Fixi.vn – Nghề quản lý sản xuất đòi hỏi những người có đầu óc tổ chức, sắp xếp, có kĩ năng lãnh đạo và giải quyết vấn đề. Cùng tìm hiểu xem đây có phải môi trường bạn mong muốn không nhé.
Mục Lục Bài Viết
1. Giới thiệu tổng quan
Để một bộ máy sản xuất hoạt động trơn tru và hiệu quả không chỉ cần bài tay tài hoa của những công nhân mà còn cần sự thông minh và khả năng quản lý sắp xếp công việc nhịp nhàng của những người quản lý sản xuất. Có thể ví người quản lý sản xuất như một đầu tàu kéo cả con tàu sản xuất tiến nhanh đến những mục tiêu lớn.
Quản lý sản xuất là người giám sát những hoạt động thường ngày của nhà sản xuất và những nhà máy liên quan. Quản lý sản xuất cũng tham gia kết hợp, lên kế hoạch, chỉ đạo các hoạt động để tạo ra một loạt các hàng hóa như ô tô, thiết bị máy tính, giấy…
2. Nghề quản lý sản xuất làm gì?
Dù là trong ngành công nghiệp nào, nhiệm vụ chính của quản lý sản xuất là đảm bảo việc sản xuất hàng hóa hiệu và và kịp thời, đạt tiêu chuẩn về số lượng cũng như chất lượng và nằm trong giới hạn ngân sách đưa ra. Họ cũng là người lên kế hoạch, thiết kế hệ thống sản xuất, phương pháp sản xuất, phối hợp và kiểm soát quy trình sản xuất.
Quản lý sản xuất tham gia vào giai đoạn tiền sản xuất (lên kế hoạch) cũng như giai đoạn sản xuất (kiểm tra và giám sát). Công việc của họ phần nhiều là làm việc với nhân sự, ngoài ra còn có thể liên quan tới việc thiết kế sản phẩm và thu mua. Ở những công ty nhỏ thì quản lý sản xuất có thể được đưa ra quyết định nhưng ở công ty lớn thì sẽ có các giám sát viên sản xuất, kỹ sư sản xuất hay người hoạch định, trợ giúp. Họ cũng có thể là người kết nối các bộ phận như marketing, bán hàng hay tài chính với nhau. Quản lý sản xuất là người quyết định cách tốt nhất để sử dụng công nhân và thiết bị của nhà máy để đạt mục tiêu sản xuất. Quản lý sản xuất có trách nhiệm thực hiện các chương trình kiểm soát chất lượng để đảm bảo hoàn thành sản phẩm đạt chất lượng. Công việc của nghề quản lý sản xuất bao gồm:
- Phân tích dữ liệu sản xuất, lập kế hoạch, lên lịch trình sản xuất, đánh giá các yêu cầu dự án và nguồn lực
- Ước tính, thỏa thuận và chốt ngân sách, khung thời gian sản xuất với khách hàng và các tiêu chuẩn quản lý chất lượng. Đảm bảo rằng sản xuất đúng lịch trình và nằm trong ngân sách
- Nếu cần thiết, thỏa thuận lại khung thời gian sản xuất khi có thay đổi về việc lựa chọn, đặt hàng hay mua nguyên vật liệu
- Viết báo cáo sản xuất
- Giám sát quá trình sản xuất
- Giám sát công việc của cấp dưới
- Thuê, đào tạo và đánh giá nhân viên. Theo dõi công nhân của nhà máy để đảm bảo công nhân đạt hiệu suất làm việc và yêu cầu về an toàn
- Tạo quy trình sản xuất để đạt hiệu quả
- Xác định những máy móc mới cần thiết hoặc tăng ca khi cần thiết. Tổ chức việc sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị sản xuất
- Sửa các lỗi sản phẩm: quản lý sản xuất phát hiện lỗi sản phẩm, nguyên nhân gây ra lỗi sản phẩm và giải quyết vấn đề để khắc phục lỗi đó
Tùy vào quy mô của nhà máy mà người quản lý sản xuất có thể giám sát toàn bộ hay một phần của nhà máy.
3. Nghề quản lý sản xuất làm việc ở đâu?
Quản lý sản xuất chia thời gian làm việc giữa khu vực sản xuất và văn phòng. Khi làm việc ở khu vực sản xuất, người quản lý có thể mặc đồ bảo hộ như mũ bảo hộ, kính bảo hộ… Quản lý sản xuất có thể làm việc đa dạng ở các doanh nghiệp sản xuất, công xưởng, nhà máy.
Hầu hết quản lý sản xuất làm việc toàn thời gian. Ở một số cơ sở, người quản lý có thể làm ca đêm hay ca cuối tuần để kịp thời hạn hoàn thành sản phẩm.
