Bạn có thể chọn kiểu ngang hay dọc khi crop tấm hình sau này.
Sau cùng, rất hiếm khi những chủ thể trong đời thực nằm vừa vặn với cảm biến của máy ảnh. Hãy thử crop trong tỉ lệ 16:9 để có hiệu ứng màn hình rộng, hoặc hình vuông của những máy ảnh trung bình.
Tại sao nó hiệu quả:
4. Tránh những gì ở giữa.
Khi bạn mới “hành nghề” bạn có sở thích đặt tất cả những gì bạn thích vào giữa khung hình. Đây là cách chọn bố cục sai cơ bản, khiến tấm hình nhàm chán. Một trong những cách để tạo sự tập trung là quy luật 1/3 theo cả chiều dọc và ngang.
Hãy cố gắng để chủ thể của bạn ở trên 1 đường 1/3 dọc hoặc ngang. Đừng để chủ thể cần tập trung ở giữa, hãy để lệch qua một bên theo tỉ lệ – bạn có thể thử để kiểm chứng hiệu quả của nguyên tắc đơn giản này.
Tại sao nó hiệu quả:
5. Sử dụng đường dẫn (leading lines)
Một bố cục kém sẽ khiến người xem không biết nên nhìn vào đâu, và ánh mắt của họ có thể là xung quanh tấm hình mà không thấy ra nơi cần tập trung. Vì vậy bạn cần có những đường dẫn để làm chủ ánh mắt người xem.
Tạo nên những đường dẫn cho phép một cảm giác rõ ràng về góc nhìn và chiều sâu tấm hình, hướng mắt vào chủ thể. Những đường cong có thể dẫn dắt mắt bạn khám phá khung hình, dẫn bạn tới chủ thể.
Những đường nét tồn tại ở mọi nơi, những bức tường, hàng rào, con đường, toà nhà và cả đường dây điện. Chúng có thể tạo ảnh hưởng bằng cách hướng tới chủ thể mà bạn cần nhấn mạnh.
Tại sao nó hiệu quả:
5 nhiếp ảnh gia chân dung nổi tiếng nhất thế giới
Ảnh chân dung không đơn giản là chụp lại một gương mặt, mà nó còn làm sống lại khoảnh khắc để truyển tải cảm xúc đến người xem . Để có được điều đó, nhiếp ảnh gia phải là người có khả năng tương tác, có tình yêu với con người và có khả năng nắm bắt đúng thời điểm.
Dưới đây là danh sách 5 nhiếp ảnh gia nổi tiếng với những bức hình chân dung từ khắp nơi trên thế giới.
Steve McCurry
Steve McCurry nổi tiếng với bức hình “cô gái Afghanistan”, chụp tại một trại tị nạn ở Peshawar, Pakistan. Bức ảnh này được đánh giá rất cao tại National Geographic. Những bức hình khác của ông tuy ít nổi tiếng hơn nhưng cũng rất đáng chiêm ngưỡng.
Lee Jeffries
Bộ sưu tập các bức chân dung đen trắng về những người vô gia cư của Lee Jeffies là độc nhất và tuyệt đẹp. Ông lột tả được tia hy vọng thoáng qua trong mắt các đối tượng của mình. Đơn giản mà vô cùng sâu sắc.
Jimmy Nelsson
Jimmy Nelsson là nhiếp ảnh gia nổi tiếng với chân dung của người dân bộ lạc bản địa được thực hiện tại hơn 16 quốc gia. Những hình ảnh mà ông chụp có giá trị nhân văn rất cao và có sức sống bất diệt để kể lại câu chuyện cho các thế hệ sau.
Rehahn
Rehahn là đặc biệt tập trung vào việc chụp ảnh con người Việt Nam, Rajasthan và Cuba. Ông nổi tiếng với khả năng nắm bắt tâm hồn của các đối tượng của mình. Rehahn chắc chắn là một trong những nhiếp ảnh chân dung tài ba nhất trên thế giới.
Eric Lafforgue
Nổi tiếng với hình ảnh được chụp tại Bắc Triều Tiên, Eric Lafforgue có một câu chuyện cho mỗi người ông đã từng chụp ảnh. Từ các bộ lạc của Namibia đến Yezedis của Kurdistan, câu chuyện của ông đều rất hấp dẫn và mang lại những cảm xúc rất thật.