Findx4me – Nghề phóng viên là công việc cho những kẻ ưa thích sự dịch chuyển, bắt nhịp xu thế và nhanh nhạy với thông tin tại mọi ngóc ngách của cuộc sống. Bạn đã sẵn sàng dịch chuyển cùng thời đại?
Mục Lục Bài Viết
Phóng viên là ai?
“Tò mò, đi, viết. Sẵn sàng bắt từng chuyển động của cuộc sống quanh mình.” – Đó là những từ mà phóng viên dùng để miêu tả chính họ.
Phóng viên nhìn đơn giản là những người tìm kiếm và đưa tin. Họ sống và làm việc trong môi trường năng động, hối hả nhất: đi đến nơi nào có những câu chuyện tin tức nóng hổi; gặp gỡ con người, quan sát sự việc. Họ xông pha làm việc với mọi đối tượng (từ người dân, cảnh sát cho đến chính quyền, quan chức, nghệ sĩ, người nổi tiếng…) và trong mọi hoàn cảnh (nơi hoang tàn cơn bão vừa đi qua, một sự kiện trọng đại mang tầm quốc tế…
Phóng viên là những người giữ một trong những công việc quan trọng nhất trong bất cứ một xã hội nào. Họ cung cấp cho người đọc những tin tức cần thiết để hiểu về thế giới chung quanh và để đi đến các quyết định trong đời. Người đọc dựa vào các phóng viên để biết tin tức về cộng đồng của họ, về chính phủ, hoạt động kinh doanh, thể thao, sức khỏe…
Người phóng viên phục vụ và giao tiếp với công chúng qua các sản phẩm báo chí của mình: một bản tin thời sự cập nhật thông tin kịp thời, chính xác; một phóng sự phản ánh lát cắt của cuộc sống hay chuỗi bài bình luận sắc sảo, khoan sâu vào bản chất vấn đề…
Nghề phóng viên làm gì?
Khác với nhà báo là những người viết bài lên báo, có thể ngồi nhà viết, Phóng viên là Những người xông pha ra đường tìm kiếm tin tức để viết báo.
Phụ thuộc vào mảng hoạt động (chính trị, kinh tế, văn hóa, thể thao) hay loại hình báo chí (truyền hình, truyền thanh, báo mạng…) mà công việc của họ có thể đa dạng, khác nhau. Tuy vậy vẫn có những yêu cầu chung:
– Thu thập thông tin và chọn lọc những sự kiện quan trọng, nổi bật.
– Tiến hành điều tra, phỏng vấn, quan sát để tìm kiếm và kiểm chứng nguồn tin.
– Chụp ảnh, quay phim, ghi âm lấy tư liệu.
– Viết bài, làm việc cùng biên tập viên để phát triển tin bài.
– Đưa tin trực tiếp (trên truyền hình) tại hiện trường sự kiện.
– Có thể hoạt động tại các địa phương hoặc ở nước ngoài với tư cách là phóng viên thường trú.
Tuy nhiên với những người làm phóng viên truyền hình – người làm nội dung ở một đài truyền hình, họ trực tiếp đi thu thập tài liệu, đến hiện trường để có những tin bài mới nhất phát sóng, công việc cụ thể sẽ bao gồm:
– Tìm kiếm các câu chuyện, điểm đặc sắc cho các vấn đề thu thập được từ các cơ quan tin tức, cảnh sát, công chúng, các buổi họp báo…
– Trình bày và đóng góp ý tưởng về chương trình cho các biên tập viên.
– Viết kịch bản cho các bản tin, tiêu đề và báo cáo tuân thủ các nguyên tắc pháp lý và hợp đồng.
– Lựa chọn địa điểm thích hợp, xác định các nguồn lực cần thiết và triển khai.
– Cung cấp tư liệu cho đạo diễn, tư vấn cho đoàn làm phim về kỹ thuật và góc quay hợp lý.
– Phát triển các mối quan hệ, để tìm kiếm các nguồn tin tức từ công chúng, địa phương.
Phóng viên làm việc ở đâu?