4. Học nghề quản lý sản xuất ở đâu?
Để trở thành quản lý sản xuất, bên cạnh kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất của ngành hàng đó, bạn có thể theo học các ngành học nhu Quản lý công nghiệp hoặc Quản trị kinh doanh được đào tạo tại các trường như Đại học Cần Thơ, Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Công nghiệp Vinh, Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện Hành chính Quốc gia, Đại học Công nghệ miền Đông, Cao đẳng bán công Công nghệ và Quản trị doanh nghiệp, Cao đẳng Cần Thơ, Cao đẳng điện lực thành phố Hồ Chí Minh, Cao đẳng Công nghiệp Quốc phòng, Hệ cao đẳng Đại học Công nghiệp Vinh…
Trước khi trở thành quản lý sản xuất, người mới ra trường thường trải qua quá trình học việc, làm qua các công việc như giám sát sản xuất, kiểm soát hàng tồn kho hay nguyên vật liệu để tích lũy thêm kinh nghiệm.
Một người quản lý giỏi là người phải phát huy được tất cả những tố chất sẵn có của mình đồng thời kết hợp những kĩ năng mềm khác. Người làm nghề quản lý sản xuất thường không ưu tiên những người làm việc tùy hứng, không có kế hoạch cụ thể và không có sự cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc. Ngoài những yếu tố kể trên, nghề quản lý sản xuất cũng chú trọng các kĩ năng khác như:
- Kỹ năng quản lý: Là người giám sát, đồng thời phối hợp làm việc giữa nhiều phòng ban, quản lý sản xuất cần có khả năng quản lý nhân sự, đảm bảo hoạt động thông suốt và hiệu quả.
- Kĩ năng lãnh đạo: để giữ quy trình sản xuất luôn được trôi chảy, quản lý sản xuất phải thúc đẩy và chỉ đạo người lao động mà họ quản lý.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong quá trình sản xuất sẽ luôn xuất hiện các vấn đề liên quan đến nhân sự hay máy móc sản xuất, người quản lý sản xuất phải biết đưa ra các phương án giải quyết nhanh chóng và chính xác để không ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nói chung.
- Kỹ năng giao tiếp: Không làm việc một mình, quản lý sản xuất luôn phải trao đổi thông tin với nhiều đối tượng khác nhau, vậy nên kỹ năng giao tiếp, truyền đạt thông tin là rất quan trọng.
- Kiến thức về quy trình sản xuất và các tiêu chuẩn chất lượng: Với đặc thù nghề nghiệp của mình, quản lý sản xuất cần có kiến thức chuyên môn sâu về quy trình sản xuất cũng như những tiêu chuẩn cần thiết về sản phẩm mà mình sản xuất.
- Kĩ năng quản lý thời gian: để kịp thời hạn sản xuất, người quản lý phải quản lý thời gian của nhân viên và thời gian của chính họ.
- Kĩ năng cá nhân: quản lý sản xuất phải giao tiếp tốt vì người quản lý phải làm việc với những người quản lý từ những phòng ban khác cũng như là cấp quản lý của công ty.
Con mắt của một nhà quản lý
Trong quản lý nói chung và quản lý sản xuất nói riêng, việc điều khiển và tận dụng thời gian là vô cùng quan trọng. Hãy học cách trân trọng thời gian bạn có, từng chút từng chút một.
[wpcc-iframe width=”900″ height=”675″ src=”https://web.archive.org/web/20160916160926if_/https://www.youtube.com/embed/videoseries?list=PLjw3pN4DqZtwR9DjHDzAwHlnTl4yp64td” frameborder=”0″ allowfullscreen]
Người tiên phong
William Edwards Deming sinh ngày 14/10/1900 tại thành phố Sioux, Iowa, Mỹ. Không chỉ được tôn vinh là “cha đẻ của quản lý chất lượng”, ông còn được cả thế giới thừa nhận là “một cố vấn trong ngành thống kê học”.
Deming sinh ra và lớn lên trong cảnh nghèo túng. Có lẽ, hoàn cảnh thời thơ ấu đã ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách tiết kiệm ở Deming. Sau này, khi đã trở thành một chuyên gia, ông luôn chống lại những lề thói lãng phí từ ngay trong quá trình quản lý sản xuất.
