Findx4.me- Nghề thợ điện gắn liền với sự phát triển điện năng, đồ dùng điện và tốc độ xây dựng nhà ở. Những người thợ điện là những anh hùng thầm lặng trong cuộc sống hiện nay.
-
Mục Lục Bài Viết
Tổng quan về nghề thợ điện
Tương lai của nghề thợ điện gắn liền với sự phát triển điện năng, đồ dùng điện và tốc độ xây dựng nhà ở. Ở nước ta hiện nay, điện không những được sử dụng nhiều nơi ở thành phố mà còn được đưa về nông thôn và miền núi. Nhiều vùng xa và hẻo lánh đã tự cấp điện nhờ các trạm phát điện địa phương.
Một công trình muốn có điện sử dụng trước hết phải lắp đặt mạng điện, sau đó trang bị đồ dùng điện: đèn chiếu sáng, bàn là, quạt điện, bếp điện… Nghề điện dân dụng có nhiều điều kiện phát triển không những ở thành phố mà kể cả ở nông thôn và miền núi.
2. Thợ điện làm những công việc gì?
Là một thợ điện, bạn sẽ phải làm các công việc, xử lý các vấn đề liên quan đến điện như:
- Đọc bản thiết kế hoặc phác họa mỹ thuật về mạch điện, cửa hoặc các thiết bị khác.
- Cài đặt và duy trì hệ thống ánh sáng, điều khiển trong suốt quá trình xây dựng và duy trì hệ thống sau khi đã hoàn thành như thay thế các phần, vận dụng chiếu sáng, hệ thống điều khiển hoặc các phần khác của thiết bị điện.
- Xem xét các thành phần điện như máy biến thế, cầu dao điện.
- Kiểm tra để phát hiện các vấn đề về điện.
- Sửa hoặc thay thế các thiết bị, hoặc đồ đạc sử dụng dụng cụ cầm tay và dụng cụ điện.
- Thực hiện theo quy định của nhà nước và địa phương dựa trên mã điện quốc gia.
- Hướng dẫn và đào tạo công nhân cài đặt, duy trì hoặc sửa chữa hệ thống dây điện làm việc ở công trường có thể phải làm nhiều thời gian hơn.
Hầu hết thợ điện làm việc toàn thời gian bao gồm cả buổi tối và cuối tuần. Tuy nhiên, lịch trình làm việc có thể thay đổi tùy thuộc vào thời tiết, lịch trình bảo trì, hoặc những thợ điện làm việc ở công trường có thể phải làm nhiều thời gian hơn.
3. Thợ điện làm việc ở đâu?
Khi trở thành một thợ điện, cơ hội làm việc của bạn không hề ít đâu nhé. Bạn có thể lựa chọn làm việc tại công ty điện lực, các nhà máy sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện, các phòng thí nghiệm, cơ sở kinh doanh, nghiên cứu về quy hoạch mạng điện. Kỹ sư ngành điện – điện tử còn có thể tham gia công tác trực tiếp hoặc tư vấn thiết kế, vận hành mạng lưới điện tại tất cả công ty, nhà máy sản xuất trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, các đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa cao..Thậm chí, bạn cũng có thể làm trong một bộ phận nhỏ của một tòa nhà chuyên về mảng kiểm tra, kiểm soát và sửa chữa điện,… Hoặc nếu bạn không muốn đi làm thuê cho ai, muốn làm việc độc lập và có đủ những kiến thức chuyên môn cần thiết, bạn hoàn toàn có thể mở một cửa hàng hoặc làm tại nhà để sửa chữa các đồ dùng điện dân dụng.
Bạn có thể tham khảo một số nơi làm việc như sau: Công ty Cổ phần Thiết kế Xây dựng và Tư vấn đầu tư Nguyễn Gia Phát (Hà Nội); Công ty Cổ phần Kỹ thuật Xây dựng Thăng Long – Vĩnh Phúc (Hà Nội); Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Thế Hưng (Hà Nội); Mitsubishi Electric Vietnam;…
4. Học nghề thợ điện ở đâu?
Hiện nay ở hầu hết các trường tuyển sinh khối ngành kỹ thuật đều có ngành điện – điện tử tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng (hoặc hệ Cao đẳng trong các trường Đại học) bằng khối A. Bạn có thể lựa chọn học tập tập trong một số trường như Đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp; Học viện Bưu chính viễn thông; Đại học điện lực; Đại học Thủy lợi;….. Ngoài ra, để trở thành thợ điện bạn cũng có thể đến học và được đào tạo bởi các trung tâm đào tạo nghề điện.
Để trở thành một người thợ điện giỏi, trước hết bạn cần phải có một kho kiến thức chuyên môn chắc chắn về lĩnh vực này. Bởi vì, so nhiều nghề khác thì nghề thợ điện là một công việc vô cùng nguy hiểm, nó có thể ảnh hướng trực tiếp tới tính mạng của chúng ta. Chính vì vậy, nếu bạn mơ ước trở thành một người thợ sửa chữa điện việc đầu tiên bạn cần làm đó là trang bị cho mình những kiến thức liên quan đến điện thật chắc chắn nhé, để bảo vệ sự an toàn cho bạn và cho những người xung quanh.
Không chỉ dừng lại ở việc học tập trên sách vở, người xưa đã có câu “học đi đôi với hành” nên bên cạnh việc học các kiến thức trên lý thuyết thì việc thực hành để có kỹ năng làm việc tốt cũng vô cùng quan trọng chẳng hạn như khả năng làm theo bản vẽ kỹ thuật, xây dựng kế hoạc và sơ đồ nối dây,….
Như đã nói như ở phía trên, nghề thợ điện là một công việc có thể ảnh hưởng, đe dọa tính mạng của bạn bất cứ lúc nào. Vậy nên nếu trở thành một người thợ điện bạn phải làm việc vô cùng cẩn thận, có phương pháp và an toàn. Nghề này cũng đòi hỏi bạn luôn phải sẵn sàng làm việc trong không gian hạn chế, linh hoạt trong cách giải quyết các vấn đề và phải có kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức công việc cho mình và cho người khác.
Nữ thợ điện thủ đô đam mê công việc
Từ tâm huyết với nghề cha truyền con nối…
“Tôi nhớ, ngày còn bé, những hôm bố đi trực đêm, mẹ thường ôm tôi vào lòng, kể về công việc của bố, của những công nhân điện lực làm việc vất vả. Rồi giấc ngủ dịu êm đến với tôi khi nào không hay. Trong giấc mơ, tôi thấy nụ cười rạng rỡ của bố pha lẫn những giọt mồ hôi trên chiếc áo cam khi bố tròe chót vót trên cột điện” – Chị Lý tâm sự lý do khiến chị mê tít nghề thợ điện từ nhỏ.
Mang theo hình ảnh người cha mặc áo cam yêu nghề điện, chị theo đuổi ước mơ trở thành một công nhân trạm điện. Năm 2001, chị được tuyển vào làm việc tại Công ty Điện lực Hà Tây, với công việc chính là vận hành Trạm 110 kV Tía, thuộc Chi nhánh Điện lực Thường Tín. Nghề vận hành lưới điện 110 kV với nam giới đã vất vả, với phụ nữ càng khắc nghiệt hơn, bởi công việc phải làm theo ca kíp, tính chất công việc lại khô khan, vất vả đòi hỏi sự tỉnh táo và tính kỷ luật nghiêm khắc. Hơn nữa, ngòai công việc chuyên môn, người phụ nữ còn phải lo việc “hậu phương”, nên để cân bằng giữa công việc và cuộc sống là điều không hề đơn giản.
Hỏi chị, tại sao lại gắn bó với nghề “nam tính” này, chị trả lời đầy bất ngờ: “Gắn bó lâu với điều gì đó bạn sẽ thấy rất quen. Không biết có thể gọi đó là yêu nghề được không, nhưng với tôi, việc xử lý sự cố hay vệ sinh, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị theo định kỳ cũng giống như việc khám chữa bệnh cho con khi trái gió trở trời, ốm đau bệnh tật vậy. Từ khi vào nghề, tôi rèn được khả năng “nhìn – nghe – ngửi”. Chỉ cần một tiếng động nhỏ hay mùi khen khét là phải để ý, vì chắc “những đứa con” của mình “đang có vấn đề về sức khỏe”.
Những người phụ nữ vận hành trạm điện như chị Lý luôn có tâm tư mà không phải ai cũng thấu hiểu, thông cảm và sẻ chia được. Họ đã biết lấy sự mềm mại, khéo léo, dịu dàng vốn là bản năng của người phụ nữ để chăm sóc cho gia đình và sử dụng tính quyết đoán mạnh mẽ để hoàn hoàn thành tốt công việc được giao.
Lịch sử ngành điện
Điện đã trở thành một chủ đề nghiên cứu khoa học ưa thích từ đầu thế kỉ 17. Kĩ sư điện đầu tiên có lẽ là William Gilbert, ông đã thiết kế ra Versorium – một thiếtbị cho phép xác định sự có mặt của các vật tích điện. Ông cũng là người đầu tiên nêu ra sự phân biệt giữa từ học và tĩnh điện học và được côi là người đưa ra thuật ngữ điện. Những thí nghiệm khoa học năm 1775 của
Alessandro Volta đã cho ra đời electrophorus, một thiết bị tạo ra điện tích cho vật, và năm 1800 Volta phát triển pin Volta, chính là tiền thân của pin hiện đại.
Tuy thế chỉ đến tận thế kỉ 19 người ta mới bắt đầu tập trung nghiên cứu lĩnh vực này. Những phát triển nổi bật của thế kỉ này bao gồm nghiên cứu của Georg Simon Ohm với sự liên hệ định lượng giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế trên hai đầu của vật dẫn vào năm 1827, sự phát hiện của Michael Faraday về hiện tượng cảm ứng điện từ năm 1831, và lý thuyết của James Clerk Maxwell về sự thống nhất giữa từ học và điện học trong bản thảo luận Electricity and Magnetism năm 1873 của ông.
Trong suốt thời kỳ này, việc nghiên cứu điện phần lớn được xem là một nhánh con của vật lý học. Cho đến cuối thế kỷ 19 các trường đại học mới mở ngành đào tạo về kỹ thuật điện. Đến cuối thế kỷ 19, các hoạt động liên quan đến kỹ thuật điện đã tăng lên mạnh mẽ. năm 1882, Edison mang đến cho thế giới mạng lưới cung cấp điện năng đầu tiên với khả năng cung cấp dòng điện một chiều 110 vôn cho 59 khách hàng ở hạ Manhattan. Năm 1884, Sir Charles Parsons phát minh ra tuốc bin hơi nước nhờ đó mà ngày mang lại 80% sản lượng điện trên thế giới bằng sử dụng nhiều nguồn nhiệt khác nhau. Đến năm 1887, Nikola Tesla đăng kí một số bằng sáng chế liên quan đến hình thức cạnh tranh trong phân phối điện gọi là dòng điện xoay chiều.
Những năm sau đã nổ ra sự cạnh tranh gay gắt giữa Tesla và Edison, gọi là “Chiến tranh dòng điện”, xung quanh vấn đề lựa chọn phương pháp truyền tải dòng điện. Dòng điện xoay chiều đã lấn át và thay thế dòng điện một chiều trong các máy phát điện và phân phối năng lượng diện, làm mở rộng rất lớn phạm vi và nâng cao tính an toàn và hiệu suất trong phân phối năng lượng điện.
Nhưng những nỗ lực của hai ông cũng thúc đẩy kĩ thuật điện tiến một bước xa— nghiên cứu của Tesla về động cơ điện không đồng bộ và hệ thống truyền tải điện đa pha (đặc biệt là hệ thống điện ba pha) đã ảnh hưởng đến ngành này trong nhiều năm về sau, trong khi các nghiên cứu của Edison về điện báo và phát triển băng điện báo đã mang lại lợi ích lớn cho công ty của ông, sau này là công ty General Electric. Tuy nhiên, cuối thể kỷ19, bước sang thế kỷ 20 những hình ảnh điển hình trong tiến trình phát triển của kĩ thuật điện đã bắt đầu nổi lên.