Phóng viên thường dành thời gian ngoài thực địa, thực hiện phỏng vấn và điều tra. Họ thường dành rất ít thời gian ở văn phòng và chủ yếu đi đến những nơi có các sự kiện để liên lạc và thu thập truyện.
Phóng viên có thể thực hiện cả những tin tức quốc tế trong và ngoài nước vì vậy họ thường xuyên phải đi công tác xa. Công việc tại những nơi có dịch bệnh hay chiến tranh có thể đặt người phóng viên vào tình thế nguy hiểm.
Hầu hết phóng viên, nhà phân tích thông tin làm việc toàn thời gian, yêu cầu tốc độ làm việc nhanh để đáp ứng thời hạn công việc và để trở thành người đầu tiên đăng tin tức hay sự kiện mới. Người phóng viên phải làm việc nhiều giờ và có lịch trình thay đổi thường xuyên.
Người làm nghề phóng viên có thể tác nghiệp ở các Đài phát thanh, Đài truyền hình, Hãng thông tấn, các tờ báo in, báo mạng hay các trang thông tin điện tử hoặc viết bài như một phóng viên tự do mà không bị gò bó.
Học nghề phóng viên ở đâu?
Ở nước ta hiện này có rất nhiều trường đại học, cao đẳng đang đào tạo Phóng viên như: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), Cao đẳng Phát thanh Truyền hình I Hà Nội, Cao đẳng Phát thanh Truyền hình II TP.HCM.
Một số trường Đại học khác cũng đào tạo chuyên ngành phóng viên như: Đại học Khoa học Huế, Đại hoc Sư phạm Đà Nãng, Đại học Hồng Bàng…
– Kĩ năng giao tiếp: phóng viên phải làm báo cáo bằng miệng và bằng văn bản nên kĩ năng giao tiếp là vô cùng quan trọng.
– Khả năng nhạy bén để luôn là người đi trước, nắm bắt nhanh nhất các xu hướng, tư duy sáng tạo, logic.
– Kĩ năng máy tính: phóng viên nên có khả năng sử dụng những thiết bị chỉnh sửa hoặc những công cụ liên quan đến phát thanh.
– Kĩ năng cá nhân: để phát triển mối liên hệ và thực hiện phỏng vấn, phóng viên cần xây dựng mối quan hệ tốt với nhiều người, làm việc tốt với những phóng viên khác, hay những biên tập viên,…
– Tính khách quan: phóng viên cần báo cáo những tin tức một cách trung thực và không nên chèn thêm ý kiến hay gây thành kiến trong câu chuyện.
– Tính bền bỉ: thỉnh thoảng, để thu thập sự thật của câu chuyện rất khó, phóng viên cần phải bền bỉ, kiên trì trong công cuộc truy tìm sự thực.
– Sức chịu đựng cao, sức khỏe tốt: phóng viên làm việc với tốc độ nhanh và giới hạn về thời gian.
– Khả năng ngôn ngữ: Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, khả năng ngôn ngữ sẽ giúp người phóng viên nắm bắt nhanh nhạy tin tức và có cơ hội thăng tiến cao hơn.
Nghề phóng viên sẽ luôn thử thách bạn: trải nghiệm và trải nghiệm. Trải nghiệm để mài giũa ngòi bút (khả năng viết bài, kĩ năng tác nghiệp, lấy tin, phỏng vấn, điều tra), rèn luyện bản lĩnh nghề (sự nhanh nhạy, sâu sắc, óc quan sát, khả năng phát hiện và phân tích vấn đề, lối tư duy toàn diện, kiến thức xã hội, tạo lập mạng lưới quan hệ… )
Các phóng viên phải thực hiện đưa tin thuần thục, cẩn thận, đỏi hỏi độ chính xác nhằm mang đến cho công chúng nguồn thông tin đáng tin cậy nhất. Có thể nói gánh nặng và áp lực của các phóng viên phát thanh – truyền hình vô cùng nặng nề, vậy nên họ cần phải trang bị cho mình nhiều kĩ năng, kinh nghiệm mới có thể hoàn thành tốt công việc này.