Deming đã nhìn thấy sự tự mãn này và cảm thấy buồn vì sự quản lý ngưng trệ và thiếu hiểu biết của những nhà quản lý Mỹ. Khi có quá ít người lãnh đạo ở Mỹ chịu nghe lời khuyên của Deming, ông đã quyết định tìm đến một đất nước chịu nghe và chịu thay đổi: Nhật Bản.Sau Thế chiến thứ hai, nhiều nước có nhu cầu to lớn về các sản phẩm hàng loạt của Mỹ nên các công ty Mỹ không cần phải áp dụng các phương pháp quản lý mới để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì thế, học thuyết của Deming về quản lý chất lượng mờ dần rồi biến mất.
Tại Nhật, Deming đã đưa ra 12 bài giảng đầu tiên về Kiểm soát Chất lượng bằng Thống kê (SQC) cho người Nhật. Không giống những giáo trình trước, Deming đã đem các nhà quản trị Nhật nhắm tới khái niệm: Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ sẽ làm giảm chi phí trong khi gia tăng năng suất và tăng thị phần.
Các nhà máy Nhật Bản đã áp dụng rộng rãi học thuyết này. Người Nhật ngày càng trở nên lão luyện đối với các đòi hỏi của quốc tế về chất lượng sản phẩm. Năm 1960, William Edwards Deming trở thành người Mỹ đầu tiên nhận Huân chương Cao quý Hạng hai (Second Order of the Sacred Treasure) do Thủ tướng Nhật Bản trao tặng.
Chỉ một vài thập kỷ sau, năng suất của nền kinh tế Mỹ có dấu hiệu đi xuống. Đặc biệt, nền sản xuất của Mỹ trong thập niên 1970 hoàn toàn đình trệ. Khi những công ty hàng đầu của Mỹ bị các đối tác Nhật Bản giành lấy thị phần và đối mặt với nguy cơ phá sản thì việc tiến hành những thay đổi là điều bắt buộc.
Tháng 6/1980, Đài NBC làm một bộ phim tài liệu với tựa đề “ Người Nhật làm được, tại sao chúng ta không…?” và phỏng vấn Deming. Đây là một bước ngoặt cho sự nghiệp cố vấn về quản lý chất lượng của ông tại Mỹ. Năm 1987, tức 27 năm sau khi ông được Hoàng gia Nhật Bản trao tặng huân chương cao quý dành cho những đóng góp của ông, Tổng thống Mỹ Reagan đã trao cho Deming Huân chương Nghiên cứu Khoa học Quốc gia.
Quản lý sản xuất không phải là một khái niệm mới, thực tế nó bắt nguồn vào cuối thế kỷ 18. Bắt đầu ngay trước cuộc cách mạng công nghiệp và tiếp tục vào thế kỷ 21, quản lý sản xuất liên tục phát triển, cho phép hiệu quả sản xuất ngày càng lớn mạnh. Lịch sử của hoạt động quản lý các chức năng của sản xuất và hoạt động là gì?
Thế kỷ 18
Quản lý sản xuất xuất hiện đầu tiên trong cuốn sách của Adam Smith nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân sự giàu có của các quốc, xuất bản năm 1776. Trong tác phẩm này, Smith giải thích cách phân công lao động cho phép sản xuất hiệu quả. Theo Smith, sản xuất hiệu quả hơn nếu mỗi người làm việc trên một khâu duy nhất, thay vì cả sản phẩm từ đầu đến cuối.
Thế kỉ 19
Trong thế kỷ 19, tiến bộ công nghệ đã dẫn đến việc sử dụng các phụ tùng thay thế cho nhau. Đây là những bộ phận cho một sản phẩm được tiêu chuẩn hóa theo thông số kỹ thuật chính xác. Nhà công nghiệp như Eli Whitney và Marc Isambard Brunel sử dụng các bộ phận thay thế cho nhau để phát triển hệ thống sản xuất có hiệu quả cao, trong đó công nhân chỉ đơn giản là xây dựng các bộ phận đó và lắp ráp vào cuối của quá trình.
Đầu thế kỷ 20
Trong những năm đầu thế kỷ 20, Henry Ford đã phân công lao động và việc sử dụng các phụ tùng thay thế cho nhau thêm một bước nữa, tạo ra phương pháp dây chuyền sản xuất. Phương pháp này đã cho phép Ford sản xuất một khối lượng lớn các xe với giá cả phải chăng. Phương pháp sản xuất đã được thông qua bởi nhiều nhà sản xuất khác, cho phép sản xuất hàng loạt các mặt hàng tiêu dùng giá rẻ.
Ngày nay
Trong nửa sau thế kỷ 20, một số hệ thống quản lý sản xuất đã được phát triển. Trọng tâm của hầu hết các hệ thống này là về việc tạo ra hiệu quả lớn hơn trong quá trình sản xuất. Một số hệ thống phổ biến hơn bao gồm Six Sigma, được phát triển bởi Motorola và ISO 9000, được phát triển bởi Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế.