Fixi.vn – Từ nhỏ bạn đã hay táy máy với chiếc cờ-lê và ốc vít, bạn thích thú tháo tung mọi thứ rồi lắp lại từng phần một? Vậy đã bao giờ bạn nghĩ mình có thể trở thành một người thợ cơ khí hay chưa?
-
Mục Lục Bài Viết
Thợ cơ khí là ai?
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, máy móc có mặt ở khắp mọi nơi, không chỉ trong các dây chuyền sản xuất mà nó là một phần trong mọi gia đình. Chính vì vậy, những người thợ cơ khí trở thành nguồn nhân lực không thể thiếu trong bất kỳ ngành công nghiệp nào. Bởi họ là những người trực tiếp làm việc với máy móc: Họ lắp ráp, chế tạo máy; lắp đặt, vận hành chúng, và tự tay sửa chữa, phục hồi, thay thế các bộ phận hỏng.
Có nhiều loại thợ cơ khí khác nhau, mỗi loại hình chuyên về một lĩnh vực cụ thể với những thao tác đặc thù như cơ khí tự động, cơ khí xe đạp, cơ khí xe gắn máy, cơ khí nồi hơi, cơ khí bảo dưỡng công nghiệp, điều hòa không khí và cơ khí điện lạnh, cơ khí máy bay, cơ khí động cơ diesel…
Thợ cơ khí làm việc trong các xưởng chế tạo, lắp ráp, hoặc các gara, trung tâm bảo dưỡng. Một số lại làm trong các doanh nghiệp bán đồ điện lạnh, gia dụng trong các bộ phận chăm sóc khách hàng, chuyên phụ trách công việc lắp đặt, sửa chữa, bảo trì. Hoặc họ tham gia vào trong các dây chuyền sản xuất để vận hành, giám sát và khắc phục sự cố máy móc…
Trình độ, tay nghề và kiến thức của bất kỳ người thợ nào cũng phụ thuộc vào kinh nghiệm, sự chăm chỉ, cần cù tự trau dồi cho mình. Một người thợ lành nghề luôn là điểm tựa tin cậy cho mọi dây chuyền vận hành trơn tru, cho mọi thành phẩm cơ khí hoàn hảo, chính xác, cho mọi sự cố được giải quyết, khắc phục kịp thời.
2. Thợ cơ khí làm gì?
Mỗi loại thợ cơ khí sẽ có công việc đặc thù riêng gắn với loại máy móc, thiết bị, phương tiện thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình, nhưng về cơ bản công việc của thợ cơ khí thường bao gồm:
· Tuân thủ theo danh mục những thủ tục, bộ phận cần khám xét, kiểm tra.
· Chạy thử các phương tiện để tìm ra các bộ phận hoạt động không tốt.
· Kiểm tra hệ thống phanh, động cơ lái, bộ chuyền động và các bộ phận khác của phương tiện.
· Sử dụng các công cụ, phụ tùng một cách thành thạo.
· Hàn, lắp ráp, chế tạo, hoàn thiện các chi tiết máy móc.
· Làm công việc bảo dưỡng hàng ngày như thay dầu, kiểm tra pin, bôi trơn các thiết bị.
· Sửa chữa và thay thế các bộ phận, phụ tùng, thiết bị điện và cơ khí đã hỏng.
· Tháo gỡ và lắp đặt lại các bộ phận.
· Kiểm tra chạy thử lại các phương tiện để đảm bảo chúng đã chạy tốt.
· Tìm hiểu nguyên nhân sự cố, sửa chữa, phục hồi theo ý kiến, mong muốn của khách hàng.
3. Thợ cơ khí làm việc ở đâu?
Cơ hội việc làm cho các thợ cơ khí hiện nay rất tộng mở và đa dạng. Thợ cơ khí có thể làm công nhân cơ khí, kĩ sư cơ khí trong các nhà máy cơ khí, xưởng cơ khí, các công ty chuyên sản xuất, vận hành và bảo dưỡng các thiết bị cơ khí, xưởng sửa chữa ô tô, nhà máy chế tạo và sửa chữa động cơ… Ngoài ra, thợ cơ khí cũng có thể làm công nhân sửa chữa, bảo trì máy móc tại các nhà máy sản xuất, các công ty xây dựng, công ty điện lạnh, đồ điện tử, ô tô…
Thợ cơ khí có thể là một công nhân trực tiếp lắp ráp, chế tạo, sửa chữa, thay thế các chi tiết cơ khí hay một kí sư quản lí một quy trình trong hệ thống sản xuất. Nhiều người nghĩ rằng thợ cơ khí làm việc trong một môi trường nhếch nhác, lấm lem dầu mỡ. Tuy nhiên, ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, nhiều máy móc và thiết bị hiện đại ra đời đã hỗ trợ rất nhiều cho công việc của các thợ cơ khí. Môi trường làm việc của thợ cơ khí vì thế cũng trở nên đảm bảo, nhìn chung đều an toàn và sạch sẽ.
4. Học nghề thợ cơ khí ở đâu?
Để trở thành thợ cơ khí, các bạn có thể theo học Khoa cơ khí tại các trường Đại học, Cao đẳng như Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Bách Khoa TP HCM, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Đại học Kĩ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, Đại học Thủy lợi, Đại học Kĩ thuật Lê Quý Đôn, Đại học Xây dựng, Đại học Công nghiệp Hà Nội…
Ngoài ra, nếu muốn trở thành một người thợ cơ khí bạn có thể theo học các ngành tương ứng ở các trung tâm hoặc trường cao đẳng dạy nghề như Trường cao đẳng nghề cơ điện Hà Nội, Trường trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội, Trường trung cấp nghề cơ khí xây dựng, Trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Trường trung cấp nghề kỹ thuật công nghệ Hùng Vương…
Tại các trung tâm đào tạo này, các sinh viên sẽ được đào tạo về các quá trình vật lí của các kĩ thuật cơ khí, các quy trình chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, bảo trì các thiết bị và phương tiện cơ khí. Trong quá trình làm việc, thợ cơ khí vẫn phải thường xuyên học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao tay nghề.
- Kĩ năng chăm sóc khách hàng: Thợ cơ khí cần lắp ráp, sửa chữa, thay thế phụ tùng, bảo dưỡng các phương tiện, máy móc, thiết bị theo yêu cầu của khách hàng và làm khách hàng hài lòng với dịch vụ hay sản phẩm cơ khí mình tạo ra. Vì vậy, họ cần có khả năng giao tiếp hiệu quả, tương tác tốt với khách hàng, lắng nghe để hiểu nhu cầu của khách hàng, sẵn sàng nhiệt tình giải đáp các thắc mắc của khách hàng một cách rõ ràng, dễ hiểu, chỉ ra các vấn đề của máy móc và phương pháp sửa chữa, bảo dưỡng một cách thuyết phục để khách hàng an tâm và tin tưởng.
- Sự khéo tay: Thợ cơ khí cần đôi tay vững chắc, linh hoạt và sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và mắt trong nhiều nhiệm vụ như tháo gỡ và lắp ghép các bộ phận hay sử dụng các vật dụng cầm tay. Thợ cơ khí cần tỉ mỉ, chú ý đến tiểu tiết để đảm bảo các thiết bị, bộ phận đều được lắp ráp đúng tiêu chuẩn, hoạt động tốt và an toàn cho người sử dụng; một chi tiết cẩu thả, sai sót có thể gây bất tiện và nguy hiểm cho người dùng sau này. Muốn có sự cẩn thận, chính xác đó, thợ cơ khí vừa phải có mắt quan sát tốt, vừa cần đôi tay khéo léo, nhanh nhẹn, điệu nghệ. Sự lúng túng, vụng về khi sử dụng các công cụ cầm tay để tháo lắp, sửa chữa sẽ gây trở ngại lớn cho công việc của thợ cơ khí.
- Kĩ thuật cơ khí: Thợ cơ khí cần quen với các bộ phận của động cơ, bộ chuyền động và các thiết bị khác của phương tiện; sử dụng thành thạo các công cụ lắp ráp, sửa chữa. Họ phải biết cách lắp ráp, sửa chữa các phụ tùng và máy móc theo đúng quy chuẩn kĩ thuật để đảm bảo sự chính xác và hiệu quả công việc. Thợ cơ khí phải phân tích, phát hiện ra các vấn đề điện tử và cơ khí, tìm cách sửa chữa và phương pháp bảo dưỡng phù hợp dựa vào kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn của mình.