Bão Haiyan, cơn bão lịch sử đổ bộ vào Việt Nam trong 3 ngày qua, quét dọc từ miền Trung ra miền Bắc. Giữa thời điểm thiên nhiên nổi giận, thời tiết khắc nghiệt và không kém phần nguy hiểm, các phóng viên, biên tập viên, vẫn không quản ngại thân mình, giữa điều kiện tác nghiệp thiếu thốn, đã dấn thân vào vùng bão dữ để đưa đến cho người dân cả nước những thông tin và hình ảnh chân thực nhất về tình hình mưa bão. Mai Ngọc là một trong những phóng viên đã tham gia vào chuyến công tác khó khăn này.
Mai Ngọc chia sẻ trong 3 ngày mình đã có mặt tại 7 tỉnh suốt từ Huế lên đến tận Hải Phòng đã giúp Ngọc nhìn thấy cuộc sống người dân ở những nơi này. Tuy mỗi vùng miền sẽ có những nét riêng biệt khác nhau nhưng có một điểm chung, đó là người dân Việt Nam ở đâu cũng rất chất phác, nồng nhiệt và chân tình. Điều đó được thể hiện rõ nhất trong mô hình di dân tại chỗ: “Nhà lớn giúp nhà nhỏ, nhà kiên cố giúp nhà chưa kiên cố”, tình làng nghĩa xóm qua đây cũng được thể hiện rất rõ nét.
Qua đó, Ngọc được chứng kiến những nỗ lực không ngừng của người dân nơi đây để chống chọi với sức bão khủng khiếp lần này. Ngọc cũng thấy được sức tàn phá của cơn bão lịch sử, cây cối đổ rạp, nhà cửa liêu xiêu khiến cô gái thời tiết này cảm thấy con người thật nhỏ bé trước sức mạnh của tự nhiên.
Dù gặp nhiều khó khăn về điều kiện thời tiết và kĩ thuật, có khi cả đoàn phải vất vả mới quay được một đoạn phóng sự vì gió mưa quá lớn nhưng Mai Ngọc và đồng nghiệp không nản lòng. Cô ý thức được trách nhiệm đưa tin đến người dân. Ngọc luôn tự nhắc nhở bản thân rằng “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Ngọc vẫn luôn cảm thấy thật may khi được đi nhiều nơi, được tận mắt nhìn thấy, được tận tai nghe thấy những điều mà nếu không phải là phóng viên thì sẽ không bao giờ biết được.
Edward Roscoe Murrow là cái tên quen thuộc trong ngành giới phóng viên. Ông là người có công lớn trong việc phát triển phát thanh truyền hình như hiện nay.
Truyền hình ra đời
Khi Murrow trở lại New York vào năm 1941, ông luôn khát khao trở nên nổi tiếng và đã ngay lập tức lên kế hoạch để tổ chức một chương trình truyền hình hàng tuần. Lúc bấy giờ, truyền hình vẫn chưa phát triển và chương trình của Murrow ‘Watch It Now’ phát sóng vào năm 1951 đã liên tục gặt hái được thành công và được coi là chương trình sáng tạo nhất thời điểm đó. Chương trình đã tổng hợp được ý kiến của những người dân thường về các vấn đề chính trị, xã hội.
Dấu mốc quan trọng của truyền hình
Năm 1963, vụ ám sát Kennedy được coi là cú nổ lớn với tin tức truyền hình, chứng minh được khả năng đưa tin từng khoảnh khắc vượt trội hơn hẳn so với báo chí.
Năm 1979, khi 52 người Mỹ đã bị bắt giữ bởi quân Iran từ Đại sứ quán Mỹ của Tehran, nhu cầu về thông tin của người xem ngày càng tăng. ABC đã lên kế hoạch phát sóng chương trình đêm khuya Nightline, được phát sóng hàng ngày qua công nghệ vệ tinh mới.
Các vụ tấn công 11/9 đã thay đổi đáng kể tin tức truyền hình. Kể từ khi khủng bố hệ thống cảnh báo mã màu thay đổi, những tin đồn về bạo lực hoặc các cuộc tấn công được báo cáo nếu có bất kì nghi ngờ nào.