Fixi.vn – “Không phải bây giờ mình nói để động viên lớp trẻ đâu, bản thân mình cảm nhận thấy phiên dịch viên là nghề không tồi, một cái nghề rất đáng làm và nếu làm tốt thì rất là có ích cho đất nước và bản thân học được rất nhiều điều, cả kiến thức lẫn cách làm người. Lại rất lý thú nữa!” (Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan)
[wpcc-iframe width=”900″ height=”506″ src=”https://web.archive.org/web/20160610085735if_/https://www.youtube.com/embed/videoseries?list=UUGF979UzWzDYFgLSZnEmdkw” frameborder=”0″ allowfullscreen]
Mục Lục Bài Viết
Phiên dịch viên là ai?
Phiên dịch là công việc chuyển tải nội dung thông tin, ngữ nghĩa từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác dưới dạng nói. Ngôn ngữ cần dịch được gọi là ngôn ngữ nguồn, ngôn ngữ cần được dịch đến là ngôn ngữ đích và người dịch được gọi chung là phiên dịch viên.
Dưới đây là 7 lý nên quyết định theo đuổi ngành nghề có nhiều cơ hội và trải nghiệm này:
– Luôn khám phá kiến thứ mới: khi thông thạo một ngôn ngữ mới, phiên dịch viên sẽ có cơ hội tìm hiểu nhiều lĩnh vực của một quốc gia mà mình quan tâm.
– Vai trò quan trọng: phiên dịch viên là cầu nối về ngôn ngữ, ý tưởng, giúp dòng chảy thông tin giữa những người tham gia giao tiếp được liền mạch.
– Cơ hội học tập: được đi nhiều nơi trên thế giới, làm việc trong môi trường hấp dẫn với những con người nổi tiếng, thành đạt sẽ giúp phiên dịch viên gia tăng sự hiểu biết và vốn sống.
– Nhiều cơ hội việc làm: xu hướng toàn cầu hóa phát triển tạo cơ hội hợp tác giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ. Các công ty, tổ chức, cơ quan quốc tế khi tìm đến thị trường mới luôn cần những phiên dịch viên giỏi.
– Thu nhập cao và ổn định: mức thu nhập của nghề là tương đối cao so với mặt bằng chung của xã hội. Tuy nhiên nghề có tính cạnh tranh mạnh và đào thải lớn.
– Thăng tiến trong sự nghiệp: với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, một phiên dịch viên có thể trở thành nhà ngoại giao, chính khách, quản lý,… Cơ hội phụ thuộc vào sự nỗ lực và tinh thần làm việc.
– Công việc lâu dài: một phiên dịch viên càng nhiều kinh nghiệm càng tiến xa trong sự nghiệp. Khi đến giới hạn tuổi tác, không thể đi nhiều và tham gia vào những hội nghị lớn, phiên dịch viên có thể chuyển sang các công việc như dịch sách báo, tài liệu hay dịch phim,… cho các trung tâm dịch thuật , cơ quan truyền thông.
Phiên dịch viên làm gì?
Có 3 lối phiên dịch phổ biến:
– Phiên dịch đồng thời: phiên dịch viên đồng thời không thể bắt đầu phiên dịch cho tới khi nghĩa của câu được hiểu. Vì nghề phiên dịch đồng thời yêu cầu mức độ tập trung cao, người phiên dịch đồng thời phải làm việc theo cặp, mỗi người sẽ phiên dịch khoảng 20 – 30 phút và sau đó sẽ nghỉ giải lao đợi người kia phiên dịch tiếp.
– Phiên dịch viên liên tục: phiên dịch viên liên tục chỉ bắt đầu sau khi người nói nói hoặc đưa ra ký hiệu cho một nhóm từ hoặc câu. Phiên dịch viên liên tục có thể viết ghi chú trong khi nghe hoặc xem người nói nói trước khi đưa ra lời phiên dịch. Ghi chú này rất cần thiết đối với phiên dịch liên tục.
– Dịch thầm: phiên dịch viên ngồi gần người nghe và nói nhỏ lời dịch với người nghe. Có ít nhất hai phiên dịch viên làm công việc này thay nhau.
Một số phiên dịch viên không làm công việc cụ thể cho bất kì lĩnh vực hay ngành công nghiệp nào, mà tập trung vào các lĩnh vực chuyên môn như:
– Phiên dịch viên hội nghị: làm việc tại các hội nghị thường về các lĩnh vực như kinh doanh quốc tế, ngoại giao,…
– Phiên dịch viên hướng dẫn: hướng dẫn và hộ tống khách du lịch ở nước ngoài để đảm bảo rằng khách du lịch có thể giao tiếp suốt thời gian ở nơi được hướng dẫn.