Thợ cơ khí chế tạo thành công dây chuyền sản xuất bột cá
Để tận dụng nguồn cá vụn, cá tạp (thường bị ngư dân vứt bỏ xuống biển), một thợ cơ khí ở Cà Mau đã chế tạo thành công dây chuyền sản xuất bột cá (trước nay phải nhập từ nước ngoài với giá đắt gấp 3).
Sông Đốc là một cửa biển lớn ở Cà Mau với gần 1.000 phương tiện đánh bắt thủy hải sản mang về đất liền không dưới 70 ngàn tấn tôm cá mỗi năm. Đó là chưa kể đến một lượng lớn cá vụn chở về nặng tàu nhưng không bán được mà ngư dân bỏ lại trên biển.
Tận dụng những nguồn phụ phẩm từ nghề đánh cá, khoảng mười năm trước tại cửa biển này đã mọc lên một nhà máy chế biến bột cá mang tên Sing Việt.
Chuyện bắt đầu từ khi Sing Việt nhập khẩu thiết bị từ Thái Lan về (dây chuyền chế biến bột cá lúc bấy giờ ở khu vực Đông Nam Á, không có nước nào sản xuất ngoài Thái Lan). Chính vì vậy, khi thiết bị về đến Sông Đốc, các kỹ sư nước bạn cũng đi theo để lắp ráp bởi chỉ có họ mới hiểu hết “ruột gan” của dây chuyền công nghệ được xem là “tối tân” ở thời điểm này. Lực lượng kỹ sư chỉ có vài người nên cần thợ cơ khí, cơ điện có tay nghề tại địa phương làm các việc phụ. Đặng Lợi được mời đến lắp ráp “râu ria” cho dây chuyền chế biến bột cá đầu tiên ở cửa biển này.
Ở thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời), Đặng Lợi được mọi người đánh giá là một thợ cơ khí, sửa chữa máy tàu trẻ tuổi nhưng lại có tay nghề cao. Đối với những máy tàu cũ kĩ,không có phụ tùng thay thế mỗi khi hư hỏng, anh đều có thể tạo phụ tùng mới lắp ráp vào, giúp máy chạy êm ru. Chính vì vậy, trước mỗi chuyến đi biển ngư dân Sông Đốc đều đưa tàu cho Lợi xem xét.
Bẵng đi vài năm, dây chuyền sản xuất bột cá của công ty Singapore đầu tư tại Sông Đốc gặp sự cố hư hỏng nặng. Liên hệ với nước ngoài thuê kỹ sư Thái Lan sang sửa chữa với giá cao nhưng vẫn không được. Nghe tin này, Đặng Lợi tìm đến Sing Việt xin kiểm tra toàn bộ dây chuyền. Ban đầu, chủ nhà máy không cho, nhưng thuyết phục mãi, cuối cùng Lợi cũng được vào để “sửa thử” và anh đã nhanh chóng khắc phục được sự cố trong thời gian rất ngắn.
Việc sửa thành công dây chuyền sản xuất bột cá đã giúp Đặng Lợi phấn chấn tinh thần bởi anh đã tiếp xúc được với hệ thống bơm dầu nhiệt, hộp số, lò nấu…của hệ thống máy móc đồ sộ.
Một ngày đầu năm 2003, Lợi bất ngờ bàn với vợ gom góp tiền của để tự tay làm ra một dây chuyền sản xuất bột cá cải tiến. Được vợ ủng hộ, ngay hôm sau Lợi đón tàu cao tốc ra Cà Mau mua về đủ loại sắt thép rồi cùng nhóm thợ của xưởng cơ khí mang tên anh lập bản vẽ, thiết kế dây chuyền sản xuất bột cá.
Lợi còn cho biết ngoài dây chuyền sản xuất bột cá cải tiến, anh vừa sáng chế thànhcông dây chuyền sản xuất muối iốt chất lượng cao từ phương pháp… sản xuất đường cát chỉ tốn chi phí 250 triệu đồng. Dây chuyền này hiện đã được chuyển giao cho một công ty sản xuất muối iốt ở Bạc Liêu vận hành rất hiệu quả, muối sản xuất ra đạt chất lượng vượt trội so với các nhà máy trong khu vực.
Sau 3 tháng miệt mài chế tạo, một thợ cơ khí ở Hà Nội- Nguyễn Văn Thắng đã chế tạo thành công máy bay trực thăng cỡ nhỏ. Khi đem thử nghiệm, máy bay đã bay lên khỏi mặt đất được 50 cm.
Thấy chúng tôi nói đến tìm hiểu về chiếc máy bay, anh Thắng chỉ ngay vào khung xe đang làm dở dang nói: “Tôi đang độ dở dang con xe “Ca am” (tên gọi của xe do anh Thắng đặt”, trông nó đơn giản thế này thôi, nhưng vài hôm nữa sau khi tôi hoàn thiện chiếc xe ra đường chạy ầm ầm, pô gằn nghe hay lắm”.
Anh Thắng kể, năm 2013, trong một lần đọc báo thấy một người ở trong Sài Gòn chế được máy bay anh cũng tự nghĩ trong đầu “Họ làm được mình cũng có thể làm được. Tại sao mình không thử làm một chiếc”. Thế là ý tưởng hình thành, ngay sau đó anh Thắng đã phác họa chiếc máy bay trực thăng ra giấy và liệt kê những vật dụng cần mua.
Anh Thắng đã đi tìm mua loại thép có độ đàn hồi cao, chịu lực tốt về làm khung cho chiếc máy bay. Cánh quạt quay của máy bay, anh tìm mua loại thép dẻo làm “xương sống cho cánh rồi bọc lớp inox vào hàn lại. Đặc biệt, anh tìm mua động cơ 38KW từ ô tô cũ (vòng tua 4.500 – 5.000 vòng/phút) “độ” xuống còn 700 vòng trên phút.
“Để độ được động cơ trên, tôi đã thay thế hộp số cũ bằng hộp số mới do mình tự hàn, tiện. Tiếp đó tôi “độ” bộ phận truyền động từ hướng dọc thành hướng ngang, mua thêm những vòng bi, bánh răng xe máy ngoài chợ về làm bộ phận truyền lực từ rotor cánh quạt chính dẫn đến cánh quạt đuôi nhằm triệt tiêu mô men xoắn do quạt chính gây ra”, anh Thắng nói.
Theo anh Thắng, điểm khác biệt lớn nhất ở chiếc trực thăng chính là bộ phận “đĩa chao”. Đây bộ phận giúp máy bay giữ cân bằng khi bay trên không.
“Bộ phận này tôi đã phải thử nghiệm hơn 10 lần mới thành công. Những lần đầu khi đưa vào máy thí nghiệm, máy chạy không mượt, khi bay mất thăng bằng. Nhưng sau nhiều lần tôi chỉnh Rotuyn (bộ phận giữ cân bằng) máy đã chạy mượt, dễ dàng làm chủ máy bay”, anh Thắng kể.
Mất 3 tháng miệt mài, cộng với số tiền 200 triệu đồng chi phí cho việc mua nguyên liệu anh Thắng đã hoàn thiện chiếc máy bay trực thăng cỡ nhỏ. Để điều khiển máy bay, anh Thắng nói rằng, khi máy đạt tới vận tốc 700 vòng trên một phút thì tay trái giữ ga, tay phải kéo cần điều khiển cất cánh để máy bay bay lên. Khi máy bay bay lên khỏi mặt đất tiếp tục kéo ga tăng tốc mạnh hơn để tăng lực nâng cho máy bay. Còn khi máy bay hạ cánh cũng phải giữ nguyên ga ở tốc độ 700 vòng trên phút sau đó máy bay tiếp đất an toàn mới hạ hết ga.
“Kể từ khi hình thành ý tưởng đến khi hoàn thiện chiếc máy bay tôi vẫn luôn nghĩ mình làm ra chiếc máy bay chỉ để thỏa mãn niềm đam mê. Khi thử nghiệm, máy bay cất cánh lên không gian được 50 cm so với mặt đất, tôi đã vui mừng thốt lên thành công rồi”, anh Thắng tâm sự.