– Phiên dịch cho sức khỏe hoặc y học: làm việc nhằm giúp đỡ bệnh nhân giao tiếp với bác sĩ, y tá, nhà chuyên môn hoặc những nhân viên y tế khác.
– Phiên dịch pháp lý hoặc tư pháp: làm việc trong tòa án hay những môi trường pháp lý khác.
Các phiên dịch viên cũng gặp phải những khó khăn trong nghề, đăc biệt là áp lực công việc. Nghề đặt ra yêu cầu cao khi phải vừa nghe vừa dịch, và sức ép của những kiến thức và thông tin mới. Đặc biệt là tính chính xác trong từng câu chữ, lời thoại. Ngay cả khi người nói mập mờ thì người phiên dịch cũng phải chuyển tải lời nói sao cho người nhận dễ tiếp nhận nhất. Tuy nhiên, những áp lực của công việc này sẽ giúp bạn trau dồi bản thân trở nên quyết đoán, bản lĩnh và tần suất hoàn thành công việc cũng sẽ thành công hơn.
Phiên dịch viên làm việc ở đâu?
Những phiên dịch viên có bằng cử nhân hoặc bằng thạc sĩ và những người có chứng chỉ nghề nghiệp thường tìm được những công việc tốt. Cơ hội việc làm cũng tùy theo từng lĩnh vực chuyên môn và ngôn ngữ. Đặc biệt, cơ hội việc làm rất đa dạng đối với những người làm về lĩnh vực sức khỏe hay luật pháp.
Phiên dịch viên có thể làm việc cho các tổ chức quốc tế, các công ty đa quốc gia. công ty du lịch, các toà soạn báo, đài phát thanh, truyền hình, các nhà xuất bản, các công ty, trung tâm dịch thuật. Hiện nay Bộ ngoại giao là nơi tập trung hệ thống phiên dịch viên được coi là có chuyên môn nghiệp vụ cao nhất cả nước. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm việc tại các vụ phụ trách đối ngoại (vụ hợp tác quốc tế) của các Bộ trực thuộc trung ương như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bộ Giáo dục và Đào tạo,…
Bên cạnh đó, nhiều phiên dịch lựa chọn làm việc cho chính mình, tức là trở thành một phiên dịch viên tự do.
Làm thế nào để trở thành phiên dịch viên?
Bạn có thể theo học tại trường đại học đào tạo về ngoại ngữ hay sư phạm ngoại ngữ trong cả nước. Các trường có chương trình đào tạo uy tín như Đại học Ngoại thương, Học viện Ngoại giao,… Hoặc lựa chọn theo học ngoại ngữ chuyên ngành trong khối các trường kinh tế và kỹ thuật như Đại học Bách Khoa, Đại học Kinh tế Quốc Dân,…
Nếu có điều kiện, việc học tập, tiếp xúc trực tiếp với nền văn hóa của các nước cũng là điều kiện tốt giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong nghề.
Năng khiếu ngoại ngữ, có khả năng sử dụng linh hoạt cả hai ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ dịch;
– Kiên trì và chăm chỉ trau dồi kiến thức để nâng cao nghiệp vụ;
– Trí nhớ tốt, khả năng diễn đạt lưu loát, rõ ràng, ghi chú hiệu quả;
– Biết tổ chức công việc và trau dồi khả năng của mình một cách khoa học;
– Nhanh nhẹn, năng động, tự tin, nhạy cảm, phản ứng nhanh;
– Giỏi tiếng mẹ đẻ để đảm bảo diễn đạt trong sáng và truyền đạt chính xác;
– Sức khỏe tốt, khéo léo, có khả năng tập trung cao, biết lắng nghe;
– Có kiến thức về ngôn ngữ học của cả hai ngôn ngữ, những tương đồng và khác biệt về ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng, kiến thức chung, kỹ thuật dịch;
– Am hiểu văn hóa về đất nước, con người, lối sống, thói quen, phong tục tập quán của hai cộng đồng ngôn ngữ;
– Có bản lĩnh trong việc ứng xử, truyền tải, phải chịu trách nhiệm nội dung truyền tải; trung thành với ngôn bản và ý tưởng, thái độ của người dịch không thiên vị đối với các bên đối thoại và không thêm thắt, bình luận, nhận xét hay thể hiện thái độ của cá nhân người phiên dịch vào lời dịch;
– Làm việc theo nhóm tốt, có tinh thần trách nhiệm;
Phiên dịch ứng đoạn: Kỹ năng dịch không ghi
I. Lý thuyết
Một trong những kỹ năng cơ bản nhất của phiên dịch là kỹ năng ghi nhớ. Thông thường, khi dịch nối tiếp, người nói thường dừng lại sau một vài câu để phiên dịch chuyển ngữ. Tuy nhiên trong rất nhiều trường hợp, người nói có thể nói liền một mạch trong khoảng thời gian vài ba phút mới dừng lại. Nếu phiên dịch không ghi nhớ được thì sẽ rơi vào tình trạng “không có gì để dịch”.
Có ý kiến cho rằng khả năng ghi nhớ là một năng khiếu thiên bẩm và bất kỳ phiên dịch giỏi nào cũng phải là người có năng khiếu này. Tuy nhiên, trong thực tế, kỹ năng ghi nhớ hoàn toàn có thể xây dựng được thông qua rèn luyện và phải được thường xuyên trau dồi.
Quá trình ghi nhớ trong phiên dịch là một quá trình chủ động. Phiên dịch không cần và không được tập trung vào việc nhớ từ, nhớ câu (người ta nói câu gì thì nhớ câu đó) bởi vì cốt lõi của hoạt động phiên dịch là chuyển ý chứ không phải là chuyển cái vỏ ngôn ngữ của ý. Phiên dịch cần phải tập trung lắng nghe, vừa nghe vừa phân tích để rút ra “ý muốn nói” của tác giả để ghi nhớ. Trong quá trình này, phiên dịch phải vận dụng những hiểu biết của mình để đón nhận thông tin một cách chủ động nhằm thiết lập một “dàn ý” nội dung sát với nội dung của người nói. Công việc tiếp theo là phát biểu nội dung đó ra bằng ngôn ngữ đến sao cho chuẩn xác.
Nguyên tắc “ghi nhớ nội dung” nêu trên chỉ có một vài trường hợp ngoại lệ, trong đó tiêu biểu là trường hợp người nói chỉ nói để mà nói chứ không có nội dung, không nhằm chuyển tải bất kỳ thông tin nào. Một trường hợp khác thường được biết đến là khi người nói đặt trọng tâm vào hình thức ngôn ngữ chứ không đặt trọng tâm vào nội dung. Trong những trường hợp này, việc dịch nguyên bản “word by word” tỏ ra cần thiết và đòi hỏi phiên dịch phải nhớ được chính xác câu, từ của người nói.
II. Các dạng dịch không ghi thường gặp
– Phiên dịch tháp tùng
– Phiên dịch chiêu đãi (trong suốt quá trình chủ và khách dùng tiệc)
– Phiên dịch tham quan, du lịch
– Phiên dịch phỏng vấn bên lề các sự kiện, hội nghị, hội thảo.
III. Lưu ý:
Đối với các dạng dịch không ghi, người phiên dịch phải vận dụng tối đa kỹ năng ghi nhớ, kỹ năng sắp xếp dàn ý, kỹ năng xử lý thông tin và kỹ năng trình bày ngắn gọn, mạch lạc. Yêu cầu phản xạ nhanh, không ngắc ngứ, tập trung tối đa để tránh phảihỏi lại diễn giả nhiều lần. Kỹ năng tập trung đặc biệt quan trọng đối với hình thức dịch chiêu đãi do không gian xung quanh khá ồn bởi tiếng nói chuyện, tiếng nhạc cụ, giọng hát, tiếng ho, hắt hơi của người ngồi kế bên- những điều này sẽ gây ảnh hưởng trong suốt quá trình phiên dịch.
Viktor Sukhodrev, người phiên dịch từng được gọi là “cái bóng của các nhà lãnh đạo Liên Xô”, vừa qua đời ở tuổi 81. Sinh thời ông nổi tiếng vì là giọng nói tiếng Anh của nhiều thế hệ lãnh đạo Liên Xô, góp phần không nhỏ trong việc viết nên những chương quan trọng của lịch sử thế kỷ 20.
Danh hiệu “cái bóng của các nhà lãnh đạo Liên Xô” hình thành từ tính chất công việc, khiến Viktor Sukhodrev luôn ở một khoảng cách rất gần, không quá xa 1 mét so với các nguyên thủ Liên Xô, dù đó là Nikita Khrushchev, Leonid Brezhnev hay Mikhail Gorbachev.
Chứng nhân lịch sử
Bởi điều này, ông đã luôn xuất hiện trong các bức ảnh và đoạn video của các cuộc họp chính trị quan trọng nhất thế kỷ 20. Trong nhiều thập kỷ, ông đã chuyển tại lại thông điệp và quan điểm chính trị của các chính trị gia Liên Xô tới 7 tổng thống Mỹ, từ Dwight Eisenhower đến George Bush, bên cạnh nhiều nguyên thủ thế giới khác. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Sukhodrev đã chia sẻ rất nhiều câu chuyện hậu trường, trong các cuộc phỏng vấn và hồi ký.
Vị vua của các phiên dịch viên, như danh hiệu mà tờ New York Times trao tặng ông, thường nói rằng Nikita Khrushchev là một trong những người có lối nói khó dịch nhất. Khrushchev, người lãnh đạo Liên Xô từ năm 1953 tới năm 1964, thích dùng nhiều phát ngôn gây sốc, những câu chuyện bông đùa không gây cười cho lắm và hay thêm vào các thành ngữ (thường là gốc Ukraine) mà Sukhodrev chưa từng nghe tới.
“Tôi làm việc với Khrushchev trong nhiều năm. Ông ấy không thích các bài phát biểu đã soạn trước. Ông thích biến hóa tùy tình hình, thích nói vo, thảo luận và tranh cãi. Đó là lý do vì sao ông khoái gặp cánh báo chí. Câu hỏi càng sắc bén, ông càng thích bởi có thể đưa ra câu trả lời sắc không kém” – Sukhodrev từng chia sẻ với Russia Today
Người phiên dịch này đã chứng kiến sự kiện “đập giày” nổi tiếng, diễn ra trong phiên họp toàn thể Đại hội đồng LHQ năm 1960. Lần đó báo chí phương Tây loan tin Khrushchev đã lôi giày ra đập lên bàn ông để phản đối bài phát biểu của một chính trị gia khác. Tuy nhiên thực tế có khác một chút.
“Khrushchev giải thích sau sự cố rằng ông quá tức giận trước bài phát biểu kia nên đã đấm tay lên mặt bàn và việc này khiến đồng hồ của ông ngưng chạy” – Sukhodrev giải thích – “Bực tức và thất vọng, ông đã tháo thứ đi dưới chân ra. Tuy nhiên đó không phải giày mà là đôi dép xỏ ngón. Khrushchev thích đi dép ở các vùng có thời tiết ấm áp”.
Tôi chỉ là người phiên dịch
Sukhodrev cũng từng chia sẻ về cảm nhận của ông về các nguyên thủ thế giới, những người ông tiếp xúc khi còn làm việc. Ông đặc biệt đánh giá cao cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher, gọi chính trị gia này là “bà đầm thép thực sự” như biệt danh. Khi nói về các chính khách thời nay, Sukhodrev ca ngợi Tổng thống Mỹ Barack Obama, cụ thể hơn là tài ăn nói của ông. “Tôi thích nghe Obama nói vì ông ấy sử dụng một thứ tiếng Anh của người Mỹ rất chuẩn” – Sukhodrev chia sẻ.
Mặc dù Sukhodrev chẳng bao giờ dịch nhầm, sai, các cộng sự vẫn nói rằng cách chuyển ngữ của ông thường khiến giới lãnh đạo Liên Xô trở nên khôn ngoan, thông thái hơn trong mắt đối phương. Ông cũng được xem là bậc thầy về ngôn ngữ học, có thể dễ dàng chuyển giọng từ pha đặc chất Anh sang giọng Mỹ một cách dễ dàng.
Sukhodrev nghỉ hưu vào giữa những năm 1990. Trong năm 1999, ông xuất bản cuốn sách mang tựa đề My tongue Is My Friend (Cái lưỡi là bạn tôi). Được nhiều người ca ngợi là cuốn sách tuyệt vời về lịch sử thế kỷ 20, tuy nhiên Sukhodrev nói rằng sách đã dựa trên 30 năm công tác của ông chứ không phải lịch sử chính thống. Khi được hỏi về vai trò của mình trong việc kiến tạo lịch sử, Sukhodrev vẫn rất khiêm tốn: “Người ta tạo ra công thức, tôi chỉ phiên dịch lại mà thôi”.